Nhân vật kinh dị nào giúp nhà sản xuất thu lãi nhiều nhất?
Các nhân vậ t Chucky, Hannibal Lecter, Michael Myers hay Jigsaw đều đã trở nên quen thuộc với fan của dòng phim kinh dị và giúp nhà đầu tư thu lãi lớn tại phòng vé.
Chucky: Con búp bê ma của loạt Child’s Play đã có tổng cộng 6 bộ phim. Gần nhất, tác phẩm tái khởi động ra đời năm 2019 thu 43,5 triệu USD so với kinh phí sản xuất chỉ 10 triệu USD. Xuyên suốt 6 tác phẩm, các nhà sản xuất chi ra 82 triệu USD, và doanh thu đạt được là 217,1 triệu USD – tức cao gấp 2,6 lần. Thời gian tới, Chucky dự kiến có một series trên sóng truyền hình do SyFy và USA Network hợp tác sản xuất.
Pinhead: Loạt phim Hellraiser đã kéo dài 10 phần, nhưng chỉ có bốn tập đầu tiên được trình chiếu ngoài rạp. Số còn lại được phát hành thẳng dưới định dạng băng đĩa. Trong đó, tập đầu tiên là thương vụ thắng lợi lớn khi chỉ tiêu tốn 1 triệu USD, nhưng thu 14 triệu USD tại phòng vé. Với bốn bộ phim chiếu rạp, tổng doanh thu mà Pinhead đem lại là 48 triệu USD, cao gấp 3,4 lần so với kinh phí 14 triệu USD.
Hannibal Lecter: Sau năm tập phim, nhân vật sát nhân ăn thịt người đã thu về 921,5 triệu USD tại phòng vé, cao gấp 3,68 lần kinh phí sản xuất 235 triệu USD. Trong đó, The Silence of the Lambs (1991) tạo cơn sốt đầu thập niên 1990 khi thu 275,5 triệu USD, thắng 5 giải Oscar (trong đó có Phim truyện xuất sắc). Dẫu vậy, tập gần nhất – Hannibal Rising (2007) – lại không thu nổi 100 triệu USD, trong khi có ngân sách 50 triệu USD. Trên sóng truyền hình, Hannibal phải dừng lại sau ba mùa do có lượng người xem giảm dần, bất chấp được giới phê bình khen ngợi.
Freddy Krueger: Gã sát nhân trong những giấc mơ đã góp mặt trong 9 bộ phim có tổng kinh phí sản xuất 110 triệu USD. Doanh thu nhóm tác phẩm đạt được là 457 triệu USD, tức cao gấp 4,16 lần. Tuy nhiên, thành công thương mại chủ yếu nằm ở các phần đầu tiên trong thập niên 1980, như A Nightmare on Elm Street (1984), Freddy’s Revange (1985), The Dream Warriors (1987). Lần gần nhất Freddy Krueger xuất hiện là trong bộ phim tái khởi động năm 2010 với Jackie Earle Haley đóng vai chính, thay vì Robert Englund quen thuộc.
Leatherface: Giới thiệu nhân vật Leatherface, The Texas Chain Saw Massacre (1974) là một trong những bộ phim ăn lãi nhất mọi thời đại: thu 31 triệu USD so với kinh phí vỏn vẹn 140.000 USD. Tuy nhiên, thương hiệu dần bị bào mòn qua thời gian. Sau tám bộ phim, tổng doanh thu đạt được là 246,6 triệu USD, cao gấp 4,26 lần so với số kinh phí 49,5 triệu USD. Gần nhất, Leatherface (2017) chỉ được phát hành ngoài rạp ở dạng hạn chế và thu chưa đầy 1 triệu USD. Doanh thu chủ yếu của tác phẩm đến từ bản quyền truyền hình và băng đĩa.
Ghostface: Chiếc mặt nạ Ghostface đã gieo rắc nỗi kinh hoàng cho nhiều thế hệ khán giả qua bốn tập Scream. Doanh thu của thương hiệu là 603,2 triệu USD, cao gấp 5 lần so với tổng kinh phí sản xuất 119 triệu USD. Chất lượng của Scream suy giảm qua từng tập phim. Bất chấp điều đó, dàn diễn viên quen thuộc sẽ trở lại trong Scream 5 – bộ phim dự kiến ra mắt vào năm 2022. Các fan kỳ vọng thương hiệu có thể hồi sinh dưới bàn tay của hai đạo diễn Matt Bettinelli-Olpin và Tyler Gillett sau khi Wes Craven đã qua đời.
Jason Voorhees: Loạt phim Thứ sáu ngày 13 đã trải qua 12 tập phim với tổng doanh thu 466 triệu USD, tức cao gấp 5,9 lần so với kinh phí 79 triệu USD. Thương hiệu thường có mức đầu tư rất thấp và tập trung thu hút các fan trung thành của gã sát nhân Jason Voorhees. Tuy nhiên, nhân vật đã vắng bóng trên màn bạc kể từ bộ phim tái khởi động năm 2009.
Michael Myers: Michael Myers là tên sát nhân khát máu đến từ loạt Halloween. Trải qua 12 tác phẩm, thương hiệu thu 619 triệu USD, cao gấp 6,6 lần so với tổng ngân sách 93,3 triệu USD. Trên thực tế, thành công này chủ yếu đến từ bộ phim gần nhất năm 2018. Halloween (2018) được coi là phần hậu truyện trực tiếp của nguyên tác 1978 khi bỏ qua hoàn toàn nội dung 10 bộ phim trước đó. Tác phẩm kinh dị thu 256 triệu USD toàn cầu, trong khi chỉ tiêu tốn 10 triệu USD để sản xuất. Theo đó, phần tiếp theo sớm được “bật đèn xanh” và dự kiến ra mắt khán giả trong năm 2021.
Jigsaw: Khán giả buộc phải chờ tới mùa hè 2021 để được thưởng thức phần ngoại truyện Spiral: From the Book of Saw của thương hiệu Saw, thay vì trong năm nay do đại dịch Covid-19. Trước đó, chuỗi 8 bộ phim thu 982,4 triệu USD, cao gấp 13,1 lần so với tổng kinh phí 75 triệu USD. Saw tạo đột phá ngay từ tập đầu tiên với thành tích phòng vé 103,88 triệu USD, trong khi chỉ tiêu tốn 1,2 triệu USD để thực hiện. Nhờ vậy, ác nhân Jigsaw của Tobin Bell hiện là nhân vật kinh dị giúp các nhà đầu tư thu lãi nhiều nhất.
10 bộ phim nổi tiếng thực chất là bản làm lại
"Meet the Parents", "Meet Joe Black", "12 Monkeys" hay "True Lies" là các tác phẩm điện ảnh ghi dấu ấn với số đông công chúng và có nội dung dựa trên những bộ phim đi trước.
Insomnia (2002): Trước khi bắt tay thực hiện bộ ba Dark Knight về Người Dơi, Christopher Nolan làm lại tác phẩm hình sự Insomnia (1997) của Na Uy. Trong bộ phim cùng tên, Al Pacino vào vai thanh tra Dormer - người tới điều tra vụ án mạng tại một thị trấn mà Mặt Trời sẽ không lặn trong vòng sáu tháng tới. Tuy nhiên, kẻ giết người - Walter Finch (Robin Williams) - sớm nắm được một bí mật đen tối của Dormer. Để tạo ra sự khác biệt, Nolan xoáy sâu mô tả những cơn ảo giác của Dormer đến từ việc ông không thể chạy trốn ánh nắng Mặt Trời.
Red Dragon (2002): Sau thành công vang dội của The Silence of the Lambs (1991), câu chuyện về gã sát nhân ăn thịt người Hannibal Lecter (Anthony Hopkins) có thêm phần hậu truyện Hannibal (2001) và tiền truyện Red Dragon (2002). Song, trên thực tế, Hopkins không phải là người đầu tiên sắm vai nhân vật. Hannibal Lecter vốn có màn trình làng năm 1986 trong Manhunter và do Brian Cox thể hiện. Theo đó, Red Dragon được làm lại từ Manhunter. Điểm khác biệt lớn nhất là việc đất diễn của Hannibal trong bộ phim 2002 nhiều hơn hẳn do sự nổi tiếng khi ấy của nhân vật.
Meet the Parents (2000): Với doanh thu hơn 330 triệu USD, Meet the Parents là điểm sáng trong sự nghiệp của Ben Stiller hồi đầu thiên niên kỷ mới, đồng thời giúp mở ra một thương hiệu điện ảnh. Tuy nhiên, câu chuyện về một chàng trai ra mắt ông bố vợ tương lai khó tính vốn được dựa trên bộ phim cùng tên năm 1992. Một số tình huống hài ở nguyên tác được lặp lại trong bộ phim năm 2000, nhưng được tiết chế khéo léo hơn cho khán giả hiện đại.
The Talented Mr. Ripley (1999): Bộ phim tâm lý - giật gân giúp nâng tầm tên tuổi Matt Damon được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của Patricia Highsmith. Trong phim, một chuỗi sự kiện khiến Tom Ripley (Damon) giết hại con trai Peter (Jude Law) của nhà tài phiệt Herbert Greenleaf (James Rebhorn), rồi cướp luôn danh tính nạn nhân. Trong quá khứ, The Talented Mr. Ripley đã được chuyển thành Purple Noon (1960). Theo đó, bộ phim của Anthony Minghella thực chất là một bản remake. Tuy nhiên, cách xây dựng Tom Ripley của hai bộ phim rất khác. Nhân vật của Matt Damon vốn gây nhiều cảm thông hơn so với phiên bản của Alain Delon.
Meet Joe Black (1998): Trong Meet Joe Black, Brad Pitt sắm vai Thần Chết và chuẩn bị lấy đi mạng sống của William Parrish (Anthony Hopkins). Trì hoãn ra tay để hiểu hơn cuộc sống Trái Đất, Thần Chết phải lòng cô con gái Susan (Claire Forlani) của người đàn ông quyền thế. Mô-típ Thần Chết muốn học hỏi cuộc sống trần gian đã trở thành kinh điển, nhưng Meet Joe Black vốn được làm lại trực tiếp từ Death Takes a Holiday (1934) - nơi nhân vật muốn tìm hiểu xem tại sao con người lại sợ mình đến thế.
You've Got Mail (1998): Bộ phim hài - lãng mạn xoay quanh hai đối thủ làm ăn không đội trời chung nhưng lại vô tình phải lòng nhau qua mạng Internet có Tom Hanks và Meg Ryan đóng chính. Nguyên tác của You've Got Mail là The Shop Around the Corner (1940) với câu chuyện về một nhân viên (James Stewart) ở tiệm quà phải lòng cô đồng nghiệp khó ưa qua những lá thư tay. 9 năm sau, phim được làm lại thành phiên bản ca vũ nhạc có Judy Garland đóng chính và mang tên In the Good Old Summertime.
12 Monkeys (1995): Trong bộ phim của Terry Gilliam, một người đàn ông tương lai tên Cole (Bruce Willis) du hành ngược quá khứ về cuối thế kỷ XX để ngăn chặn một con virus sau đó khiến nhân loại gần như diệt vong. Trên thực tế, 12 Monkeys được thực hiện dựa trên La Jetée (1962) - bộ phim ngắn 28 phút của điện ảnh Pháp. Gilliam cho biết ông chưa xem nguyên tác khi thực hiện 12 Monkeys. La Jetée mang tính thể nghiệm cao khi được kể toàn bằng hình ảnh tĩnh, với nội dung về một người đàn ông được gửi tiềm thức về quá khứ để tìm hiểu nguyên nhân gây ra Thế chiến III.
True Lies (1994): Đạo diễn James Cameron chiêu mộ Arnold Schwarzenegger và Jamie Lee Curtis để thực hiện dự án hành động nổi tiếng True Lies. Phim thắng lớn tại phòng vé khi thu 378,9 triệu USD nhờ những tình huống giật gân xen lẫn hài hước. Trên thực tế, Cameron thực hiện True Lies dựa trên La Totale! (1991) - bộ phim hài điệp viên của Pháp. Cả hai đều xoay quanh nhân vật chính che giấu thân phận điệp viên ngay cả với người thân, rồi phải ngăn chặn một tay buôn vũ khí trong lúc nghi ngờ vợ mình có tình nhân.
Scent of a Woman (1992): Trong bộ phim của Martin Brest, chàng sinh viên Charlie (Chris O'Donnell) chăm sóc viên Trung tá Frank Slade (Al Pacino) bị mù có tính khí thất thường. Anh đồng thời phải tìm cách minh oan bản thân trước khi bị đuổi học. Scent of a Woman sau đó giúp Al Pacino thắng giải Oscar, cũng như nhận đề cử Phim truyện xuất sắc. Nguyên tác của bộ phim là Profume Di Donna (1974) với cốt truyện đơn giản hơn. Trên thực tế, bản phim năm 1992 có nhiều sáng tạo đáng giá, như cảnh nhảy tango kinh điển hay Frank Slade lái xe.
Ben-Hur (1959): Bộ phim sử thi La Mã của William Wyler là một trong những tác phẩm kinh điển nhất mọi thời đại, với trường đoạn đua chiến mã nghẹt thở đã đi vào sách giáo khoa điện ảnh. Từng có tin đồn cho rằng có diễn viên đóng thế tử nạn khi ghi hình trường đoạn này. Song, bi kịch thực tế xảy ra với bộ phim câm đen - trắng Ben Hur: A Tale of the Christ (1925). Phiên bản 1959 tái dựng nhiều cảnh quay của bộ phim quá khứ. Điểm khác biệt là việc Ben-Hur: A Tale of the Christ mang nặng tính tôn giáo hơn. Tuy nhiên, cả hai bộ phim vốn đều được chuyển thể từ một phim ngắn dài 15 phút về Ben-Hur ra đời năm 1907
Những nhân vật có tạo hình ám ảnh bậc nhất Với cách tạo hình theo hướng gây ám ảnh thị giác, những nhân vật dưới đây gieo rắc nỗi sợ hãi cho khán giả dòng phim kinh dị. Freddy Krueger là nhân vật phản diện chính trong loạt phim A Nightmare on Elm Street. Trong phim, tên này là kẻ giết người hàng loạt thông qua giấc mơ. Nhân vật được tạo hình...