Nhân tố Mỹ trong giá dầu: Washington xuất mạnh, không lo lỗ
Theo chuyên gia, Mỹ đã tính toán kỹ khi chọn thời điểm giá dầu giảm sâu để dỡ lệnh cấm xuất khẩu dầu vốn tồn tại suốt 40 năm qua.
Thời điểm thích hợp
Trong những ngày qua, giá dầu thế giới tiếp tục giảm xuống mức thấp kỷ lục mới sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) quyết định tăng mức khai thác lên 31,5 triệu thùng/ngày (trước đó là 30 triệu thùng/ngày) trong khi nguồn cung trên thế giới vẫn đang dư thừa. Nhiều kịch bản giá dầu đã được đưa ra, trong đó có cả kịch bản giá dầu về ngưỡng 20 USD/thùng. Trong bối cảnh đó, Mỹ bất ngờ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu đã tồn tại trong suốt 40 năm qua. Quyết định này được nhìn nhận là thay đổi lịch sử về chính sách năng lượng của Mỹ và có thể khiến giá dầu thế giới tiếp tục “dò đáy” trong thời gian tới.
Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu đã tồn tại trong suốt 40 năm qua.
Đánh giá về quyết định của Mỹ, Ths Bùi Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế Quốc tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới cho rằng, động thái này ẩn chứa nhiều toan tính, trong đó nó có thể kèm theo những ý đồ về địa chính trị và cũng nhằm trợ giúp người đồng minh châu Âu của Mỹ.
Điều đáng nói, khi ra quyết định Mỹ đã có một nền tảng vững chắc phía sau, đó là Washington đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc hạn chế dần các năng lượng hóa thạch và chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo. Hiện tại, công nghệ điện mặt trời, điện gió đang phát triển với tốc độ cực nhanh ở Mỹ. Từ khi ông Obama lên làm tổng thống đã muốn dùng ưu thế về công nghệ và cạnh tranh của nước Mỹ để nhanh chóng tạo ra những công nghệ mới. Rất có thể khi những công nghệ đó ra đời sẽ tạo ra trào lưu mới và chu kỳ tăng trưởng mới cho Mỹ cũng như kinh tế thế giới. Đây là yếu tố rất quan trọng vì phải có nguồn năng lượng thay thế thì Mỹ mới chấp nhận tung dầu ra vào thời điểm này.
Video đang HOT
“Nước Mỹ không bao giờ mạo hiểm từ bỏ một thứ chiến lược mà không chuẩn bị một thứ chiến lược khác sẵn sàng”, ông Sơn nhấn mạnh.
Về mặt lợi ích, theo ông Bùi Ngọc Sơn, các doanh nghiệp kinh doanh dầu của Mỹ nếu được xuất khẩu dầu thô sẽ thu lợi nhiều hơn vì hiện các doanh nghiệp này đang phải bán dầu ở trong nước thấp hơn giá bên ngoài tới 10 USD/thùng.
Một vũ khí vô cùng quan trọng Mỹ đang nắm trong tay đó là công nghệ khai thác dầu đá phiến. Theo một tính toán, chỉ cần giá dầu ở mức 40 USD/thùng là doanh nghiệp sản xuất dầu của Mỹ đã có lãi tới 10%. Tuy nhiên, trên thực tế, doanh nghiệp Mỹ còn có thể lãi cao hơn bởi những tiến bộ trong công nghệ khai thác dầu đá phiến có thể hạ chi phí xuống thấp hơn nữa. Chính vì thế, nếu doanh nghiệp Mỹ được xuất khẩu dầu với giá đắt hơn giá bán trong nước, họ sẽ được lợi thêm và sẽ tiếp tục cầm chịch thị trường.
Một ý đồ khác khi Mỹ quyết định gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu được ông Sơn dự đoán, đó là Mỹ có thể tiếp sức cho các đồng minh ở châu Âu đấu tranh với Nga trong vấn đề Ukraine. Thời gian qua, Moscow thường sử dụng chiêu bài năng lượng để gây sức ép với châu Âu, tuy nhiên một khi Mỹ xuất khẩu dầu, sức ép ấy khó có thể mạnh mẽ được như trước.
“Rõ ràng, Mỹ không tội gì không làm khi động thái ấy vừa đem lại lợi ích cho doanh nghiệp Mỹ, vừa giúp Mỹ tăng cường thế lực, gây áp lực trở lại đối với các quốc gia trước đây từng dùng dầu lửa để gây khó dễ cho Mỹ trong các vấn đề địa chính trị như Nga, Iran… Thậm chí ngay cả với lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, nếu Mỹ bung dầu ra bán với giá thật rẻ, lực lượng này cũng sẽ bị thiệt hại lớn”, Ths Bùi Ngọc Sơn đánh giá.
Trước lo ngại Mỹ có thể bị “gậy ông đập lưng ông” khi giá dầu suy giảm mạnh sẽ tác động tiêu cực tới hầu hết các nền kinh tế thế giới, ngay cả nền kinh tế dẫn dắt đà tăng trưởng của kinh tế thế giới như Mỹ, vị chuyên gia bày tỏ: “Giá dầu không tác động đến hầu hết các nền kinh tế thế giới mà chủ yếu là các nước có thu nhập trông đợi quá nhiều vào dầu lửa và không nghĩ đến việc chuyển hướng sử dụng năng lượng khác như Nga, Brazil, Venezuela… Đó không phải là những nền kinh tế lớn và chủ chốt trên thế giới. Một số quốc gia đó bị thiệt khi giá dầu giảm nhưng cái lợi của thế giới là sẽ có nhiều tiền cho tiêu dùng và nâng cao công nghệ, tăng trưởng về lâu dài tốt hơn.
Các nước xuất khẩu dầu lớn sẽ vẫn phải duy trì, thậm chí tăng sản lượng khai thác dầu bởi họ không còn cách nào, dù dầu rẻ hay không thì vẫn phải bán để lấy tiền. Như Nga chẳng hạn, các mỏ dầu ở Nga có chi phí khai thác khá rẻ vì không có công nghệ cao nên sống chết vẫn phải bán tài nguyên.
Theo_Báo Đất Việt
Dầu mỏ của Mỹ có khả năng sẽ tràn ngập thị trường quốc tế
Quốc hội Mỹ dự kiến sẽ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu đã kéo dài trong bốn thập niên, trong bối cảnh sản lượng "vàng đen" của nền kinh tế lớn nhất thế giới đã leo lên mức cao kỷ lục.
Đề xuất trên là một phần trong gói chi tiêu khổng lồ có giá trị lên tới 1.146 tỷ USD trong thời gian từ nay đến hết tháng 9/2016 đang chờ Quốc hội Mỹ thông qua.
Rõ ràng, những công ty dầu mỏ lớn của Mỹ như Exxon Mobil và ConocoPhillips sẽ là những đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ quyết định tháo gỡ rào cản đối với hoạt động xuất khẩu dầu mỏ.
Tuy nhiên, những lợi ích của việc này, theo các chuyên gia kinh tế, còn rộng lớn hơn thế.
Xuất khẩu dầu mỏ khởi sắc sẽ giúp thu hút đầu tư vào hoạt động sản xuất và vận chuyển mặt hàng này, kiến tạo thêm việc làm, giúp nguồn cung dầu khí ổn định hơn và cải thiện tình trạng thâm hụt thương mại của Mỹ...
Bên cạnh đó, việc Chính phủ Mỹ "bật đèn xanh" đối với hoạt động xuất khẩu dầu mỏ cũng sẽ giúp các đồng minh châu Âu của nước này, vốn đang phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng của Nga, có thêm lựa chọn (về nguồn cung).
Giới đầu tư cũng dự đoán quyết định này sẽ không tác động đáng kể tới thị trường dầu mỏ. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, các nhóm hoạt động vì môi trường lại quan ngại rằng việc các công ty năng lượng Mỹ đẩy mạnh hoạt động sản xuất và khai thác dầu sẽ tác động xấu tới môi trường.
Quyết định cấm xuất khẩu dầu được Washington áp đặt hồi năm 1975 trong bối cảnh Quốc hội nước này quan ngại về tình trạng thiếu nguồn cung sau khi giá năng lượng thế giới tăng vọt.
Cuộc cách mạng khai thác dầu đá phiến là một trong những nguyên nhân giúp Mỹ vươn lên trở thành một trong những quốc gia sản xuất dầu lớn của thế giới.
Theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, sản lượng dầu của nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tăng từ 5 triệu thùng/ngày lên 8,7 triệu thùng/ngày trong giai đoạn từ năm 2008-2014. Đặc biệt, sản lượng dầu thô của Mỹ trong năm 2014 đạt mức cao nhất kể từ năm 1985.
Theo NTD
Tổng thống Putin bị Thủ tướng Israel chất vấn Liên quan đến việc Nga dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu hệ thống S300PMU1 cho Iran, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vừa có cuộc chất vấn Tổng thống Putin qua điện thoại. Theo Sputnik, cuộc điện đàm giữa ông Benjamin Netanyahu và Tổng thống Nga diễn ra hôm 14/4. Nguồn tin dẫn lời phát ngôn viên của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov...