Nhân viên đường sắt ngủ quên bị… tàu hỏa tông thiệt mạng
Nhân viên đường sắt nằm ngủ.. trên đường ray bị tàu hỏa tông chết.
Ngày 27/5, tin từ Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Thuận cho biết vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông đường sắt làm thiệt mạng ông Nguyễn Văn V (38 tuổi) nhân viên Ga Sông Mao thuộc huyện Bắc Bình.
Theo đó, vụ tai nạn xảy ra khoảng 1g ngày 27/5 tại Km 1479, tuyến đường sắt Bắc – Nam qua địa bàn xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình.
Tàu hỏa SE1, do lái tàu Ngô Văn Hà (thuộc Xí nghiệp đầu máy Đà Nẵng) điều khiển lưu thông hướng Hà Nội – TP.HCM, khi đến khu vực nói trên đã tông vào ông V đang… nằm ngủ trên đường ray.
Vụ việc đang được Công an huyện Bắc Bình điều tra làm rõ.
Video đang HOT
PHƯƠNG NAM
Theo_PLO
Vụ tai nạn đường sắt thảm khốc ở cầu Ghềnh 4 năm mới xử xong
Do thiếu trách nhiệm nên một số nhân viên đường sắt đã để xảy ra tai nạn nghiêm trọng và sau 4 năm thì các bị cáo đã bị tuyên án.
Ngày 23/4 tại phiên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự (vụ tai nạn nghiêm trọng ở cầu Ghềnh năm 2011), TAND TP.Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai đã tuyên phạt các bị cáo gồm Trần Minh Châu (tài xế taxi) 7 năm tù về tội cản trở giao thông đường sắt.
Các bị cáo Trần Văn Thời, Bùi Văn Thuấn, Nguyễn Văn Lương (đều là nhân viên gác chắn cầu Ghềnh) mỗi người 5,5 năm tù và Trần Viết Hải 3 năm tù cùng về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo cáo trạng, Trần Văn Thời (30 tuổi), Bùi Văn Thuấn (43 tuổi) cùng là nhân viên của Đội quản lý đường sắt Biên Hòa thuộc Công ty TNHH một thành viên Quản lý đường sắt Sài Gòn có nhiệm vụ trực tại chắn số 4 trong khoảng thời gian từ 14h đến 22h ngày 6/2/2011.
Tuy nhiên, đến khoảng 19h10 cùng ngày Thời tự ý bỏ gác đầu cầu để mặc các phương tiện tự do đi vào cầu Ghềnh.
Đến 19h18, điện thoại tàu SE2 xin đường, biết tàu sắp đến nhưng Thời vẫn ngồi ăn cháo trong trạm mà không ra đầu cầu hạ barie xuống mặc cho các phương tiện lưu thông. Còn Nguyễn Văn Lương (57 tuổi) và Trần Viết Hải (23 tuổi) được giao nhiệm vụ trực tại chắn số 3.
Vào khoảng 19h26 cùng ngày, Lương quan sát đầu chắn số 4 không có xe ô tô đi vào nên giơ đèn xách tay để báo bên kia không cho xe vào cầu. Không nhận được tín hiệu từ phía bên kia nhưng Lương vẫn cho 5 xe ô tô đi vào lòng cầu. Vào được khoảng 50 mét thì đoàn xe này bị kẹt lại do đối đầu xe chiều ngược lại.
Cùng lúc này tàu SE2 báo xin đường lần 2. Lúc này thấy nhiều xe dừng lại trên cầu, Thuấn cầm đèn tín hiệu ra đầu cầu, Thời ấn nút chuông và đèn tín hiệu đồng thời hạ chắn barie và kéo chắn phụ rồi chạy vào trong cầu hô to: "Tàu sắp đến lùi xe lại".
Tuy nhiên, Trần Minh Châu (54 tuổi) điều khiển chiếc xe đi gần cuối đoàn không đồng ý lùi. Sau khi cãi nhau, Châu đồng ý lùi xe thì tàu SE2 cũng vừa đến gây ra vụ tai nạn.
Theo Hội đồng xét xử đây là vụ án phức tạp kéo dài từ năm 2011 đến nay. Đã nhiều lần vụ án được đưa ra xét xử, nhưng chưa tuyên được bản án nên phải hoãn toà, trả hồ sơ cho cơ quan công an điều tra bổ sung.
Vụ tai nạn này đã làm ông Trần Ngọc Khải và con trai Trần Thanh Tuấn (ngụ tại phường Tân Mai, TP.Biên Hòa) tử vong tại chỗ; 24 người khác bị thương; 2 chiếc xe ô tô bị hư hỏng hoàn toàn; 4 chiếc ô tô khác và một số xe máy bị hư hỏng nặng.
Bên cạnh đó, do vụ án kéo dài khá lâu nên nhiều nạn nhân cũng rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
Nguyễn Nhâm
Theo_Người Đưa Tin
Lừa bán thiên thạch, ôm 100 triệu đồng tẩu thoát Công an huyện Bắc Bình, Bình Thuận vừa quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Đức Long (SN 1977) trú tại thị trấn Lương Sơn, huyện Bắc Bình để điều tra về hành vi Cướp giật tài sản. ảnh minh họa Trước đó vào ngày 3-1, Trần Đức Long (SN 1977, trú tại thị trấn Lương Sơn,...