Nhân viên công ty bốc xếp tại Tân Sơn Nhất là nhóm nguy cơ cao
Ngành y tế TP.HCM xác định nhân viên tại công ty bốc xếp là nhóm có nguy cao, cần xét nghiệm tầm soát mỗi ngày trước khi đi làm.
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết thông tin này trong cuộc họp trực tuyến với Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19, chiều 10/2.
Ông Bỉnh cho biết hiện thành phố ghi nhận 7 trường hợp mắc Covid-19 là nhân viên tại sân bay Tân Sơn Nhất. Qua kiểm tra, xét nghiệm gộp, ngành y tế phát hiện thêm 25 ca dương tính là người tiếp xúc gần.
Hiện thành phố khoanh vùng, phong tỏa tạm thời 33 địa điểm. Ngoài ra, ngành y tế phối hợp Cảng vụ Hàng không miền Nam kiểm tra, đánh giá nguy cơ lây nhiễm. Qua xét nghiệm lần 2 đối với 1.622 nhân viên công ty bốc xếp, ngành y tế phát hiện thêm trường hợp dương tính.
Theo Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, trường hợp này khai báo không chính xác. Sau khi tìm hiểu, cơ quan chức năng phát hiện người này làm cùng ca với bệnh nhân đã được công bố trước đó.
Xét nghiệm cho nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất trong đêm 8/2. Ảnh: Duy Hiệu.
“TP.HCM sẽ xét nghiệm Covid-19 lần 3 trước mỗi ca đi làm của tất cả nhân viên công ty bốc xếp, tương tự nhân viên tại sân bay Tân Sơn Nhất. Đây là nhóm có nguy cơ cao”, ông Bỉnh nói.
Về xét nghiệm tầm soát cho người nhà nhân viên công ty bốc xếp, đến 10h30, thành phố đã lấy mẫu được 926/1.569 hộ gia đình. Các trường hợp này sẽ khai báo tại địa phương, ngành y tế sẽ mời từng nhóm để xét nghiệm gộp theo hộ gia đình.
Thành phố sẵn sàng xây dựng kế hoạch chuẩn bị cho tình huống 50-100 ca bệnh, tăng cường năng lực lấy mẫu để xét nghiệm diện rộng, khoanh vùng, sàng lọc nhóm nguy cơ, đảm năng lực xét nghiệm 30.000-40.000 mẫu đơn trong 24 giờ. Nếu xét nghiệm gộp, thành phố có thể chạy được 120.000-150.000 mẫu.
Video đang HOT
Về điều tra, giám sát diện rộng trên cộng đồng, F1 có 1.194 hiện 1.189 có xét nghiệm âm tính với nCoV. Số trường hợp là F2 có 1.150 người, trong đó 1.090 người có kết quả âm tính. Số còn lại đang chờ kết quả. Ngoài ra, tất cả bệnh nhân Covid-19 có sức khỏe ổn định.
Trước đó, Bộ Y tế nhập 150.000 test nhanh kháng nguyên và phân phối cho các tỉnh, trong đó, TP.HCM nhận 5.000 test. Phó thủ tướng Vũ Đức cho rằng TP.HCM đang là điểm nóng, địa bàn rất rộng, tình hình dịch phức tạp hơn các địa phương khác, cần phải được ưu tiên hàng đầu.
Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), cho biết việc dùng test nhanh kháng nguyên cho nhóm đối tượng là nhân viên công ty bốc xếp rất thuận lợi cho ngành y tế trong tình hình hiện tại.
Mỗi ngày, HCDC phải thực hiện từ 1.500-1.700 xét nghiệm. Nếu có 30.000 test kháng nguyên và 30.000 test kháng thể thì rất thuận lợi để hạn chế sự lây lan. Sau khi nghe đề nghị của TP.HCM, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn đồng ý chuyển ngay cho TP.HCM 30.000 test xét nghiệm.
Từ ngày 27/1 đến 13h ngày 9/2, TP.HCM ghi nhận tổng cộng 33 trường hợp mắc Covid-19 và một nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất dương tính (ca bệnh chưa được Bộ Y tế công bố).
Trong đó, bệnh nhân 1660 (nam, 28 tuổi) được xác định mắc Covid-19 sau khi đến từ vùng dịch Hải Dương. Các trường hợp còn lại là nhân viên bốc xếp hành lý, hàng hóa tại sân bay Tân Sơn Nhất và người tiếp xúc gần.
Số điểm phong tỏa tại TP.HCM đã tăng từ 18 lên 33 điểm ở nhiều quận, huyện và TP Thủ Đức, gồm quận 12, Bình Tân, Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình, 1, 2, 10, Tân Phú.
Lấy mẫu xét nghiệm cư dân ở 88 Láng Hạ
Sau khi bị phong tỏa tạm thời, cư dân tòa chung cư ở số 88 phố Láng Hạ (quận Đống Đa) được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 ngay trong đêm.
18h30 ngày 4/2, lực lượng chức năng đến triển khai biện pháp phong tỏa tạm thời tòa nhà ở 88 Láng Hạ, quận Đống Đa.
Theo thông báo của Bộ Y tế, "Bệnh nhân 1.956" là người phụ nữ 46 tuổi dương tính nCoV, sống ở P2104B chung cư 88 Láng Hạ, Đống Đa, từng tiếp xúc "bệnh nhân 1.883" (nhân viên văn phòng công chứng số 3 trên phố Duy Tân).
Ngay trong chiều tối, lực lượng y tế triển khai lấy mẫu xét nghiệm nhanh cho cư dân ngay tại sân của tòa nhà.
Tòa nhà tại 88 Láng Hạ gồm khu văn phòng kết hợp nhà ở (hai khối nhà A và B). Trong chiều tối 4/2, rất đông nhân viên văn phòng hết giờ làm ra về. Những người làm việc tại tòa nhà A được yêu cầu khai báo y tế trước khi ra ngoài.
Những người làm việc tại tòa B hoặc bất cứ người nào có biểu hiện ho, sốt sẽ được yêu cầu ở lại để cơ quan y tế khám sàng lọc.
Cư dân sinh sống trong tòa B được lực lượng chức năng yêu cầu ở lại, không ra ngoài.
Lực lượng y tế phun khử trùng toàn bộ tòa B và khu vực xung quanh tòa nhà này.
Nhân viên y tế rà soát lại danh sách và tờ khai y tế của những người ra vào tòa nhà.
Lúc 21h30, lực lượng chức năng dựng rào chắn bên ngoài tòa nhà 88 Láng Hạ, không cho ai ra vào.
Đồ đạc tiếp tế được lực lượng dân phòng chuyển vào cho cư dân bên trong tòa nhà.
Lúc 22h, lực lượng chức năng phát loa gọi các cư dân sinh sống ở tòa B xuống lấy mẫu xét nghiệm Covid-19.
Cư dân ở tòa B xếp hàng chờ đến lượt lấy mẫu dịch hầu họng trong đêm.
Tính đến tối 4/2, Hà Nội đã phong tỏa, cách ly 11 khu vực, gồm tòa nhà 88 Láng Hạ. Đến nay thành phố ghi nhận 22 ca bệnh, đều liên quan đến hai ổ dịch tại TP Chí Linh, Hải Dương và sân bay quốc tế Vân Đồn, Quảng Ninh.
Thêm nhiều trường quận 6 cho học sinh nghỉ vì liên quan 3 ca COVID-19 Ngoài Trường tiểu học Võ Văn Tần và Nguyễn Huệ, các Trường tiểu học Lê Văn Tám, Bình Tiên và lớp 12A4 của Trường THPT Bình Phú cũng đã cho học sinh nghỉ học để phòng, chống COVID-19. Một số hộ dân trên đường Hoàng Lê Kha, quận 6 đã bị phong tỏa cách ly và lấy mẫu xét nghiệm - Ảnh: NHẬT...