Nhân vật đặc biệt ông Kim Jong-un muốn mời tới thăm Bình Nhưỡng
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un muốn mời Giáo hoàng Francis tới thăm Bình Nhưỡng, văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ngày 9/10 cho biết.
“Chủ tịch Kim Jong-un nói sẽ vui mừng hoan nghênh nếu Đức Giáo hoàng đến thăm Bình Nhưỡng” – Kim Eui-kyeom, người phát ngôn Nhà Xanh nói trong một cuộc họp báo thông báo kế hoạch công du châu Âu của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong tuần tới, bao gồm điểm dừng chân tại Vatican ngày 17 và 18/10.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. (Ảnh: AP)
Theo Reuters, trong hội nghị thượng đỉnh liên Triều được tổ chức giữa tháng 9 vừa qua, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã nói với Tổng thống Moon Jae-in rằng muốn mời Đức Giáo hoàng đến thăm Bình Nhưỡng.
Theo người phát ngôn, ông Moon sẽ chuyển thông điệp từ ông Kim đến Giáo hoàng khi gặp mặt. Trong cuộc gặp, Tổng thống Hàn Quốc mong nhận được sự chúc phúc và ủng hộ của giáo hoàng đối với hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên, bên cạnh đó thảo luận về hợp tác tương lai với Vatican, ông Kim Eui-kyeom cho biết.
Video đang HOT
Tháng 4/2017, Giáo hoàng Francis từng kêu gọi các lãnh đạo thế giới tìm câu trả lời cho khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên thông qua giải pháp ngoại giao, cảnh báo nếu khủng hoảng sâu sắc hơn thì “một phần tốt đẹp của nhân loại” có thể bị phá hủy.
(Nguồn: Yonhap News)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Người Hàn Quốc: Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất với hòa bình bán đảo Triều Tiên
Lần đầu tiên Trung Quốc vượt qua Triều Tiên trong khảo sát tại Hàn Quốc về mối đe dọa lớn nhất với hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, theo SCMP.
Theo khảo sát mới đối với người dân Hàn Quốc, Trung Quốc là rào cản lớn nhất đối với hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, lần đầu tiên vượt qua Triều Tiên.
Khảo sát được Viện Nghiên cứu Hòa bình và Thống nhất tại Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc (IPUS) công bố ngày 2/10, trong đó 46% người trả lời cho rằng Trung Quốc là "nước đe dọa nhất đến hòa bình trên bán đảo", trong khi đó, vào năm 2016 con số này là 17%.
Có 33% câu trả lời là Triều Tiên, giảm đáng kể so với tỉ lệ 64% năm 2017 và đây là lần đầu tiên Trung Quốc vượt qua Triều Tiên kể từ khi khảo sát bắt đầu vào năm 2007.
Bình chọn được thực hiện với 1.200 người trong độ tuổi từ 19 đến 73, trong khoảng thời gian từ 12/7 đến 3/8.
Theo khảo sát mới nhất đối với người dân Hàn Quốc, Trung Quốc là rào cản lớn nhất đối với hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. (Ảnh: Reuters)
Trung Quốc "không muốn liên Triều tái thống nhất" - chiếm 91% câu trả lời. Con số này là 90% đối với Nhật Bản, 88% đối với Nga và 53% đối với Mỹ.
Choi Gyu-bin, nhà nghiên cứu cấp cao tại IPUS cho rằng các con số bắt đầu thay đổi từ cuộc tranh cãi liên quan đến hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối THAAD - một hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ được triển khai ở Hàn Quốc từ năm 2016. "Phản ứng của Trung Quốc khi Seoul quyết định cho phép triển khai THAAD ở Hàn Quốc đã tác động tiêu cực lên cách nhìn nhận của người Hàn Quốc về Trung Quốc", ông nói.
Theo SCMP, Bắc Kinh nhìn nhận THAAD là một mối đe dọa nhắm đến Trung Quốc và ảnh hưởng đến an ninh nước này khi hệ thống có thể theo dõi được các hoạt động quân sự sâu trong lãnh thổ Trung Quốc, thay vì coi đây là một cách hạn chế tham vọng hạt nhân của Triều Tiên.
Trung Quốc khi đó bắt đầu chiến dịch công kích không chính thức, bằng cách dừng các nhóm du lịch Trung Quốc tới Hàn Quốc theo SCMP. Sự tẩy chay này khiến ngành du lịch Hàn Quốc tổn thất 6,7 tỷ USD từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2017.
Bên cạnh đó, chính phủ Trung Quốc cũng nhắm đến Lotte - công ty Hàn Quốc đồng ý cung cấp đất cho việc lắp đặt THAAD - bằng các hình phạt cho hoạt động quảng cáo của công ty này và đóng cửa một số lượng lớn siêu thị Lotte tại Trung Quốc vì vi phạm quy định phòng cháy, tăng cường điều tra các công ty Hàn Quốc, theo SCMP.
Khảo sát cũng có thể là kết quả của việc mối quan hệ liên Triều được cải thiện nhanh chóng, theo chuyên gia Choi. Hội nghị thượng đỉnh Triều Tiên - Hàn Quốc, Triều Tiên - Trung Quốc hay Triều Tiên - Mỹ đều đóng vai trò trong việc cải thiện hình ảnh tiêu cực về Triều Tiên. Trong các hội nghị thượng đỉnh, Triều Tiên - Hàn Quốc đã cam kết kết thúc sự thù địch trong suốt 70 năm qua.
(Nguồn: SCMP)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Triều Tiên nêu rõ quan điểm phi hạt nhân hóa Tuyên bố kết thúc Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 không bao giờ có thể trở thành điều kiện đàm phán khiến Triều Tiên phi hạt nhân và Bình Nhưỡng sẽ không đặc biệt hy vọng điều này nếu Mỹ không muốn kết thúc chiến tranh, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA cho biết. Trong một tuyên bố chung với Tổng thống...