Nhân vật còn nhiều bí ẩn trong số những điều đã được giải đáp về các triều đại Pharaoh
Là những người đứng đầu của nền văn minh Ai Cập cổ đại trong khoảng thời gian kéo dài hàng nghìn năm, các vị vua Pharaoh cùng những người đẹp của mình luôn là đề tài được nhiều chuyên gia muốn khám phá.
Trong số đó, nữ hoàng Neferneferuaten Nefertiti vẫn được coi là nhân vật còn nhiều bí ẩn nhất đối với thế giới.
Vị nữ hoàng có điệu múa thoát y đẹp nhất bên dòng sông Nile
Nữ hoàng quyền lực Nefertiti của Ai Cập (Ảnh minh họa)
Nefertiri là một người đàn bà đẹp nhất trong lịch sử Ai Cập, có lẽ vì tên của bà có nghĩa là “Người đẹp giáng trần”. Nữ hoàng mang vẻ ngoài tuyệt sắc là vợ của Akhenaten – một trong những pharaoh lập dị nhất ở Ai Cập thời cổ đại. Bà được biết đến vào năm 1912 thông qua một bức tượng bán thân bằng đá vôi sơn màu nằm lẫn trong những tàn tích thuộc thời Akhetaten.
Tương truyền, màn thoát y vũ là một phần quan trọng trong hoạt động thường nhật của nữ hoàng. Người ta tin rằng nếu thần Mặt trời hưng phấn trước sắc đẹp của nàng, ngài sẽ đối xử tử tế hơn với thần dân Ai Cập. Đó là sứ mệnh cao cả mà Nefertiti – một trong những người đàn bà đẹp nhất trong lịch sử – hoàn toàn xứng đáng để đảm nhiệm.
Nefertiti còn là người có quyền lực đặc biệt trong triều đại thứ 18 của Ai Cập cổ đại. Trong suốt thời gian Vua Akhenaten – cha của Vua Tutankhamun trị vì (năm 1353- 1336 trước Công nguyên), Nefertiti là người rất quan trọng về mặt chính trị và tôn giáo. Nữ hoàng giữ vai trò như một người cùng trị vì. Hình ảnh Nefertiti luôn song hành cùng chồng mình trong những các nghi thức tế lễ, điều đó được khắc họa qua những bức tượng, tranh tường, phù điêu trạm khắc hai vợ chồng họ.
Nữ hoàng thực hiện điệu nhảy dành cho Thần mặt trời
Đến giờ nàng vẫn có sức mạnh thu hút mọi cặp mắt. Một bức tượng bán thân nổi tiếng được tìm thấy tại Ai Cập năm 1912, và hiện ở bảo tàng Berlin (Đức), tạc gương mặt khả ái của nàng, trên đầu đội chiếc vương miện độc đáo màu xanh, chiếc cổ thuôn dài vươn cao kiêu hãnh, cùng nụ cười bí ẩn hiện trên đôi môi thắm đỏ.
Video đang HOT
Kể cả Adolf Hitler cũng phải gục ngã trước vẻ đẹp mê hoặc của Nerfertiti. Khi các quan chức Ai Cập đòi Berlin trả lại bức tượng vào những năm 30, Hitler đã tìm mọi cách để chối từ.
Nổi tiếng đến vậy vì sự quyến rũ, nhưng những điều bí ẩn về Nefertiti còn vượt xa cả sắc đẹp của nàng. Một cuốn sách mới của nhà Ai Cập học, Joann Fletcher, đã tiết lộ một xác ướp ẩn giấu lâu năm trong Thung lũng các ông hoàng ở Ai Cập có thể chính là của nữ hoàng Nefertiti. Nếu đúng vậy, nó dấy lên những câu hỏi tranh cãi, bởi khi các nhà khảo cổ tìm thấy xác ướp của nữ hoàng, họ rất ngạc nhiên khi nhận ra đây là xác ướp một cơ thể đầy thương tật và biến dạng với những nhát cắt ở ngực, cổ, tay, chân. Bàn chân của xác ướp đã bị tháo rời, cánh tay phải bị rách, ngực và cổ thì bị rạch nát bởi một vũ khí cùn, kèm theo đó là một vết đâm ở dưới ngực trái. Cánh tay trái cũng bị gãy, có vẻ như chủ nhân đã phải tự vệ trước một lưỡi dao sắc. Đội nghiên cứu nhận định, nữ hoàng đã bị những kẻ thờ đa thần trả thù.
Một lời đồn còn tồn tại đến ngày nay, lan truyền trong dân chúng Ai Cập. Nữ hoàng đã dùng bùa mê để yểm lên chồng mình là Pharaoh Akhenaten để nắm giữ quyền lực thực sự sau ngai vàng. Bà sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn tàn độc nhất để loại bỏ những người đàn bà là tình địch của mình. Có người cho rằng, bà đã hạ sát Kiya, một người vợ khác của vua Akhenaten vì đã hạ sinh hoàng tử, điều mà bà không làm được. Việc này khiến bà mất đi niềm tin của nhà vua và dân chúng dành cho bà.
Bí ẩn về bức tượng của vị nữ hoàng xinh đẹp, tài giỏi
Nếu Nefertiti từng cai trị với tư cách là Pharaoh thì triều đại của bà được đánh dấu bằng sự sụp đổ của Amarna và việc di dời thủ đô trở lại Thebes, Ai Cập.
Nefertiti rất nổi tiếng nhờ bức tượng bán thân của mình hiện được trưng bày trong bảo tàng Neues ở Berlin, Đức. Tượng bán thân của nữ hoàng Nefertiti được coi là một trong những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng nhất của Ai Cập Cổ đại, một ví dụ điển hình của nghệ thuật cổ đại và nhờ bức tượng này, Nefertiti đã được gọi là người phụ nữ đẹp nhất trên thế giới.
Bức tượng đã “thôi miên” tất cả mọi người kể từ khi được trưng bày vào năm 1923. Bức tượng mang đến cái nhìn sâu sắc về vị nữ hoàng bí ẩn và tiếp tục gây ra tranh cãi và tranh luận trong nghệ thuật và chính trị.
Tượng bán thân của nữ hoàng Nefertiti cao khoảng 48 cm và nặng 20 kg. Bức tượng rất tinh tế, trang nhã và rất cân xứng. Bức tượng được tạc vào khoảng năm 1340 trước công nguyên trong thời kỳ Amarna. Nó được cho là tác phẩm của nhà điêu khắc Thutmose vì nó được tìm thấy trong xưởng của ông. Bức tượng được xác định là Nefertiti bởi chiếc vương miện màu xanh lam đặc trưng của bà với hình con rắn hổ mang chúa. Phần lõi tượng là đá vôi được bao phủ bởi thạch cao.
Bức tượng bán thân của Nefertiti được tìm thấy vào ngày 6 tháng 12 năm 1912 tại Amarna, một địa điểm khảo cổ rộng lớn của Ai Cập, bởi công ty của Đức do nhà khảo cổ học người Đức Ludwig Borchardt đứng đầu. Nó được tìm thấy trong xưởng của nhà điêu khắc Thutmose cùng với những bức tượng bán thân chưa hoàn thành khác của Nefertiti.
Điều làm cho tác phẩm này trở nên độc đáo là bức tượng dường như không được dùng cho một lăng mộ – giống như nhiều tác phẩm nghệ thuật khác Ai Cập. Đây là một mô hình, một bức tượng mẫu để sử dụng cho các tác phẩm nghệ thuật khác. Các nhà điêu khắc Ai Cập hầu như không bao giờ cố gắng thể hiện bất kỳ cảm xúc nào trên khuôn mặt trong các tác phẩm nghệ thuật của họ nhưng khuôn mặt của bức tượng này là hiện thân của sự thanh thản và điềm tĩnh. Ngoài mắt trái và tai bị hỏng, bức tượng được phát hiện trong tình trạng tuyệt vời.
Khi bức tượng bán thân lần đầu tiên được tìm thấy, mắt trái của bức tượng không gắn viên thạch anh đại diện cho mống mắt như ở con mắt còn lại và dù các nhà khảo cổ học đã tìm kiếm kỹ càng cũng không thể tìm thấy mống mắt trái của bức tượng. Con mắt bị mất dẫn đến suy đoán rằng Nefertiti có thể đã từng bị nhiễm trùng mắt và mất mắt trái. Tuy nhiên, sự hiện diện của đầy đủ các mống mắt trong các bức tượng khác của bà mâu thuẫn với khả năng này.
Bức tượng Nefertiti có mặt ở Đức từ năm 1913 và được trưng bày tại tư dinh của Simon – một thương gia – nhà tài trợ của cuộc khai quật Amarna. Bức tượng được hiến tặng cho bảo tàng Ai Cập Berlin vào năm 1920. Năm 1923, bức tượng được giới thiệu tới công chúng như một tác phẩm quan trọng của bảo tàng Ai Cập ở Berlin, Đức. Bức tượng được đưa trở lại bảo tàng Neues ở Đức khi bảo tàng mở cửa trở lại vào tháng 10 năm 2009 và trong nhiều năm, các nhà chức trách Ai Cập luôn yêu cầu Đức trả lại bức tượng bán thân tuyệt đẹp này cho Ai Cập.
Bí ẩn xung quanh bức tượng Nefertiti là một trong những nguyên nhân khiến cuộc đời của Nefertiti trở nên hấp dẫn và lôi cuốn. Bức tượng này được chiêm ngưỡng, nghiên cứu và sao chép rất nhiều. Các cuộc tranh luận về Nefertiti diễn ra liên tục cho thấy bà luôn là nhân vật lịch sử rất được quan tâm và nghệ thuật đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc thúc đẩy các cuộc thảo luận này.
Lăng mộ Nữ hoàng Nefertiti chính xác đang nằm ở đâu
Nữ hoàng Nefertiti qua đời vào năm 1331 trước Công nguyên, tuy nhiên, cả ngôi mộ và thi thể của bà cho đến năm 2021 vẫn chưa được tìm thấy. Dù đã có những cuộc tìm kiếm khảo cổ rộng rãi, ngôi mộ Nữ hoàng Ai Cập Nefertiti vẫn chưa bao giờ được tìm thấy.
Tiến sĩ Chris Naunton, tác giả cuốn “Tìm kiếm những ngôi mộ đã mất ở Ai Cập” tiết lộ cách một phát hiện quan trọng gần KV62 trong Thung lũng các vị Vua có thể sớm dẫn đến một bước đột phá.
Một trong những hẻm núi sa mạc phía tây của sông Nile thuộc Thung lũng các vị vua, nơi an táng vua Tutankhamun và có thể cả nữ hoàng Nefertiti. Ảnh: Kenneth Garrett.
“Một cuộc khảo sát không xâm lấn đã phát hiện ra điểm bất thường ở vùng lân cận của lăng mộ, trong khu vực có lăng mộ của Tutankhamen. Không rõ đó là một phần chưa được khám phá của lăng mộ Tutankhamen hay một ngôi mộ riêng biệt hay thứ gì khác nằm dưới mặt đất hoàn toàn bị che giấu” – ông chia sẻ.
Chuyên gia này cho biết, có những cuộc khai quật được triển khai ở khu vực này trong một hoặc hai năm. Tuy nhiên, những cuộc khai quật đã dừng lại kể từ khi xảy ra đại dịch. Dù vậy, ông tin tưởng cuộc khai quật sẽ tiếp tục và có câu trả lời về những gì ẩn giấu ở lăng mộ này.
Hiện tại, các nhà nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu về cuộc đời của người phụ nữ trị vì trong thời kỳ được cho là giàu có nhất trong lịch sử Ai Cập cổ đại.
Bí ẩn xác ướp 4.000 năm tuổi có các triệu chứng của bệnh tim
Xác ướp 4000 năm tuổi ở Dakhla Oasis, Ai Cập có sự tích tụ cholesterol trong động mạch, cho thấy bệnh tim có thể phổ biến từ thời cổ đại.
Theo một nghiên cứu mới, xác ướp 4000 năm tuổi ở Dakhla Oasis, Ai Cập có sự tích tụ cholesterol trong động mạch, cho thấy bệnh tim có thể phổ biến từ thời cổ đại.
Các phát hiện này đã được công bố trên Tạp chí Tim mạch Hoa Kỳ với một loạt các bằng chứng liên quan đến các xác ướp được phát hiện ở Nam Mỹ và Ai Cập.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích các động mạch từ năm xác ướp cổ đại từ Nam Mỹ, Ai Cập cổ đại và phát hiện giai đoạn xơ vữa động mạch sớm hơn khi thu được các mảng bám thu thập trên thành động mạch hạn chế lưu lượng máu.
Các phát hiện đã được công bố trên Tạp chí Tim mạch Hoa Kỳ.
Mohammad Madjid, đến từ Đại học Texas, cho biết: "Tôi đã xem xét mô hình bệnh tim trong dân số hơn 20 năm qua. Theo thời gian, câu hỏi xuất hiện trong đầu tôi: Đó có phải là một căn bệnh của thời hiện đại hay đó là một quá trình vốn có của con người, bất kể cuộc sống hiện đại là gì?".
Để trả lời câu hỏi đó, Madjid và các đồng nghiệp đã thu thập các mẫu động mạch từ năm xác ướp có niên đại từ năm 2000 đến 1000 TCN. Hài cốt là 3 người đàn ông và hai người phụ nữ, những người từ 18 tuổi đến 60 tuổi. Các nhà khoa học đã quét các phần nhỏ của các động mạch chỉ dài vài cm.
Thảo luận về kết quả nghiên cứu, Madjid giải thích rằng cholesterol tích tụ trên thành động mạch "Về cơ bản là cơ chế chữa lành vết thương của cơ thể. Nó phản ứng với nhiều chấn thương chẳng hạn như nhiễm trùng, cholesterol cao, tiếp xúc với khói thuốc và các yếu tố khác có thể làm hỏng lớp lót bên trong của động mạch, được gọi là nội mô. Thành động mạch bị hư hỏng dẫn đến sự tích tụ của các tế bào bạch cầu, do đó, làm tích tụ cholesterol. Chất này sau đó có thể dày lên đến mức chặn dòng máu qua động mạch".
Tiến sĩ Madjid nói thêm: "Đây là những quá trình rất phức tạp và chúng ta chỉ có thể biết được nhờ vào sự giúp đỡ của kính hiển vi hiện đại, chúng ta cũng có thể thấy được những mô hình này tương tự ở tổ tiên của chúng ta. Có vẻ như quá trình tích tụ này là một phần vốn có trong cuộc sống của chúng ta".
Kết quả của nghiên cứu cho thấy cholesterol tích lũy đến sự tích tụ mảng bám làm tắc nghẽn động mạch và dẫn đến các cơn đau tim. Đây là bằng chứng đầu tiên về các tổn thương ở giai đoạn sớm ở các xác ướp từ các nơi khác nhau trên thế giới.
Giải mã bí ẩn về chủng tộc của người Ai Cập cổ đại Người ta cho rằng DNA của xác ướp Ai Cập cổ đại không thể được giải trình tự. Nhưng một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế, sử dụng các phương pháp độc đáo, đã vượt qua các rào cản để thực hiện điều đó. Các nhà Ai Cập học, nhà văn, học giả và những người khác, đã tranh luận về chủng...