Nhân viên bảo vệ Đại sứ quán Mỹ ở Campuchia mắc Covid-19 dù tiêm đủ vắc xin
Ủy ban truy vết Covid-19 của Campuchia ngày 4.6 cho hay một nhân viên bảo vệ tại Đại sứ quán Mỹ ở Phnom Penh đã nhiễm Covid-19, dù cách đây 2 tuần đã nhận tiêm liều thứ 2 của vắc xin do Pfizer- BioNTech phát triển.
Đại sứ quán Mỹ tại Phnom Penh . Ảnh CHỤP MÀN HÌNH THE PHOM PENH POST
Phát ngôn viên Đại sứ quán Mỹ Chad Roedemeier cũng đã xác nhận trường hợp trên với tờ The Phnom Penh Post . “Nhân viên đó đang trải qua tình trạng cách ly nghiêm ngặt và nhận được sự chú ý phù hợp về mặt y khoa. Sứ quán đang làm việc chặt chẽ với giới chức y tế Campuchia để đảm bảo chúng tôi đáp ứng tất cả yêu cầu y tế do chính quyền đưa ra nhằm ngăn chặn Covid-19 lây lan”, phát ngôn viên Roedemeie cho hay.
Trước đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho hay trong một số trường hợp hiếm hoi, những người đã tiêm vắc xin Covid-19 vẫn có thể nhiễm bệnh này nên kêu gọi mọi người luôn cảnh giác.
Mỹ sẽ chia sẻ 25 triệu liều vắc xin Covid-19 cho thế giới
Chỉ mới khoảng 2 tuần sau khi nhận tiêm liều thứ 2, nhân viên bảo vệ nói trên có thể đã chưa có được hệ miễn dịch đầy đủ để chống lại Covid-19.
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cũng đã thận trọng thông báo thường mất khoảng 2 tuần sau khi tiêm vắc xin thì cơ thể mới phát triển hệ miễn dịch chống Covid-19, nhưng có thể lâu hơn.
Tiêm vaccine Pfizer sau hai liều Sinopharm Trung Quốc
UAE và Bahrain tiếp tục tiêm vaccine Pfizer để tăng cường miễn dịch cho những người đã tiêm đủ hai liều Sinopharm của Trung Quốc.
Hai quốc gia Vùng Vịnh này đã tiêm chủng Covid-19 cho phần lớn dân số, chủ yếu bằng loại vaccine do Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) sản xuất.
Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã tiêm được hơn 13 triệu liều vaccine cho dân số hơn 9,7 triệu người, trong khi Bahrain đã tiêm ít nhất 1,7 triệu liều, tương đương 54,1% dân số.
Tuy nhiên, Bahrain hiện phải chống lại làn sóng lây nhiễm lớn nhất kể từ đầu đại dịch, trong khi UAE đang ghi nhận số ca nhiễm nCoV cao gần gấp đôi so với cách đây 7 tháng.
Một hộp vaccine Covid-19 của tập đoàn Trung Quốc Sinopharm tại trung tâm tiêm chủng ở Bắc Kinh hôm 15/4. Ảnh: Reuters .
Thực tế này buộc hai quốc gia phải quyết định tiêm vaccine Pfizer/BioNTech như một "liều tăng cường" cho những người đã tiêm đầy đủ hai mũi Sinopharm.
Theo một đại diện của mạng lưới y tế Mubadala Health tại UAE, thủ đô Abu Dhabi đang triển khai tiêm "liều tăng cường" cho những người đã tiêm chủng đầy đủ, 6 tháng sau liều thứ hai.
Vaccine khác ngoài Pfizer có thể được chọn làm "liều tăng cường", nhưng điều này phụ thuộc vào quyết định của người tiêm, còn các chuyên gia y tế không đưa ra khuyến nghị tiêm vaccine khác thay cho Pfizer, đại diện này cho hay.
Abu Dhabi tiêm vaccine Sinopharm cho công chúng từ tháng 12/2020 và bắt đầu sử dụng vaccine của Pfizer vào tháng 4. Họ bắt đầu triển khai tiêm liều vaccine Sinopharm thứ ba từ tháng trước, sau khi nhận thấy một số người đã tiêm không sản sinh đủ kháng thể.
Tại Bahrain, một đại diện chính phủ đưa ra phát biểu tương tự UAE, rằng những người đủ điều kiện có thể tiêm nhắc lại bằng vaccine Pfizer hoặc Sinopharm, bất kể trước đó họ tiêm loại nào. "Chính phủ không khuyến nghị nên chọn vaccine nào để tiêm nhắc lại", người này cho hay.
Vaccine Covid-19 của Sinopharm được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt sử dụng khẩn cấp vào tháng trước, nhưng mức độ hiệu quả của nó khiến nhiều người lo ngại, trong khi dữ liệu lâm sàng có sẵn được cho là chưa đầy đủ.
Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí y khoa JAMA tháng trước, vaccine Sinopharm đạt hiệu quả 78,1% trong việc ngăn ngừa những ca nhiễm nCoV có triệu chứng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đánh giá dữ liệu về nhóm người cao tuổi và nhóm mắc bệnh mạn tính trong nghiên cứu này không đầy đủ.
Thứ trưởng Y tế Bahrain Waleed Khalifa Al Manea hôm 3/6 cho biết vaccine Sinopharm giúp người tiêm được bảo vệ ở mức độ cao. Tuy nhiên, nước này kêu gọi những người trên 50 tuổi, béo phì hoặc có bệnh mạn tính tiêm nhắc lại bằng vaccine Pfizer, 6 tháng sau liều vaccine Sinopharm thứ hai.
Chuyên gia cảnh báo thách thức từ 'biến chủng nCoV lai' WHO cho hay biến chủng nCoV mới ghi nhận tại Việt Nam không phải chủng lai, nhưng chuyên gia cho rằng đây vẫn là nguy cơ lớn. "Các biến chủng khác nhau từ cùng loại virus có thể trao đổi vật chất di truyền trong cơ thể vật chủ và tạo ra biến chủng mới lây sang vật chủ khác. Hiện tượng lai...