Nhân tố ‘thay đổi cuộc chơi’ trong cuộc chiến chống COVID-19
Do đại dịch COVID-19, việc nghiên cứu vaccine đã bùng nổ mạnh mẽ, nhất là nghiên cứu một thế hệ vaccine mới không cần dùng kim tiêm, mà sử dụng các công nghệ khác để tạo phản ứng miễn dịch mạnh hơn.
Hiện có 13 loại vaccine ngừa COVID-19 dạng xịt mũi hoặc dạng viên dùng đường uống đang được phát triển, trong đó một số đang được thử nghiệm lâm sàng tại Anh.
Vaccine ngừa COVID-19 do hãng dược phẩm AstraZeneca của Anh phối hợp với Đại học Oxford phát triển. Ảnh: AFP/ TTXVN
Trẻ nhỏ đã được phòng cúm định kỳ thông qua dung dịch xịt mũi và các thử nghiệm đang được tiến hành với các loại xịt mũi trong bảo vệ chống lại virus hợp bào hô hấp (RSV) gây bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ và người cao tuổi.
Tại Mỹ, các nhà nghiên cứu đã phát triển một vaccine xịt mũi, hy vọng sẽ ngăn hoặc làm chậm lại bệnh Alzheimer bằng việc kích thích các tế bào miễn dịch phá vỡ những mảng dày trong não liên quan đến chứng mất trí nhớ này. Những liều đầu tiên đã được dùng với các bệnh nhân mắc Alzheimer giai đoạn đầu hồi năm ngoái. Tiến sĩ Tanuja Chitnis, đứng đầu nghiên cứu, cho biết: “Nghiên cứu trong lĩnh vực này đã mở ra một hướng đi tiềm năng không chỉ trong điều trị bệnh Alzheimer mà trong cả các bệnh khác liên quan đến thần kinh”.
Giáo sư Ultan Power, về virus học tế bào tại Viện y học thực nghiệm Wellcome Wolfson thuộc đại học Belfast, nhận định trong cuộc chiến chống COVID-19, vaccine dạng này có thể là nhân tố thay đổi cuộc chơi. Ông cho biết: “Chúng sẽ là nhân vật chính trên con đường kiểm soát đại dịch. Các vaccine hiện tại rất tuyệt vời trong việc giảm ca bệnh nặng và tử vong, nhưng như chúng ta đã thấy với biến thể Omicron, việc giảm khả năng lây truyền là điều quan trọng. Các vaccine dạng xịt tạo phản ứng miễn dịch mạnh hơn và ngăn virus phát triển. Nhờ vậy có thể giảm số ca nhiễm, qua đó giảm cơ hội virus biến đổi và tìm cách né tránh hệ miễn dịch”.
Tiến sĩ Sandy Douglas, một chuyên gia vật lý dược liệu tại Viện Jenner thuộc Đại học Oxford, từng phối hợp nghiên cứu vaccine của hãng AstraZeneca, cho biết: “Nói một cách đơn giản, vaccine dạng xịt có thể đến được nhiều nơi của hệ miễn dịch mà các vaccine khác không thể”.
Video đang HOT
Theo ông Douglas, khi một vaccine được tiêm, chúng sẽ đi vào các node bạch huyết và tạo kháng thể IgG di chuyển trong cơ thể. Miễn dịch IgG này sẽ không ngăn lây nhiễm nhưng có thể giảm số ca bệnh nặng. Khi một vaccine được đưa vào bằng đường mũi, chúng tạo các kháng thể IgA cung cấp sự bảo vệ mạnh hơn chống các kháng nguyên, cũng như một dạng tế bào T miễn dịch lâu dài đặc biệt, được gọi là các tế bào T ghi nhớ cư trú bên trong tế bào. Chúng sống trong một tế bào đặc biệt như niêm mạc quanh hệ hô hấp.
Vì các kháng thể IgA và các tế bào T đặc biệt trên được tạo ra với một lượng lớn trong tế bào niêm mạc, như vách ngăn mũi, đường thở và ruột, chúng rất hiệu quả trong việc ngăn chặn virus và các bệnh lây nhiễm khác. Các kháng thể IgG cũng hiện diện trong tế bào niêm mạc nhưng không đủ tải lượng để ngăn chặn virus xâm nhập cơ thể và gây ra sự lây nhiễm.
Giáo sư Power cho rằng sự kết hợp các vaccine thông thường với các vaccine dạng uống và dạng xịt mũi có thể kiểm soát tốt đại dịch COVID-19. Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Douglas tại viện Jenner đã bắt đầu thử nghiệm lâm sàng với phiên bản vaccine xịt mũi của hãng AstraZeneca. Họ hy vọng một ngày vaccine này sẽ là “siêu” vaccine trước mùa cúm và cảm lạnh.
Quan sát lâm sàng cho thấy hệ miễn dịch được kích hoạt trong mũi và đường thở sẽ ngăn lây nhiễm hiệu quả hơn tại các điểm này, nhưng vaccine dạng viên dùng đường uống cũng tạo ra một miễn dịch ở niêm mạc tăng áp, bên cạnh nhiều lợi ích khác.
Vaxart, một công ty công nghệ sinh học có trụ sở tại Mỹ, đang nghiên cứu một vaccine dạng uống ngừa norovirus (virus dạ dày và ruột) khi đại dịch COVID-19 bùng phát và đã tìm ra cách bảo vệ một vaccine khỏi bị axit hóa trong dạ dày, đưa chúng vào khoang ruột. Công nghệ này đã được áp dụng với virus corona và kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II sẽ được công bố trong thời gian tới.
Các nghiên cứu sơ bộ cho thấy vaccine dạng viên kích hoạt các kháng thể IgA trong mũi và trong máu, cũng như tạo ra phản ứng tế bào T mạnh hơn. Vaccine này cũng giúp giảm nguy cơ lây nhiễm.
Tiến sĩ Sean Tucker, trưởng nhóm nghiên cứu Vaxart, cho biết: “Bằng cách cung cấp miễn dịch rộng hơn, chúng ta có thể giảm khả năng xuất hiện biến thể mới. Một vaccine dạng viên dùng đường uống có thể biến đổi cách thế giới được bảo vệ khỏi COVID-19 và các bệnh lây nhiễm khác vì dễ phân phối và sử dụng”. Ông nói thêm rằng: “Đây là những lợi ích lớn của các chương trình vaccine phòng bệnh vì không đòi hỏi lưu trữ ở nhiệt độ rất lạnh và ai cũng có thể uống”. Một ưu thế khác nữa là dùng vaccine dạng viên cho những người sợ kim tiêm. Nghiên cứu cũng khẳng định rằng dù vẫn có nguy cơ mắc COVID-19, nhưng loại vaccine này đã giúp giảm lây nhiễm cho 1/10 người ở Anh.
Hàn Quốc đẩy mạnh phát triển loại vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên tự bào chế trong nước
Các công ty dược Hàn Quốc đang đẩy mạnh phát triển loại vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên tự bào chế trong nước, bao gồm vaccine có khả năng chống biến thể Omicron.
Nghiên cứu viên của Công ty dược phẩm SK Bioscience (Hàn Quốc) nghiên cứu bào chế vaccine ngừa COVID-19. Ảnh tư liệu: Korea Herald/TTXVN
Theo số liệu mới nhất của Bộ An toàn thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc, tổng cộng 11 ứng cử viên vaccine ngừa COVID-19 đang được các công ty dược trong nước phát triển sau khi được phê duyệt thử nghiệm lâm sàng.
Một số công ty dược đã bắt đầu phát triển các vaccine đặc hiệu ngừa biến thể Omicron, hoặc đang nghiên cứu xem các ứng cử viên vaccine của họ có hiệu quả chống Omicron hay không, trong bối cảnh biến thể này đã trở thành biến thể chủ đạo tại Hàn Quốc kể từ cuối năm 2021.
Trong số các công ty đi đầu có công ty bào chế vaccine hàng đầu SK Bioscience - một chi nhánh của Tập đoàn SK- hiện đang tiến hành các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 trên toàn cầu đối với ứng cử viên vaccine của hãng.
Ứng cử viên vaccine GBP510 do SK Bioscience phát triển là ứng cử viên vaccine đầu tiên phát triển trong nước bước vào giai đoạn cuối cùng của thử nghiệm lâm sàng.
Công ty dược này cũng cho biết đang tiến gần tới thử nghiệm lâm sàng GBP510 ở trẻ em và thanh thiếu niên, và chuẩn bị thử nghiệm lâm sàng ở phụ nữ có thai.
SK Bioscience đặt mục tiêu bắt đầu giai đoạn 1 thử nghiệm lâm sàng các vaccine ngừa biến thể Omicron vào tháng 4 bằng việc sử dụng nền tảng GBP510.
SK Bioscience cũng đặt mục tiêu đưa ra kết quả tạm thời các thử nghiệm lâm sàng đối với GBP510 trong quý đầu năm 2022 và xin phê duyệt khẩn cấp từ cơ quan quản lý dược vào nửa đầu năm 2022.
SK Bioscience hướng tới thương mại hóa vaccine của công ty thông qua cơ chế vaccine toàn cầu COVAX của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sau khi nhận được được đánh giá sơ bộ của WHO về vaccine này vào cuối năm 2022.
Một công ty sinh học nhỏ hơn là Genexine cũng đang thử nghiệm hiệu quả của ứng cử viên vaccine GX-19N dựa trên DNA đối với biến thể Omicron.
Công ty cho biết đã hoàn tất thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2, tuy nhiên chưa công bố kết quả.
Trong mục tiêu đối phó với biến thể Omicron và số ca lây nhiễm tăng mạnh, Genexine cũng cho biết đã điều chỉnh GX-19N để sử dụng tiêm liều tăng cường trong thử nghiệm lâm sàng tiến hành tại Indonesia.
Một công ty nhỏ khác là Eubiologics tháng 1 vừa qua đã được cơ quan quản lý dược Hàn Quốc phê duyệt tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đối với ứng cử viên vaccine ngừa COVID-19 của công ty. Thử nghiệm lâm sàng toàn cầu hiện đã tuyển được gần 4.000 người tham gia.
Vaccine dạng xịt mũi có thể tạo ra những thay đổi lớn trong phòng ngừa COVID-19 Trong nghiên cứu nhằm xác định hiệu quả của vaccine ngừa COVID-19 dạng xịt mũi, các nhà khoa học Australia đánh giá đây là một sự cải tiến có thể tạo ra những "những tác động lớn" trên toàn cầu. Ảnh minh họa: AFP Chính quyền bang New South Wales (NSW) của Australia đã tài trợ 100.000 USD cho hai chuyên gia về...