Nhân viên công nghệ của thung lũng Silicon không còn được hưởng nhiều đặc quyền
Từ đầu năm nay, rất nhiều các tập đoàn công nghệ đã tuyên bố cắt giảm một số phúc lợi do ảnh hưởng của đại dịch.
Cách đây không lâu, nhân viên tại các công ty công nghệ lớn của thung lũng Silicon được tận hưởng một cuộc sống văn phòng hoàn mỹ: cà phê ngon, túi ngủ đầy đủ, thiết bị massage không bao giờ thiếu, lại thêm cả phòng khám y tế tại chỗ và nhiều bữa ăn nhẹ trong ngày.
Theo Christen Nino De Guzman, một cựu nhân viên Instagram, “Lợi ích lớn nhất của công ty này chắc chắn là thức ăn. Tôi thực sự không phải đi mua hàng tạp hóa bao giờ. Cả ba bữa ăn đều được phục vụ ngay trong văn phòng bởi những đầu bếp đạt tiêu chuẩn sao Michelin. Các món ăn sẽ được chế biến để phù hợp với mọi chế độ ăn uống”.
Kenneth Waks, một cựu nhân viên tại văn phòng Mountain View, California, của Google, thì cho biết phúc lợi yêu thích nhất của anh ấy là “Sân chơi bowling”.
“Họ có rất nhiều khu vực giải trí và xem TV. Bia ở khắp mọi nơi và bạn có thể uống bất cứ khi nào. Các văn phòng làm việc 24/7 cũng rất tuyệt. Vào cuối tuần, tôi sẽ đón đến văn phòng để tập thể dục, ăn nhẹ và ngồi massage một lúc”, anh Waks nói.
Thế nhưng vào đầu năm nay, Meta, công ty mẹ của Facebook và Instagram – đã tuyên bố cắt giảm một số phúc lợi, trong đó có việc ngừng cung cấp dịch vụ giặt là miễn phí cho nhân viên. Thời gian dùng bữa tại trụ sở chính ở Menlo Park , California, cũng được chuyển từ 6:30 lên 6 giờ chiều, tức trùng với thời điểm chuyến xe buýt cuối cùng hoạt động. Google mới đây cũng dừng trả phí bữa trưa và cắt giảm các lớp học thể dục.
Video đang HOT
Nhân viên tại một tập đoàn công nghệ đang chơi thể thao giải trí giữa giờ làm
Lẽ nào thời kỳ hoàng kim của các giới đại gia công nghệ Mỹ đã qua?
“Việc cắt giảm các đặc quyền như vậy sẽ ảnh hưởng đến tinh thần và cảm nghĩ của bạn về công ty cũng như mức độ quan tâm của các giám đốc điều hành”, một nhân viên Meta cho biết.
Trước đó, hồi tháng trước, Giám đốc điều hành Meta, tỷ phú Mark Zuckerberg cũng phân vân về việc liệu “Meta Days” – thời gian nghỉ bù trong đại dịch – có nên tiếp tục được triển khai vào năm 2023 hay không.
“Mark Zuckerberg hy vọng chúng tôi làm việc nhiều hơn và điều này khiến mọi người kiệt sức. Khi họ yêu bạn thì không sao, nhưng khi họ lên tiếng phản đối bạn, điều đó thật tồi tệ. Mọi người dường như bị đặt vào thế cạnh tranh. Tôi tự hỏi liệu hồi sau của đỉnh cao công nghệ có phải là một sự sụp đổ đáng kể?”, một nhân viên công nghệ cho biết.
Thế nhưng, sau đại dịch cùng thời gian dài cho nhân viên làm việc tại nhà, công ty tuyên bố bắt đầu thiết lập co-working linh hoạt, sau đó bán 4 tòa nhà trụ sở. Đồ ăn ngon, phòng tập thể dục hiện đại, khu vực thiền và máy chơi game cũng không còn nữa.
“Đặc quyền là một trong năm điều quan trọng nhất để nhân viên cân nhắc nhận việc. Vì vậy, việc mất đi các đặc quyền có thể khiến họ quyết định nghỉ việc”, một nhân viên Meta nói.
Khu vực giải trí tại một một tập đoàn công nghệ
Thế nhưng, theo De Guzman, cựu nhân viên Instagram, một những điều thu hút nhân tài hiện nay lại là chính sách làm việc tại nhà. Google, cũng như Apple, đã yêu cầu nhân viên đến văn phòng 3 ngày/tuần, dù trước đây cho phép toàn bộ nhân sự được làm việc từ xa.
“Văn hóa làm việc đã thay đổi quá nhiều. Mọi người thích được làm việc từ xa hoặc lịch trình kết hợp. Google và Meta trước giờ vẫn nổi tiếng là những tập đoàn có khuôn viên đẹp, song nếu nhân viên chỉ đi làm vài ngày 1 tuần, thì điều đó còn quan trọng không?”, De Guzman nói.
Alibaba sa thải gần 10.000 nhân viên
Tổng cộng 9.241 nhân viên Alibaba đã nghỉ việc trong quý II, khiến số nhân sự giảm về 245.700.
Từ tháng 4 tới tháng 6, Alibaba mất hơn 10.000 nhân viên. Nhân sự công ty giảm từ 254.941 cuối tháng xuống 245.700. Như vậy, sáu tháng đầu năm, tổng cộng 13.616 nhân viên đã bỏ "ông lớn" công nghệ Trung Quốc, đánh dấu sự sụt giảm lần đầu tiên kể từ tháng 3/2016.
(Ảnh: Shutterstock)
Điều này phản ánh nỗ lực của Alibaba trong cắt giảm chi phí và tăng cường hiệu quả khi đối mặt với áp lực từ các nhà quản lý, chi tiêu của người dùng giảm mạnh và kinh tế tăng trưởng chậm. Chỉ một năm trước, Alibaba tăng cường mở rộng nhân sự khi đẩy mạnh các mảng như chuỗi bán lẻ hàng hóa và thực phẩm tươi sống Freshippo. Từ tháng 9 tới tháng 12/2020, nhân viên Alibaba tăng gấp đôi từ 122.399 lên 252.084, chủ yếu do thâu tóm nhà vận hành siêu thị Sun Art Retail Group. Doanh số Freshippo cũng lần đầu tăng trưởng hai chữ số trong quý đó.
Theo Cheng Yu, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Beijing Kandong, sa thải nhân sự và từ bỏ các hoạt động bên lề có thể giúp Alibaba tập trung hơn vào các mảng cốt lõi và củng cố biên lợi nhuận. Ông nhận định, Alibaba sở hữu nhiều mảng khó mang về lợi nhuận và không phục vụ mảng cốt lõi. Loại bỏ các mảng như vậy là cần thiết để giảm chi phí và tăng hiệu quả.
Tuần trước, Alibaba công bố kết quả kinh doanh quý II, trong đó, thu nhập ròng giảm 50% xuống 22,74 tỷ NDT (3,4 tỷ USD), giảm từ 45,14 tỷ NDT một năm trước. Doanh thu đạt 205,56 tỷ NDT, ngang bằng mức năm ngoái. Dù vậy, Chủ tịch kiêm CEO Alibaba Daniel Zhang cho biết, công ty sẽ tuyển thêm 6.000 tân cử nhân năm nay.
Alibaba không nằm ngoài làn sóng cắt giảm nhân sự đang càn quét ngành công nghệ Trung Quốc. Chẳng hạn, theo Thepaper.cn, "ông lớn" game và mạng xã hội Tencent đuổi việc khoảng 100 người tại các kênh thể thao của mình. Số lượng phụ thuộc vào khả năng kinh doanh và tính chất của bộ phận. Những bộ phận lỗ nặng, bao gồm điện toán đám mây và video, bị ảnh hưởng mạnh nhất, ít nhất đã qua hai vòng sa thải từ tháng 4.
Một hãng công nghệ cho nhân viên làm việc từ xa vĩnh viễn Nền tảng lưu trú Airbnb không yêu cầu nhân viên đến văn phòng làm việc, trừ một số vị trí nhất định. CEO Airbnb Brian Chesky. Ngày 28/4, Airbnb thông báo cho nhân viên về việc họ được phép làm việc từ xa vĩnh viễn và có thể chuyển đến bất cứ nơi nào mình muốn. Việc này không ảnh hưởng gì đến...