Nhân tố giúp kinh tế Nga trụ vững trước ‘bão trừng phạt’ của phương Tây
Nền kinh tế tương đối biệt lập trước thời điểm nổ ra chiến sự cùng với nguồn lợi thu được từ xuất khẩu năng lượng tăng vọt là tiền đề để kinh tế Nga chống chọi trước các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây.
Đồng rúp của Nga đã phục hồi mạnh mẽ bất chấp trừng phạt của phương Tây. Ảnh: THX/TTXVN
Đầu tháng 4, giới phân tích tại The Economist đã chỉ ra rằng dữ liệu ban đầu cho thấy kinh tế Nga không rơi vào ngưỡng sụp đổ như đánh giá, dự báo của nhiều người trong điều kiện Mỹ và đồng minh phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt ở cấp độ chưa từng có.
Dữ liệu cập nhật mới nhất một lần nữa ủng hộ luồng quan điểm này. Nhờ biện pháp kiểm soát dòng vốn cùng với quyết định dâng cao lãi suất, đồng rúp Nga đã lấy lại sức mạnh trước đồng USD, với tỉ giá quy đổi ngang với thời điểm trước khi Moskva mở chiến dịch tấn công quân sự ở Ukraine. Nga đồng thời vẫn thực hiện ổn thỏa các nghĩa vụ trả nợ quốc tế đối với các khoản trái phiếu phát hành bằng ngoại tệ.
Nền kinh tế thực cũng cho thấy những tín hiệu kháng cự tích cực. Thực tế, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Nga đã tăng 10% kể từ đầu năm, khi đồng rúp có thời điểm giảm giá mạnh, khiến giá hàng hóa nhập khẩu tăng cao. Việc các công ty phương Tây rời khỏi thị trường Nga cũng làm giảm nguồn cung hàng hóa. Số lượng các công ty trả lương chậm cho công nhân có xu hướng tăng.
Thế nhưng các thông số dùng để đo lường hoạt động kinh tế theo “thời gian thực” vẫn tương đối khả quan. Tổng tiêu thụ điện năng tại Nga chỉ giảm nhẹ. Sau khi cắt giảm chi tiêu trong tháng 3, người Nga giờ đây có xu hướng mạnh tay hơn cho các khoản chi cafe, đi nhà hàng, quán bar…. Đến ngày 29/4 vừa qua, Ngân hàng Trung ương Nga cũng ra quyết định giảm lãi suất cơ bản từ 17% xuống còn 14%. Kinh tế Nga suy yếu là sự thực, nhưng một số đánh giá cho rằng GDP của Nga giảm 15% trong năm nay bắt đầu cho thấy thiếu thực tế, quá bi quan.
Trước khi mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, Nga là nền kinh tế tương đối khép kín và điều này giúp làm giảm tác động tiêu cực từ các lệnh trừng phạt. Nhưng lý do lớn nhất giúp kinh tế Nga trụ lại là nguồn thu từ nhiên liệu. Từ ngày 22/4 đến nay, Nga đã thu về ít nhất 65 tỷ USD xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch qua đường biển và đường ống.
Thu ngân sách của chính phủ Nga đối với dầu mỏ, khí đốt, than đá xuất khẩu trong quý 1 năm nay đã tăng 80% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngày 4/5 vừa qua, Ủy ban châu Âu đã đề xuất thực thi lệnh cấm nhập khẩu toàn diện dầu mỏ Nga, với hạn chót là đến cuối năm nay. Nhưng từ giờ đến mốc thời gian đó, kinh tế Nga vẫn có được khả năng kháng cự tốt.
Mỹ, G7 và EU áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga
Ngày 6/4, Mỹ, cùng với Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga do liên quan tới xung đột ở Ukraine
Khách hàng mua rau củ quả tại một chợ ở Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Nhà Trắng, là một phần của nỗ lực này, Mỹ đang công bố các biện pháp kinh tế để cấm đầu tư mới vào Nga, đồng thời áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính "nghiêm khắc nhất" đối với ngân hàng lớn nhất, một số doanh nghiệp nhà nước quan trọng nhất... Các biện pháp trừng phạt tài chính sâu rộng này theo sau hành động của Mỹ vào đầu tuần này nhằm cắt các khoản tiền đã bị đóng băng của Nga tại Mỹ để thanh toán các khoản nợ.
Mỹ và hơn 30 đồng minh, đối tác đã áp dụng các biện pháp hạn chế kinh tế với phạm vi rộng nhất trong lịch sử. Các chuyên gia dự đoán Tổng sản phẩm quốc nội GDP) của Nga sẽ giảm tới 15% trong năm nay, ảnh hưởng tới thành quả kinh tế trong 15 năm qua. Lạm phát đã tăng vọt trên 15% và dự báo sẽ tăng cao hơn nữa. Hơn 600 công ty khu vực tư nhân đã rời khỏi thị trường Nga. Chuỗi cung ứng ở Nga đã bị gián đoạn nghiêm trọng và Nga rất có thể sẽ không duy trì được vị thế là một nền kinh tế lớn.
Chuyên gia lý giải nguyên nhân đồng Rúp Nga phục hồi phi thường Sau khi mất gần một nửa giá trị vào tháng Ba do các lệnh trừng phạt từ phương Tây, đồng Rúp Nga đã phục hồi lên mức cao nhất trong hơn hai năm qua. Theo đài RT, ông Sergey Kopylov, đối tác của công ty tư vấn BSC và là nhà nghiên cứu chính tại Đại học Kinh tế Nga Plekhanov, đã lý...