Nhân viên cây xăng thản nhiên alo trong ‘vùng cấm’
Một nhân viên của Cửa hàng xăng dầu số 42 (thuộc Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu) trên đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân, Hà Nội) thản nhiên nghe điện thoại khi bơm xăng, phớt lờ quy định cấm.
Trong ảnh, nhân viên này đứng nói chuyện điện thoại chừng 10-15 phút, mặc người mua đứng đợi, rồi tiếp tục tiến về phía trước nghe thêm một lúc nữa. Ảnh được chụp vào sáng nay, 20/8/2012.
Nhân viên bơm xăng thản nhiên nghe điện thoại khi làm nhiệm vụ. (Ảnh chụp tại cây xăng trên đường Nguyễn Trãi, sáng 20/8)
Những ngày qua, báo chí cũng phản ánh hiện tượng rất nhiều người dân hồn nhiên nghe điện thoại trong cây xăng dù Nghị định 52/2012 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy đã có hiệu lực từ ngày 5/8, trong đó hành vi sử dụng điện thoại tại cây xăng có mức phạt ở mức 2-5 triệu đồng.
Đặc biệt, không chỉ người dân, nhân viên làm việc tại cây xăng cũng vô tư “alo” trong giờ làm việc, ngay bên cạnh cây xăng.
Video đang HOT
Nhân viên khác cũng phớt lờ lệnh cấm, “buôn” điện thoại trong lúc bơm xăng cho khách. (Ảnh: Zing)
Theo Nghị định 52, mức phạt cao nhất (2-5 triệu đồng) được áp dụng với các hành vi: Sử dụng nguồn lửa, điện thoại di động, các thiết bị điện tử hoặc các thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt khác ở những nơi có quy định cấm; Hàn, cắt kim loại mà không có biện pháp đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
Cửa hàng bán lẻ xăng dầu là một trong những khu vực buộc phải đặt biển báo cấm sử dụng nguồn lửa, điện thoại di động và các thiết bị điện tử, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt theo quy định. Nghe điện thoại di động tại cây xăng là phạm vào điều cấm, thuộc nhóm hành vi có mức xử phạt “kịch khung” này.
Để an toàn người dân nên nghe, gọi điện thoại cách cây xăng ít nhất là 50m. (Ảnh: VTC)
Khi điện thoại hoạt động, công suất sóng phát ra từ điện thoại có thể lên đến 1W. Theo các chuyên gia đánh giá, đây là bước sóng mạnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây cháy nổ.
Để giữ khoảng cách an toàn, người dân nên nghe, gọi điện thoại cách cây xăng ít nhất 50m.
Nhiều qui định... ném đá ao bèo: Vướng víu, thiếu chế tài
Một trong những nguyên nhân khiến quá trình xây dựng văn bản không hợp lý, thiếu tính thực tiễn là do cơ quan soạn thảo chưa công khai dự thảo để người dân góp ý, nói tiếng nói của mình
Trong thời gian qua, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp đã "tuýt còi" nhiều văn bản trái luật. Tuy nhiên, có rất nhiều văn bản lọt cửa cơ quan này và trong quá trình triển khai đã bộc lộ những bất cập, phi thực tế.
Không lường hết những phát sinh
Theo ông Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, có khá nhiều văn bản quy định hiện nay được xây dựng không phù hợp thực tiễn. Ông Sơn dẫn chứng Thông tư 33 của Bộ NN-PTNT quy định thịt sống phải bán trong thời gian 8 giờ sau giết mổ, có hiệu lực từ ngày 3-9. "Việc giết mổ, vận chuyển, bảo quản, tiêu thụ các mặt hàng thịt ở Việt Nam không thể bảo đảm được như trong quy định của Bộ NN-PTNT nên quy định như vậy sẽ khó khả thi" - ông Sơn nói.
Quy định xử phạt người gọi điện thoại ở cây xăng được cho là thiếu thực tế, khó khả thi. Ảnh: XUÂN DANH
Cũng theo ông Sơn, nhiều văn bản, nhất là văn bản xử phạt vi phạm hành chính ngay khi ra đời đã biết khó có thể thực hiện do quy định không rõ ràng về các biện pháp chế tài, xử phạt. Điển hình là Nghị định 75/CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-9-2010.
Nghị định quy định hành vi đốt vàng mã tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa, nơi công cộng sẽ bị xử phạt từ 500.000 - 1.000.000 đồng. Gần 2 năm qua, hiệu quả xử phạt theo nghị định này là không cao. Theo một vị lãnh đạo Thanh tra Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, nhiều người mua vàng mã mang tới đình, chùa làm lễ nhưng lại thuê người khác đốt nên không xác định được chứng cứ, cơ sở để xử phạt. Theo vị lãnh đạo này, khi xây dựng văn bản, cơ quan soạn thảo không lường hết những phát sinh trong thực tế để có quy định phù hợp.
Vì những vướng mắc của nghị định này, một số tổ chức, cá nhân kiến nghị Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch nghiên cứu trình Chính phủ ban hành văn bản cấm sản xuất, vận chuyển, sử dụng hàng mã... Nhưng vì hàng mã là mặt hàng thuộc danh mục cho phép sản xuất của Bộ Kế hoạch - Đầu tư nên kiến nghị trên không được chấp nhận.
Làm cho có, xa dân
Biển "cấm tiểu tiện" được dựng ở nhiều nơi công cộng, quy định xử phạt cũng có nhưng gần như không mấy ai bị xử phạt. Quy định nghe điện thoại ở cây xăng sẽ bị xử phạt ban hành từ năm 2005, đến giờ chắc chắn cũng chẳng có trường hợp nào bị xử lý. Còn hàng loạt văn bản khác không triển khai hiệu quả, như văn bản của ngành GTVT quy định phạt người đi bộ băng qua đường không đúng phần đường quy định, văn bản của ngành y tế cấm hút thuốc lá nơi công cộng...
Ông Lê Hồng Sơn đánh giá: "Một trong những nguyên nhân khiến quá trình xây dựng văn bản không hợp lý, thiếu tính thực tiễn là do cơ quan soạn thảo thiếu dân chủ, chưa công khai dự thảo để người dân góp ý, nói tiếng nói của mình". Ông Sơn còn cho biết thêm khó khăn rất lớn của những người làm luật là không để tạo ra kẽ hở khi xây dựng văn bản. Trong mọi tình huống xảy ra phải có quy định, chế tài để xử lý. Điều này làm nảy sinh nhiều văn bản đưa ra quy định theo kiểu... làm cho có!
Theo NLD
Đang làm rõ vụ cả nhà bị bắn Trong khi các thành viên của gia đình đang quây quần chuẩn bị ăn cơm thì bất ngờ 6 đối tượng lao vút xe máy đến rồi dừng trước cửa nhà. Một loạt đạn vang lên khiến 2 người bị thương nặng. Vụ nổ súng kinh hoàng Chiếc nồi cơm điện 3 lớp bị đạn xé toang Nỗi bàng hoàng vẫn còn hằn...