Nhân viên Công ty Casumina tham ô 7 tỉ đồng, lãnh án chung thân
Lợi dụng việc bán hàng và thu tiền, bị cáo đã giả mạo chữ ký và làm giả con dấu của nhiều khách hàng rồi chiếm đoạt số tiền gần 7 tỉ đồng.
Ngày 26-8, TAND TP.HCM xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Lê Thanh Bình (SN 1976, ngụ quận Bình Tân) tù chung thân về tội tham ô tài sản; Dương Thanh Mai (SN 1959, ngụ quận Phú Nhuận) hai năm án treo, Nguyễn Thị Phương Loan (SN 1979, ngụ quận Tân Bình) một năm sáu tháng án treo cùng về tội thiếu trách nhiệm gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Bị cáo Bình quay tìm người thân khi bị dẫn giải về trại giam
Theo hồ sơ, Lê Thanh Bình là nhân viên của Công ty Casumina thuộc cửa hàng 146 Nguyễn Biểu, quận 5, TP.HCM chuyên kinh doanh săm lốp xe đạp, xe máy, ô tô…
Từ tháng 10-5-2007, đến ngày 21-6-2010, Bình được phân công quản lý bán hàng lốp ô tô, thu tiền. Sau đó, Bình tiếp tục được phân công xuất nhập hàng, làm và theo dõi các chế độ về bán hàng, hoa hồng, khuyến mãi của cửa hàng…
Từ tháng 3-2009 đến tháng 3-2011, Bình lợi dụng việc bán hàng và thu tiền đã giả mạo chữ ký và làm giả con dấu của nhiều khách hàng rồi chiếm đoạt số tiền gần 7 tỉ đồng.
Còn Loan được giao nhiệm vụ lập chứng từ hóa đơn bán hàng, báo cáo sổ sách, theo dõi công nợ khách hàng. Tuy nhiên, khi Bình yêu cầu viết hóa đơn trình cho Mai (cửa hàng trưởng) để xuất hàng cho khách hàng nhưng Mai đã không kiểm tra và thực hiện đúng quy định, tạo điều kiện cho Bình chiếm đoạt tiền.
Video đang HOT
Mai thiếu kiểm tra, kiểm soát trong việc bán hàng dẫn đến Bình lợi dụng hành vi phạm pháp như đã nêu.
HOÀNG YẾN
Theo PLO
Phạt nồng độ cồn: Nhân viên quán bia mật báo cho khách
Khi thấy lực lượng công an chốt chặn để xử lý nồng độ cồn, các nhân viên quán bia nhanh chóng báo cho khách để tìm cách đối phó.
Tối 24-8, Cục CSGT, Bộ Công an phối hợp cùng Đội CSGT số 6, Công an TP Hà Nội tổ chức tăng cường xử phạt nồng độ cồn. Địa điểm thực hiện là tuyến đường Đỗ Đức Dục (Nam Từ Liêm, Hà Nội), nơi có nhiều quán bia đông khách.
Ghi nhận công tác xử phạt, chỉ trong vòng 20 phút, lực lượng CSGT đã phát hiện và yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn đối với hai trường hợp là tài xế ô tô. Kết quả kiểm tra cho thấy cả hai tài xế này đều có nồng độ cồn nằm trong quy định xử phạt.
Đáng chú ý, trong quá trình lập biên bản, một tài xế đã liên tục gọi điện thoại cho người thân để "cầu cứu", tuy nhiên lực lượng CSGT đã kiên quyết xử lý.
Chỉ trong vòng 20 phút, lực lượng CSGT phát hiện và xử lý hai trường hợp vi phạm về nồng độ cồn.
Trung úy Trịnh Văn Hải, cán bộ Đội CSGT số 6, cho biết trong quá trình xử lý, CSGT thường xuyên gặp những trường hợp như vậy. "Có thể họ có mối quan hệ này, mối quan hệ nọ nhưng chúng tôi đều kiên quyết xử lý" - vị này khẳng định.
Cũng theo cán bộ này, với những trường hợp như trên, CSGT sẽ giải thích với người nhà và cả người vi phạm, bởi đây là một trong những lỗi trực tiếp gây ra các vụ tai nạn, do đó cần phải xử lý nghiêm. Hơn thế theo quy định mới, chỉ cần có nồng độ cồn là sẽ bị xử phạt và giữ xe, do đó các tài xế, nhất là với ô tô rất sợ việc xe bị giữ lại, họ sẽ tìm mọi cách để cầu cứu.
Ngoài việc gọi điện thoại cho người thân, một chi tiết khác cũng gây khó khăn không nhỏ cho lực lượng CSGT khi xử phạt nồng độ cồn. Đó là khi thấy CSGT xử phạt một vài trường hợp, lập tức các "ma men" trong quán bia... "bốc hơi" sạch.
"Khi thấy chúng tôi xử lý 1-2 trường hợp, nhân viên quán bia biết và họ sẽ thông báo cho các khách trong quán tìm cách tránh né như: nhờ người không uống bia để chở qua chốt, ..., gây khó khăn cho lực lượng" - Trung úy Hải thông tin.
Khi thấy lực lượng CSGT xử phạt, nhân viên quán bia đã nhanh chóng thông báo cho khách để tránh né.
Ghi nhận thực tế, sau khi xử phạt hai trường hợp, khoảng 30 phút sau đó, tổ công tác không phát hiện thêm trường hợp nào sử dụng bia khi điều khiển phương tiện giao thông. Các vị khách trong các quán nhậu bỗng "ngồi lâu hơn" hoặc tìm đường khác để ra về, một số khi thấy lực lượng CSGT từ xa đã quay đầu xe để tránh.
Chia sẻ thêm về khó khăn trong việc xử lý nồng độ cồn, Trung úy Hải cho hay có nhiều trường hợp xỉn tới mức không thể đứng vững để thổi vào máy đo hoặc cũng có những trường hợp cố tình không chấp hành bằng việc thổi không đủ khí vào máy khiến CSGT phải nhiều lần yêu cầu thổi lại... Đối với các trường hợp này, lực lượng CSGT đều tuyên truyền và xử lý đến cùng.
Vị cán bộ CSGT Đội 6 cũng cho biết ngoài việc xử phạt, lực lượng CSGT còn tiến hành tuyên truyền cho các chủ quán bia để thông báo tới khách hàng về việc hạn chế sử dụng chất kích thích. Sau một số ngày thực hiện kế hoạch tăng cường xử phạt nồng độ cồn, tình trạng sử dụng bia rượu của người tham gia giao thông đã giảm trông thấy.
Trong một diễn biến khác, theo số liệu của Phòng CSGT (PC67) Hà Nội, từ ngày 16 đến 22-8, lực lượng CSGT đã xử lý 201 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, tạm giữ 201 phương tiện; đáng chú ý có ba trường hợp không chấp hành yêu cầu kiểm tra của CSGT.
Một tài xế đã sử dụng bia khi lái xe bị lực lượng CSGT yêu cầu dừng xe, kiểm tra nồng độ.
Kết quả cho thấy nồng độ cồn trong người tài xế này vượt mức cho phép. Quá trình lực lượng CSGT lập biên bản, tài xế này liên tục gọi điện thoại cho người thân để cầu cứu, tuy nhiên lực lượng CSGT vẫn kiến quyết xử lý theo quy định.
Một số quán bia khi thấy lực lượng CSGT đã vội vàng treo băng rôn chấp hành luật giao thông. Tuy nhiên, khi không có CSGT, tấm băng rôn này bỗng... biến mất.
Theo Tuyến Phan (Pháp luật TP.HCM)
Chuyện cỏn con ở Kẻ Chợ Nếu Hà Nội tiếp tục công bố "định mức văn phòng" mới thì dân Kẻ Chợ chắc chắn sẽ hết lòng ủng hộ! Khi nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nói câu "người ta ăn của dân không từ thứ gì", điểm qua các báo mới thấy bò, dê, lợn, gà đi "lạc" vào nhà quan, không thấy báo nào nói...