Nhân viên bảo tàng chụp ảnh tư thế “lạ” trước hiện vật
Đại diện Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cho hay, trong lúc thực hiện việc bảo quản các tài liệu, nhân viên có chụp bức ảnh với mục đích vui đùa, hoàn toàn không có ý chế diễu, coi thường lịch sử hay hiện vật lịch sử.
Ngày 24.11, hình ảnh cô gái tạo dáng chụp ảnh trước các hiện vật lịch sử được đưa lên mạng xã hội. Sau đó, bức ảnh này được nhiều người chia sẻ, kèm theo phản ứng gay gắt: “phản cảm”; “coi thường lịch sử”. Cô gái trong bức ảnh được cho là nhân viên của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Hình ảnh nhân viên L chụp ảnh tư thế “lạ” trước hiện vật lịch sử
Nickname Nguyen Huong bình luận: ” Những hiện vật ấy là minh chứng cho chiến tranh tàn khốc, bao máu xương của ông cha đã đổ xuống. Người dân mà hành động như thế có thể bị xử lý? Nhân viên bảo tàng nhận thức rõ hành vi mà vẫn thực hiện như thế thì khó mà chấp nhận. Bảo tàng này rất nhiều khách du lịch quốc tế đến để nghiên cứu…”
Trao đổi với phóng viên, Đại tá Lê Hồng Vân, Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cho biết, cô gái tạo dáng trước hiện vật lịch sử tên là P.T.L. Hiện tại, L đang là nhân viên lao động hợp đồng tại phòng Kiểm kê – Bảo quản của Bảo tàng.
Hằng năm, vào khoảng tháng 11,12, phòng Kiểm kê – Bảo quản phải tổ chức bảo quản tất cả hiện vật trưng bày ở trong nhà và ngoài trời. Ngày 24.11, nhóm nhân viên (trong đó có L) đang bảo quản hiện vật trong phòng có hiện vật từ thời chống Pháp. Tủ trưng bày hiện vật rất nhỏ, nên bắt buộc phải chọn một nhân viên có dáng người nhỏ chui vào trong tủ lấy hiện vật ra bảo quản, đồng thời vệ sinh hút bụi bám ở các kệ, hiện vật.
“Do tủ kính hẹp nên trong quá trình nhân viên L vào bên trong tủ đã phải nép người, đứng dựa tay vào kính. Khi đứng như vậy, một số đồng nghiệp ở ngoài nhìn thấy tư thế đứng hơi “buồn cười” nên đã chụp ảnh lại. Nhân viên L có chụp bức ảnh với mục đích vui đùa, hoàn toàn không có ý chế diễu, coi thường lịch sử hay hiện vật lịch sử”, Đại tá Vân nói.
Vị trí nữ nhân viên chụp ảnh gây phản cảm là 1 tủ kính trưng bày khá hẹp
Đại tá Vân cho biết, quy định của bảo tàng khá nghiêm ngặt, luôn yêu cầu cán bộ không được sử dụng mạng xã hội, đưa hình ảnh phản cảm lên hoặc hình ảnh gây ảnh hưởng tới cơ quan, đơn vị.
Video đang HOT
Ngay sau khi sự việc xảy ra, ban giám đốc bảo tàng đã yêu cầu phòng Kiểm kê bảo quản họp kiểm điểm. Nhân viên L đã làm bản tường trình sự việc. Ban lãnh đạo bảo tàng sẽ có kiểm điểm đối với nhân viên L.
Trong ngày 25.11, nhân viên L đã có bản tường trình gửi lên ban giám đốc bảo tàng. Trong bản tường trình, nhân viên L cho hay, sau khi chụp bức ảnh, đến khoảng khoảng 15h30 phút ngày 24.11, L đã đưa hình ảnh của mình lên mạng xã hội. Tuy nhiên, sau đó thấy nhiều phản ánh là phản cảm nên đến 22h cùng ngày, L đã gỡ bỏ hình ảnh xuống.
Nữ nhân viên P.T.L. đã tỏ ra ân hận về hành động của mình vì đã làm ảnh hưởng tới hình ảnh của bảo tàng.
Theo_Dân việt
Những vườn hoa đẹp như tranh hốt bạc ở Hà Nội
Những vườn hoa chụp ảnh đẹp ở Hà Nội luôn đông khách có thể hái ra tiền nhờ những dịch vụ ăn theo tại vườn.
Trong số những vườn hoa chụp ảnh đẹp ở Hà Nội, không thể không nhắc đến vườn hoa Nhật Tân (Tây Hồ). Những ngày này, người dân Hà Nội đổ xô đến đây để ngắm và chụp những bức hình tuyệt đẹp cùng loài hoa cúc họa mi.
Gần tới Tết, khu vườn đào Nhật Tân lại nhộn nhịp người chụp ảnh với sắc đào khoe thắm. Để vào vườn đào, mỗi người cần chi từ 20.000 đồng/người. Nếu may mắn được chủ vườn cho chụp miễn phí. Ảnh: Zing.
Nằm gần vườn đào Nhật Tân là vườn hoa bách nhật. Giá vào các khu vườn hoa bách nhật dao động từ 30.000 đồng/người, riêng ekip chụp ảnh cưới cần chi từ 70.000 - 100.000 đồng. Ngoài ra, chi phí gửi xe máy khoảng 5.000 - 10.000 đồng.
Vườn hoa cánh bướm ngay gần vườn bách nhật cũng là điểm chụp ảnh thu hút các bạn trẻ.
Không chỉ thu hút khách bằng những vườn hoa đa màu sắc, các chủ vườn cầu kỳ hơn, ngoài trồng hoa trang trí, tạo nhiều bối cảnh để chụp ảnh.
Nổi bật nhất với loài hoa loa kèn vào tháng 4, vườn hoa Quảng Bá (Tây Hồ) cũng trở thành địa điểm chụp ảnh quen thuộc của người Hà Nội.
Sắc màu rực rỡ của cánh đồng hoa túy điệp ở Thung lũng hoa Hồ Tây (Hà Nội) khiến nhiều người mê mẩn.
Khoảng cuối tháng 11, đầu tháng 12, vườn cải vàng ở xã Thạch Bàn (Gia Lâm, Hà Nội) lại đông đúc người đến chụp ảnh. Để vào chụp ảnh, khách cần bỏ mức phí 20.000 đồng/người. Nhiều dịch vụ ăn theo tại đây cũng mọc lên như thuê thang 15.000 - 20.000 đồng, trông giữ xe 10.000 đồng. Ảnh: VTC.
Nếu khách muốn chụp ảnh với hoa hướng dương vào thời điểm này có thể đến vườn hoa gần bãi đá sông Hồng hoặc thung lũng hoa hồ Tây (ngã 3 đường Nhật Chiêu -Công viên nước). Giá vé vào cửa dao động từ 25.000 - 80.000 đồng/ người.
Yêu thích và mê sắc hoa ly thì cánh đồng hoa làng hoa Tây Tựu (Từ Liêm) là điểm đến không thể bỏ qua.
Những cánh đồng hoa cúc vàng óng ả trong ngày đông lạnh giá cũng là điểm nhấn tuyệt đẹp của vườn hoa Tây Tựu khó nơi nào có được.
Cứ đến tháng 6 hàng năm, vườn sen hồ Tây lại thu hút đông đảo người dân đến chụp ảnh, thưởng trà. Giá chụp ảnh trong đầm là 20.000 đồng/người, ngoài ra chi phí gửi xe là 5.000 - 10.000 đồng.
Mỗi bó sen (10 bông) nếu mua tại đầm sẽ có giá từ 70.000 - 100.000 đồng, trung bình mỗi ngày, chủ vườn sen kiếm bạc triệu không khó. Ngoài ra, tại các chòi phục vụ giải khát giữa đầm, trà sen cũng là thức uống được nhiều người ưa chuộng. Trà sen được bán 50.000 đồng mỗi ấm.
Theo_Kiến Thức
Tăng lương nhưng cần kiểm soát để tránh tăng giá Chúng ta phải tăng lương với mục đích chăm lo cho người lao động, đại bộ phận là bậc lương thấp nhưng phải kiểm soát để tránh tăng giá. Ngày 11/11, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016. Trong đó, có việc tăng lương cơ sở...