“Nhân vật đặc biệt” trong vụ sản xuất ma túy “khủng” ở Kon Tum
Đối tượng khá đặc biệt trong đường dây vừa bị phanh phui là một người Việt gốc Hoa, kẻ thường “sát cánh” cùng “ông trùm” đường dây sản xuất ma túy “khủng” vừa bị triệt phá ở Kon Tum.
iên quan đến đường dây sản xuất ma túy “khủng” nhất từ trước đến nay do đối tượng người Trung Quốc cầm đầu, trong số 8 đối tượng bị bắt, có 1 đối tượng là người Việt gốc Hoa, còn lại đều là người Trung Quốc.
Theo đó, khoảng 6h ngày 6/8/2019, tại khu làng nghề, thị trấn Đắk Hà, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum, gần 100 cán bộ, chiến sĩ thuộc các lực lượng đồng loạt đột kích vào nhà xưởng của công ty TNHH xuất nhập khẩu Đồng An Viên – địa điểm mà các đối tượng người Trung Quốc tiến hành sản xuất ma túy “đá”.
Tại đây, Ban chuyên án bắt giữ 7 nghi phạm đều là người Trung Quốc đang có hành vi sản xuất trái phép chất ma túy.
Trong đó, đối tượng Thái Tự Lực (SN 1963, trú tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc) được xác định là kẻ chủ mưu cầm đầu.
Ngoài ra, đối tượng Tống Kiến Hoàng (SN 1963, cũng là người Trung Quốc) được xác định là kẻ hợp sức đắc lực với Thái Tự Lực trong điều hành đường dây sản xuất ma túy. Hoàng có trình độ và có kinh nghiệm trong sản xuất ma túy tổng hợp. Các đối tượng còn lại có nhiệm vụ vận hành máy móc, thiết bị.
Đáng lưu ý, sau khi bắt giữ 7 đối tượng người Trung Quốc đang có mặt trong xưởng sản xuất ma túy ở Kon Tum thì cơ quan điều tra còn bắt giữ thêm một đối tượng người Việt gốc Hoa tên là Sàn Khuấn Sáng (tức Trần, SN 1976, trú tại quận Bình Tân, TP.Hồ Chí Minh).
Băng nhóm của Thái Tự Lực khi sang Việt Nam đã móc ngoặc với Sàn Khuấn Sáng.
Chính vì vậy, Thái Tự Lực đã liên hệ, trao đổi với Sàn Khuấn Sáng, thuê Sáng làm phiên dịch, đồng thời thương lượng với chủ các kho xưởng để thuê địa điểm.
Video đang HOT
Bên trong xưởng sản xuất ma túy tổng hợp của nhóm người Trung Quốc.
Ngoài mục đích sử dụng Sáng thuê nhà xưởng, băng nhóm của Thái Tự Lực còn thuê Sáng giúp chúng giao dịch mua hóa chất, tiền chất, vận chuyển máy móc, thiết bị nhằm sản xuất ma túy tổng hợp.
Tuy nhiên, khi đã vào khâu sản xuất ma túy thì Sáng cũng không được bén mảng đến khu vực nhà xưởng. Việc điều chế hàng “đá” đều do các đối tượng người Trung Quốc đảm nhiệm từ A đến Z.
Bên ngoài bọn chúng treo biển “phòng thí nghiệm mẫu, không phận sự – cấm vào”.
Thông tin ban đầu được biết, các đối tượng người Trung Quốc vào Việt Nam bằng nhiều đường khác nhau. Trong đó, có đối tượng sang Việt Nam bằng hình thức du lịch.
Còn kẻ cầm đầu – Thái Tự Lực, do từng có án chung thân về tội liên quan đến ma túy ở bên Trung Quốc nên đối tượng này đã không sang Việt Nam bằng đường chính thống.
Có lần, Lực đi đò, vượt biên sang Việt Nam. Đối tượng người Việt gốc Hoa – Sàn Khuấn Sáng thậm chí đã ra tận bến đò để đón Lực. Sau đó, Sáng thường đi cùng với Lực để phiên dịch.
Đối tượng Sáng giúp Lực mua vé tàu với tên giả để đi từ miền Bắc vào phía Nam. Trên đường đi, bọn chúng còn đổi sang xe khách, thay xe liên tục để tránh bị lộ chân tướng.
Đối tượng Thái Tự Lực được cho là cầm đầu đường dây sản xuất ma túy tổng hợp.
Tại khu nhà xưởng mà các đối tượng người Trung Quốc sản xuất ma túy ở Kon Tum, cảnh sát đã thu giữ gồm 140 lít dung dịch dạng sệt, qua giám định nhanh có thành phần Methamphetamine (ma túy “đá”). Trên 13 tấn hóa chất, tiền chất các loại được đựng trong các thùng phuy, can nhựa, thùng nhựa, chai, lọ thủy tinh, bao giấy… để phục vụ sản xuất trái phép chất ma túy.
Lực lượng chức năng còn thu khoảng 20 tấn máy móc, thiết bị, dụng cụ được lắp đặt thành dây chuyền đang sản xuất ma túy (hệ thống bình phản ứng, máy gia nhiệt, máy li tâm, máy sấy khô…).
Lãnh đạo cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04 bộ Công an) cho hay, với lượng hóa chất, tiền chất nêu trên, nếu sản xuất trót lọt, ước tính các đối tượng sẽ cho “ra đời” khoảng 1 tấn ma túy tổng hợp dạng “đá”.Trung tướng Phạm Văn Các, Cục trưởng C04 thông tin thêm, hiện nay, cơ quan điều tra đã khởi tố 8 đối tượng nêu trên. Song song với đó, Công an Trung Quốc cũng đã khởi tố 18 đối tượng khác. Hiện, lực lượng chức năng 2 nước vẫn đang tiếp tục phối hợp điều tra mở rộng triệt để chuyên án này.
Cũng theo Trung tướng Phạm Văn Các, 7 đối tượng người Trung Quốc tham gia đường dây sản xuất ma túy nói trên, hiện nay đang bị tạm giam và sẽ xử lý theo quy định của pháp luật của Việt Nam.
Theo Nguyễn Hường (Người đưa tin)
Vụ phá xưởng sản xuất ma túy lớn: Bị "qua mặt" vì không có ban quản lý?
Theo tìm hiểu của PV Dân Việt, Làng nghề truyền thống - tiểu thủ công nghiệp huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum hoạt động từ năm 2008, có hàng chục cơ sở sản xuất nhưng không có ban quản lý.
Có thể các đối tượng người Trung Quốc đã lợi dụng sơ hở này để tổ chức sản xuất ma túy quy mô lớn.
Như Dân Việt đã thông tin, ngay sau khi ập vào xưởng sản xuất ma túy tại thị trấn Đăk Hà (huyện Đăk Hà), lực lượng chức năng của Bộ Công an phát hiện 4 người Trung Quốc dùng tên giả để đăng ký tạm trú với chính quyền địa phương, 3 người Trung Quốc còn lại chưa đăng ký.
Dụng cụ sản xuất ma túy bên trong khu xưởng.
Để tìm hiểu vì sao các đối tượng người Trung Quốc qua mặt được chính quyền địa phương trong việc quản lý tạm trú, cũng như tổ chức sản xuất ma túy mà không bị phát hiện, sáng 14/9 PV Dân Việt đã quay trở lại khu nhà xưởng do Công ty TNHH Đồng An Viên cho các đối tượng này thuê.
Theo quan sát của PV, khu nhà xưởng nằm ở cuối Làng nghề truyền thống - tiểu thủ công nghiệp huyện Đăk Hà thuộc tổ dân phố 3B, thị trấn Đăk Hà. Nơi đây dân cư tập trung đông, chưa kể lực lượng lao động từ nơi khác đến khá nhiều, phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm ra vào liên tục. Mặt khác, làng nghề được thành lập để phát triển các ngành nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp nhưng lại có nhiều cơ sở hoạt động thuộc các lĩnh vực khác.
Đặc biệt, theo ông Tạ Ngọc Hạnh (Tổ trưởng tổ dân phố 3B), công tác quản lý làng nghề từ trước đến nay khá lỏng lẻo. "Đáng nói hơn là khu làng nghề của huyện không có ban quản lý. Huyện chỉ giao đất cho các doanh nghiệp, sau đó họ làm gì thì làm. Do vậy tổ dân phố cũng khó thực hiện nhiệm vụ của mình, đây cũng là kẽ hở để các đối tượng xấu lợi dụng", ông Hạnh nói.
Khu nhà xưởng sản xuất ma túy nằm trong làng nghề không có ban quản lý.
Như Dân Việt đã thông tin, ngày 6/8 Cục CSĐT tội phạm về ma túy phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an, công an một số tỉnh, thành đã ập vào khu nhà xưởng của Công ty TNHH Đồng An Viên nằm trong làng nghề truyền thống - tiểu thủ công nghiệp huyện Đăk Hà (thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà). Lực lượng chức năng đã bắt quả tang 7 đối tượng người Trung Quốc có hành vi sản xuất ma túy, tang vật thu giữ gồm hàng chục tấn hóa chất, tiền chất, máy móc, dụng để sản xuất ma túy.
Đây là khu nhà xưởng do Công ty TNHH Đồng An Viên được UBND huyện Đăk Hà cho thuê đất, sau đó công ty này cho các đối tượng người Trung Quốc thuê lại.
Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ.
Theo Danviet
Phá xưởng sản xuất ma túy lớn: Nhóm người TQ dùng tên giả để tạm trú Tại thời điểm lực lượng chức năng ập vào, 3 người Trung Quốc đang sản xuất ma túy, 4 người đang ngủ. Qua kiểm tra giấy tờ tùy thân, lực lượng chức năng phát hiện 4 đối tượng trong số này đăng ký tạm trú bằng tên giả. Theo ông Tạ Ngọc Hạnh - Tổ trưởng Tổ dân phố 3B, thị trấn Đăk...