Nhân vật tiềm năng làm đặc phái viên cuộc chiến ở Ukraine trong chính quyền Trump 2.0
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cho là đang xem xét cựu quyền Giám đốc Tình báo quốc gia Richard Grenell, người từng đề xuất “vùng tự trị” ở Ukraine làm đặc phái viên giải quyết xung đột Nga-Ukraine.
Ông Richard Grenell. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Hãng tin Reuters dẫn lời bốn nguồn tin quen thuộc với kế hoạch chuyển giao quyền lực ở Mỹ cho biết Tổng thống đắc cử Donald Trump đang xem xét bổ nhiệm ông Grenell làm đặc phái viên giải quyết xung đột giữa Liên bang Nga và Ukraine.
Ông Grenell từng là Đại sứ Mỹ tại Đức và quyền Giám đốc Tình báo quốc gia trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Trump (2017-2021), có thể đảm nhiệm vai trò quan trọng trong nỗ lực chấm dứt cuộc chiến giữa Liên bang Nga và Ukraine nếu được chọn.
Theo tiết lộ của các nguồn tin ẩn danh, hiện nay chưa có vị trí đặc phái viên nào dành riêng cho việc giải quyết xung đột Nga-Ukraine, nhưng ông Trump đang cân nhắc tạo ra vị trí này.
Dẫu vậy, ông Trump cũng có thể quyết định không thành lập vị trí đặc phái viên giải quyết xung đột giữa Liên bang Nga và Ukraine hoặc có thể chọn một người khác. Đồng thời, cũng không có gì đảm bảo rằng cựu quyền Giám đốc Tình báo quốc gia Grenell sẽ chấp nhận làm đặc phái viên cho xung đột Nga-Ukraine.
Trong thời gian vận động để trở lại Nhà Trắng với vai trò ứng cử viên tổng thống Mỹ của đảng Cộng hoà, ông Trump cam kết sẽ nhanh chóng chấm dứt cuộc xung đột giữa Liên bang Nga và Ukraine, dù chưa nêu rõ cách thức cụ thể để thực hiện kế hoạch này.
Nếu ông Grenell được chọn và chấp nhận làm đặc phái viên cho xung đột giữa Liên bang Nga và Ukraine thì một số quan điểm của nhân vật này có thể khiến các nhà lãnh đạo Ukraine do dự.
Nguyên nhân là do trong một buổi tọa đàm do hãng tin Bloomberg của Mỹ tổ chức vào tháng 7 vừa qua, ông Grenell đề xuất thành lập các “vùng tự trị” như một giải pháp để giải quyết xung đột giữa Liên bang Nga và Ukraine.
Video đang HOT
Giống như nhiều đồng minh của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, ông Grenell cũng bày tỏ quan điểm phản đối việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) trong tương lai gần.
Xem video Quảng trường Maidan ở thủ đô Kiev của Ukraine ngày 19/11/2024, đán.h dấu 1.000 ngày xung đột Nga-Unkraine bùng nổ. Nguồn: Reuters.
Những người ủng hộ cựu quyền Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ nhấn mạnh rằng ông Grenell có kinh nghiệm làm lâu dài trong ngành ngoại giao và hiểu biết sâu sắc về các vấn đề châu Âu.
Ngoài vai trò đại sứ tại Đức, ông Grenell còn là đặc phái viên tổng thống trong các cuộc đàm phán hòa bình, đóng góp vào thỏa thuận bình thường hóa kinh tế giữa Serbia và Kosovo.
Karoline Leavitt, phát ngôn viên của nhóm chuyển giao quyền lực của ông Trump, từ chối bình luận chi tiết, chỉ nói rằng “các quyết định nhân sự sẽ được tổng thống đắc cử công bố khi có quyết định chính thức” còn ông Grenell thì không ngay lập tức phản hồi yêu cầu bình luận.
Trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 5/11, ông Grenell đã tích cực vận động tranh cử cho ông Trump và từng được xem là ứng cử viên sáng giá cho vị trí ngoại trưởng.
Tuy nhiên, cuối cùng, vai trò này đã được trao cho Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marco Rubio, một người được nhìn nhận có quan điểm thân Israel.
Có lẽ vì thế, quyết định lựa chọn ông Rubio làm ngoại trưởng Mỹ đã gây bất ngờ và khiến một số đồng minh thân cận của ông Grenell không hài lòng, đặc biệt là những người ủng hộ ông Trump trong cộng đồng Hồi giáo.
“Ông Trump thắng là nhờ chúng tôi, và chúng tôi không hài lòng với việc chọn ngoại trưởng cũng như một số nhân sự khác,” ông Rabiul Chowdhury, một nhà đầu tư tại Philadelphia, người đồng sáng lập nhóm Người Hồi giáo ủng hộ Trump, cho biết.
Theo nhận định của các chiến lược gia, sự ủng hộ của cộng đồng Hồi giáo đối với ông Trump được cho là đã giúp ông giành chiến thắng tại bang Michigan và có thể góp phần vào các chiến thắng ở những bang chiến địa khác.
Ông Putin tuyên bố sản xuất hàng loạt tên lửa đạn đạo không thể đán.h chặn Oreshnik
Một ngày sau khi Moskva phóng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm Oreshnik vào thành phố Dnipro nhằm đáp trả việc Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do Mỹ, Anh cung cấp tấ.n côn.g vào Liên bang Nga, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố sẽ tiến hành thêm các cuộc thử nghiệm và cho sản xuất hàng loạt loại tên lửa không thể đán.h chặn này.
Tại cuộc họp với lãnh đạo Bộ Quốc phòng cùng đại diện của tổ hợp công nghiệp-quân sự và các nhà thiết kế vũ khí tên lửa của Liên bang Nga ở Moskva ngày 22/11, Tổng thống Vladimir Putin cam kết sẽ thử nghiệm thêm tên lửa đạn đạo siêu vượt âm Oreshnik trong điều kiện chiến đấu nhằm vào Ukraine.
Cam kết của nhà lãnh đạo Liên bang Nga được đưa ra trong bối cảnh người đồng cấp phía Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi các đồng minh cung cấp hệ thống phòng không hiện đại để đối phó với mối đ.e dọ.a mới.
Những tuyên bố mới nhất nêu trên từ lãnh đạo hai nước Liên bang Nga và Ukraine được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Quốc hội Ukraine phải tạm ngừng hoạt động vì lo ngại nguy cơ bị tấ.n côn.g bằng tên lửa.
Một ngày sau khi xác nhận Moskva đã phóng tên lửa Oreshnik vào thành phố Dnipro của Ukraine, ông Putin khẳng định sẽ tiếp tục tiến hành thêm các thử nghiệm với Oreshnik, loại tên lửa mà nhà lãnh đạo Liên bang Nga cho biết được trang bị công nghệ siêu vượt âm và mang đầu đạn phi hạt nhân.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục thử nghiệm, bao gồm cả trong điều kiện chiến đấu, tùy thuộc vào tình hình và bản chất của các mối đ.e dọ.a an ninh đối với Liên bang Nga", ông Putin nói với các đại biểu tham dự cuộc họp hôm 22/11 và được phát sóng trên truyền hình.
Nhà lãnh đạo Liên bang Nga cũng tuyên bố Moskva sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt loại vũ khí mới này và đưa vào phụ vụ trong Lực lượng Tên lửa chiến lược.
Về phía Ukraine, cùng ngày, Tổng thống Zelensky cho biết nước này đã bắt đầu tìm kiếm các hệ thống phòng không hiện đại từ đồng minh để ứng phó với mối đ.e dọ.a mới.
Việc Liên bang Nga triển khai vũ khí mới trên chiến trường đã làm gia tăng căng thẳng trong cuộc chiến kéo dài gần ba năm, đặc biệt khi các lực lượng Ukraine đang gặp nhiều khó khăn trên mặt trận. Vào ngày 22/11, Liên bang Nga tuyên bố đã chiếm được thêm một ngôi làng ở miền Đông Ukraine.
Đối với phần còn lại của thế giới, những hàm ý trong phát biểu của ông Putin vào ngày 21/11 về khả năng tấ.n côn.g các nước phương Tây làm dấy lên lo ngại rằng cuộc chiến có thể leo thang thành xung đột toàn cầu. Điều này đã khiến đồng rúp của Liên bang Nga rớt giá xuống mức thấp nhất so với đồng đô la Mỹ kể từ tháng 3/2022.
Trong bài phát biểu mang tính cứng rắn vào hôm 21/11, ông Putin tuyên bố Moskva có quyền phóng tên lửa vào các quốc gia cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của họ để tấ.n côn.g lãnh thổ Liên bang Nga, sau khi Mỹ và Anh bật đèn xanh cho Kiev làm điều này. Những cuộc tấ.n côn.g mới có thể sử dụng tên lửa Oreshnik.
Đây là loại tên lửa mà theo Tổng thống Nga nằm trong dòng nghiên cứu phát triển mới nhất và hiện đại nhất, không phải là phiên bản nâng cấp của các phiên bản có từ thời Liên Xô.
Ông Putin nói: "Hệ thống Oreshnik không liên quan đến việc hiện đại hóa các hệ thống cũ của Liên Xô. Hệ thống này là kết quả chính trong công trình nghiên cứu quân sự của Nga, công trình đã được thực hiện trong thời đại Nga, trong điều kiện của nước Nga mới, được tiến hành trên cơ sở những phát triển hiện đại và mới nhất".
Ông Putin bổ sung thêm rằng hiện nay trên thế giới không có phương tiện nào để chống lại tên lửa đạn đạo siêu vượt Oreshnik, không có phương tiện nào có thể đán.h chặn nó.
Cũng tại buổi họp hôm 22/11, Tư lệnh Lực lượng tên lửa Nga, ông Sergey Karakayev thông báo tên lửa siêu Oreshnik có thể tiếp cận các mục tiêu trên toàn bộ châu Âu.
Ông Karakayev cho biết: "Căn cứ nhiệm vụ và phạm vi của vũ khí này, tên lửa Oreshnik có thể tấ.n côn.g các mục tiêu trên toàn châu Âu, điều này khiến loại tên lửa này khác biệt so với các loại vũ khí tầm xa có độ chính xác cao khác".
Ông Karakayev nói thêm: "Hệ thống tên lửa siêu vượt âm này có thể tấ.n côn.g bất kỳ mục tiêu nào - từ mục tiêu biệt lập đến mục tiêu trong một vùng, cũng như mục tiêu được bảo vệ nghiêm ngặt - với hiệu suất cao".
Tổng thống Ukraine đề cập tới kịch bản tệ nhất trong xung đột với Liên bang Nga Trong khi nhiều quan chức xác nhận Ukraine lần đầu tấ.n côn.g vào lãnh thổ Liên bang Nga bằng tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ sản xuất, Tổng thống nước này, ông Volodymyr Zelensky đã đề cập về kịch bản tồi tệ nhất trong xung đột với Moskva. Theo tờ Bưu điện Kiev (The Kyiv Post) ngày 20/11, nhiều hãng truyền thông...