Nhận “trái đắng” vì chê bạn gái nhà nghèo không xứng với mình
Cô ấy vừa hay quay sang, chúng tôi nhìn nhau không nói nên lời. À, có lẽ chỉ có tôi hóa đá thôi, còn cô ấy sau chút bất ngờ, tự nhiên mỉm cười chào hỏi tôi như bạn cũ lâu ngày gặp lại.
Tôi và bạn gái yêu nhau được 8 tháng thì tôi chủ động chia tay cô ấy. Khách quan mà nói, bạn gái tôi rất tốt, ngoại hình ưa nhìn, tính cách điềm đạm, lối sống lành mạnh. Duy chỉ có một khuyết điểm, đó là gia đình cô ấy quá nghèo.
Bạn gái tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê đói khổ, cô ấy học xong đại học rồi ở lại thành phố lập nghiệp mong cơ hội đổi đời. Gia đình tôi cũng là người tỉnh lẻ, nhưng gia cảnh khá hơn nhà cô ấy. Tôi đã về thăm nhà cô ấy rồi, một căn nhà lá đơn sơ, vườn tược tươi tốt chẳng đáng mấy tiền.
Mẹ tôi nghe chuyện tôi yêu cô ấy, thì phản đối ra trò. Bà phân tích cho tôi nghe, rằng bây giờ là thời đại nào rồi, không có kinh tế vững sẽ chẳng làm được gì nên hồn đâu. Nhất là tôi xác định ở lại thành phố, căn nhà là điều vô cùng quan trọng. Tôi với cô ấy cưới nhau, kiếp nào mới mua được nhà.
Bạn gái tôi rất tốt, mỗi tội nhà cô ấy quá nghèo (Ảnh minh họa)
Giá kể bản thân tôi làm ra nhiều tiền, không quan trọng vợ kiếm được bao nhiêu chẳng nói làm gì. Đằng này lương tôi chỉ nhàng nhàng, cái đà này bao giờ mới khá lên cho bố mẹ tôi được nhờ. Tốt nhất tôi nên kiếm cô gái nào nhà có điều kiện chút cho đỡ phải vất vả bon chen.
Tôi ngẫm cũng phải. Tình yêu đứng trước thực tế cuộc sống cũng đành phải chịu thua. Suy nghĩ kỹ càng, tôi quyết định chia tay bạn gái để tìm hiểu đối tượng mà người quen giới thiệu cho. Quê cô ấy cùng tỉnh với tôi, bố mẹ có điều kiện lắm, sẽ mua nhà cho con gái – con rể làm quà cưới nữa cơ.
Tôi và đối tượng mới tìm hiểu qua 3 tháng thì quyết định làm đám cưới. Vợ sắp cưới của tôi tuy lớn hơn tôi 1 tuổi, ngoại hình thua xa bạn gái cũ, nhưng được cái cô ấy rất say mê tôi, sẵn sàng cung phụng tôi mọi thứ.
Sau đám hỏi, bố mẹ vợ tương lai chính thức trao chìa nhà cho chúng tôi. Tuy là căn nhà bình thường khá xa trung tâm, nhưng với khả năng của chính mình, còn mướt mùa tôi mới mua được.
Dù chưa cưới nhưng tôi với vợ sắp cưới đã dọn về nhà mới của chúng tôi ở. Cạnh nhà tôi là một căn biệt thự mới tinh vừa xây xong. Mỗi ngày đi qua đi lại nhìn căn biệt thự kiểu Tây tuyệt đẹp ấy, tôi lại ước ao. Bao giờ tôi mới có khả năng sở hữu một căn như thế?
Cuối tuần, tôi thấy có người dọn đồ tới căn biệt thự cạnh bên. Tò mò tôi ra xem, và tôi không thể tin vào mắt mình, khi nhìn thấy cô gái bước xuống từ chiếc ô tô sang trọng 7 chỗ chở đầy đồ đạc kia. Tại sao lại là bạn gái cũ của tôi! Choáng váng hơn, người đàn ông trung niên lái xe, được cô ấy gọi là “bố”!
Video đang HOT
Cô ấy vừa hay quay sang, chúng tôi nhìn nhau không nói nên lời. À, có lẽ chỉ có tôi hóa đá thôi, còn cô ấy sau chút bất ngờ, tự nhiên mỉm cười chào hỏi tôi như bạn cũ lâu ngày gặp lại.
Tôi cố lấy dũng khí, hỏi thăm một chút. Thì được biết, căn biệt thự này là bố mẹ cô ấy mua cho con gái ở, đỡ phải đi thuê nhà. Trước đó, ông bà kiên quyết bắt con gái về quê làm việc, nên mặc kệ cô ấy tự lo liệu. Cô ấy kiên quyết không chịu, thương con ông bà đành mua nhà cho con gái, sao để cô ấy ở trọ mãi được.
Từ đó tôi mới được biết, căn nhà cô ấy dẫn tôi về chỉ là nơi bố mẹ cô ấy nghỉ ngơi, làm vườn thư giãn, còn nhà chính bề thế thì ở chỗ khác. Gia đình cô ấy có vài xưởng cơ khí lớn nhất vùng, số công nhân lên đến nghìn người. Nhưng cô ấy không thích ngheo nghề của bố mẹ, muốn theo đuổi đam mê riêng.
“Hóa ra anh với vợ sắp cưới ở đây à? Thôi em mua căn khác ở cho khỏi bất tiện vậy”, cô ấy tỏ vẻ suy nghĩ rồi nói. Tôi suýt thì lăn ra ngất. Cô ấy nói chuyện mua 1 cái biệt thự cứ như mua mớ rau vậy. Người con gái ấy thậm chí bị tôi chê nghèo mà bỏ rơi! Nếu như tôi vẫn chân tình, chung tình với em, có phải mọi thứ bây giờ đã khác!
Sau hôm đó quả thực em không tới căn biệt thự đó nữa, mà cho một gia đình khác thuê lại. Để mỗi khi đi qua cửa nhà em, lòng tôi lại cuộn trào một cảm xúc vô cùng khó tả.
Trí Tuấn
Theo Gia đình & Xã hội
Hãy nói yêu ông bà khi còn có thể
Với nhiều người trẻ, mạng xã hội không phải là nơi để sống ảo hay "câu like", thay vào đó họ chia sẻ những nghĩ suy về tình cảm gia đình với ông bà, cha mẹ, anh chị em, mà lúc ở gần, đôi khi ngại ngần không thể nói. Ngày càng có nhiều sẻ chia như thế gây xúc động lòng người...
Tạ Công Bằng và bà nội trong bộ ảnh.
"Phải làm điều gì đó thật đặc biệt cho bà"
Mới đây, bộ ảnh "Nội tôi mặc váy cưới" của chàng trai trẻ sinh năm 2000 Tạ Công Bằng ở Cà Mau đã khiến dân mạng thích thú với hình ảnh người bà mặc váy cưới trắng, bên cạnh cháu trai trong vai phù rể.
Bố mẹ mất sớm, Bằng ở với bà từ nhỏ nên bà nội là người anh yêu quý nhất. "Ước mơ ban đầu là đưa bà đi du lịch thật nhiều nơi, nhưng bà cao tuổi rồi nên giờ mình chỉ mong đi làm báo hiếu và chọc bà cười mỗi ngày.Hai bà cháu hiếm khi xa nhau quá 3 ngày, tại ai cũng ngóng người kia", Bằng chia sẻ trên trang cá nhân.
Anh cho biết dù làm việc ở Sài Gòn nhưng vẫn thường xuyên di chuyển giữa Sài Gòn và Cà Mau để vừa làm việc, vừa tiện chăm sóc bà.
Biết bà cả đời hy sinh vì chồng con, ngày bà lấy chồng không có váy cưới, bà chỉ được mặc áo dài, nên Bằng quyết định phải làm điều gì đó thật đặc biệt cho bà. Bằng đã lên ý tưởng cho bộ ảnh người bà của mình trong bộ váy cưới thật đẹp.
"Cuối cùng người phụ nữ vĩ đại của cuộc đời tôi cũng đã khoác lên mình bộ váy cưới rực rỡ, tinh khôi. Điều mà tưởng chừng như cả đời bà không nghĩ tới", người cháu viết.
Tiêu chí khi thực hiện bộ ảnh là phải mang đến niềm vui cho bà nhưng không được "lố", nên chàng trai quyết tâm chọn cho bà chiếc váy cưới thật lộng lẫy, đồng thời không cho bà trang điểm vì "làm vậy mất cả hết vẻ trẻ trung của nội".
"Bộ ảnh được mình đăng lên mạng, bà hơi ngại vì bị mọi người xung quanh xem và trêu là "công chúa". Nhưng cả lúc chụp lẫn lúc xem ảnh, bà đều vui và tự hào về đứa cháu lắm. Mình còn định in hẳn cả album nữa, cho nội tiện ngắm", Bằng chia sẻ.
"Người già chỉ cần được con cháu yêu thương"
Đó là lời khuyên của bạn bè dành cho Trần Hạnh, sinh viên một trường đại học, khi bạn trẻ này đăng tải hai tấm ảnh về ông bà trên trang cá nhân kèm theo dòng chia sẻ khiến nhiều người xúc động.
Trần Hạnh viết: "Đây là ông bà nội mình. Ông 95 tuổi, bà cũng đã 85 tuổi. Nghỉ Tết, nghỉ lễ xong, cứ mỗi lần rời nhà đi học là ông bà mỗi người lại gọi ra một góc cho tiền. Ông bà già lắm rồi, gom góp được có vài đồng thôi nhưng nhất định phải để dành cho con cháu.
Nhìn đôi tay ông bà run run cầm tờ tiền đưa cho mình mà thấy nghèn nghẹn ở cổ họng. Có thể ông bà không biết cháu mình cần bao nhiêu tiền để trang trải cho cuộc sống ngoài kia, ông bà chỉ cần biết rằng có bao nhiêu là sẽ cho cháu bấy nhiêu. Vì rằng lúc nào họ cũng lo cháu mình không đủ ăn, đủ mặc, lo cháu buồn khi không bằng bạn bằng bè...".
Chỉ sau một thời gian ngắn chia sẻ, bài đăng đã nhận được vô số những lời bình luận đồng cảm từ những người cháu lúc nào cũng nhận được tình thương vô bờ bến từ ông bà. "Tôi cũng từng được bà cho tiền đi học đại học. Lần nào tôi về, bà cũng khóc vì nhớ. Bà nghèo vật chất nhưng giàu tình cảm. Bà có thể không cho tiền nhưng bao giờ cũng có một túi rau xanh, thêm túi ổi bà trồng. Bà đã mất khi tôi học đại học năm cuối.
Bây giờ tôi rất hối hận vì khi bà còn sống tôi chẳng nói với bà là tôi yêu bà. Vậy nên, những ai còn bà thì ngày ngày dù có bận hãy gọi về cho bà. Người già đôi khi chỉ cần được con cháu yêu thương thôi chứ đâu cần quần áo đẹp hay món ăn ngon...", một người cháu xúc động viết khi nhớ về bà của mình.
Bức hình khiến ai cũng thấy chính mình trong đó
Trong cuộc đời ai cũng có lúc ngồi trên chuyến xe, chuyến tàu, vẫy tay chào bố mẹ, ông bà của mình để ra đi học hành, lập nghiệp hoặc đơn giản hơn là trở về thành phố sau kỳ nghỉ đầy yêu thương chốn quê nhà. Mới đây, trên mạng xã hội các thành viên nữ chia sẻ với nhau bức ảnh ông bà ngoại chia tay cháu qua cửa kính ô tô gây xúc động.
Bức hình ông bà quyến luyến không muốn rời xa cháu ngoại. Nguồn ảnh FB nhân vật.
Bức ảnh chụp cho thấy, cả ông bà ngoại cùng tiễn cháu và con gái ra xe. Bà ngoại tươi cười, vẫy tay chào đứa cháu bé; nhưng có lẽ, trong lòng bà ước gì thời gian ngắn ngủi vài ngày trước được trở lại để ông bà, con cái, cháu ngoại lại được sum họp, đoàn tụ. Đứng ở phía xa, ông ngoại đứng nhìn đứa cháu âu yếm. Có thể ông không thể hiện nhiều tình cảm giống bà, nhưng nhìn ánh mắt ấy, ai ai cũng cảm nhận được sự trìu mến đong đầy.
Chỉ sau vài tiếng đồng hồ, bài đăng đã thu hút hàng ngàn lượt bình luận bởi ai cũng như thấy được chính mình trong câu chuyện đó. "Nhìn ảnh mà chảy nước mắt. Bố mẹ mình về già, chỉ mong được gần con cháu thôi. Đưa con về được vài hôm lại phải rời đi, ông bà buồn lắm, nhưng thương con, thương cháu, ông bà chẳng nói ra đâu".
"Bây giờ ông bà trở về nhà lại buồn hiu hắt, cứ nghĩ cảnh mấy hôm trước còn đông vui tiếng cười của con cháu, nay nhà lạnh tanh, còn hai ông bà lủi thủi với nhau, nghĩ mà thương".
"Lấy chồng xa là vậy đó, tủi thân vô cùng, cha mẹ nuôi nấng bao năm lớn khôn, chẳng những chưa báo đáp được lại còn ở xa, chả mấy khi thăm nom, chăm sóc. Cha mẹ thì thương con, nhiều khi ốm đau cũng cứ tự chịu đựng, chẳng nói cho con cái biết vì sợ các con lo lắng. Đúng là trên đời này, chỉ có ông bà, cha mẹ là thương con cái vô điều kiện".
Khoảng cách địa lý không làm hao mòn tình cảm gia đình
"Quan hệ ông bà - cháu còn gọi là quan hệ thế hệ thứ nhất (ông bà) và thế hệ thứ ba (cháu). Đây là mối quan hệ thân thiết, gần gũi. Ông bà dạy bảo thêm cho các cháu, giúp đỡ con cái mình trong công việc gia đình, trông trẻ nhỏ, chăm sóc nhà cửa, vườn tược, truyền thụ kinh nghiệm sống, cách ứng xử đúng đắn... Ông, bà là người gần gũi, dìu dắt cháu, chăm nom cháu khi cha mẹ vắng nhà. Đứa trẻ nào cũng được sống trong tình yêu thương ấm áp của ông bà.
Ngược lại, con cháu cũng là chỗ dựa về vật chất và tình cảm cho ông bà, để ông bà sống vui hơn, có ý nghĩa hơn. Trong trường hợp ông bà và cháu không sống chung, mối quan hệ ông bà - cháu không phải mối quan hệ trực tiếp, hằng ngày, ông bà và các cháu chỉ gặp nhau trong những dịp lễ, tết hoặc qua thư từ... Mối quan hệ đó tuy không sâu sắc như mối quan hệ ông bà - cháu sống chung trong gia đình ba thế hệ nhưng tình cảm giữa ông bà và các cháu vẫn là tình cảm gần gũi, thân thiết và là những kỷ niệm đẹp không thể nào quên...".
(Trích Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình)
Dương Nhi
Theo baophapluat.vn
Khám phá ngôi chùa có quả chuông nặng 9000 kg chưa đánh một lần Chùa Cổ Lễ là một quần thể kiến trúc đạo Phật và tín ngưỡng Việt Nam mang các yếu tố kiến trúc gô-tích ở thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, ngay sát quốc lộ 21A. Trong chùa có quả chuông Đại Hồng Chung lớn nhất nhì Việt Nam được Hòa thượng Thích Thế Long cho đúc vào năm 1936....