Nhân tình cũ của cựu vương Tây Ban Nha nói bị đe dọa
Corinna Larsen, nhân tình cũ của vua Juan Carlo, khai trước tòa rằng trùm tình báo Tây Ban Nha đe dọa mẹ con cô để thu hồi tài liệu hoàng gia.
Larsen, quốc tịch Đan Mạch, hôm 15/1 xuất hiện với tư cách nhân chứng trong phiên tòa diễn ra ở Madrid thông qua đường truyền video từ London, khai rằng cô có “mối quan hệ lãng mạn” với cựu vương Tây Ban Nha Juan Carlos, người thoái vị năm 2014, và được ông cung cấp một số thông tin, tài liệu tài chính hoàng gia.
Phiên tòa này được tổ chức để xử cáo buộc vu khống do tướng Felix Sanz Roldan, cựu lãnh đạo Cơ quan Tình báo Quốc gia Tây Ban Nha (CNI), đưa ra chống lại cựu tư lệnh cảnh sát Jose Manuel Villarejo, người đang là tâm điểm một số bê bối gián điệp kinh tế và chính trị ở Tây Ban Nha. Tướng Sanz Roldan là lãnh đạo CNI giai đoạn 2009-2019.
Villarejo, hiện ngồi tù chờ xét xử trong một vụ án khác, tuyên bố trên một chương trình truyền hình năm 2017 rằng Sanz Roldan đã đe dọa tính mạng Corinna và gia đình cô. Tướng Sanz Roldan bác bỏ, gọi đó là những cáo buộc “dối trá” và kiện Villarejo tội vu khống.
Corinna Larsen, nhân tình cũ của cựu quốc vương Tây Ban Nha Juan Carlos. Ảnh: TASS .
Video đang HOT
Larsen khai trước tòa án rằng tướng Sanz Roldan đã gặp cô ở London sau khi mối quan hệ của cô với nhà vua chấm dứt.
“Tướng Sanz Roldan đã giải thích các điều kiện, chỉ dẫn, khuyến nghị khác nhau, rằng nếu tôi không làm theo họ, ông ấy không thể đảm bảo an toàn tính mạng của tôi hoặc sự an toàn của con tôi”, Larsen nói trước tòa.
“Vua Juan Carlos và tướng Sanz Roldan đã tìm cách giải thích rằng nhà vua đang ra lệnh cho Sanz Roldan thực hiện những hành động này. Điều đó khiến tôi kinh hãi. Mọi người cũng sẽ kinh hãi”, cô nói tiếp.
Larsen sau đó trở về nhà ở Thụy Sĩ và phát hiện một cuốn sách về cái chết của Công nương Diana. Larsen sau đó nhận được cuộc điện thoại khó hiểu về các đường hầm, mà cô cho là ám chỉ đến tai nạn chết người của Công nương năm 1997. Cô xác nhận đã nói với Villarejo về những lời đe dọa này.
Larsen nói cô bị đe dọa vì nắm giữ “thông tin và tài liệu liên quan các giao dịch tài chính và kinh doanh của cựu vương cùng các thành viên hoàng gia”. Larsen tin rằng các nhân viên từ một công ty an ninh liên quan đến CNI đã đột nhập nhà và văn phòng của cô ở Monaco tháng 4/2012. CNI định đánh cắp tài liệu của cô, xóa sạch các tệp máy tính và cài đặt thiết bị giám sát.
Thông qua luật sư, vua Juan Carlos trước đây từ chối bình luận các cáo buộc khác nhau về hành vi sai trái nhằm vào ông. Luật sư hiện chưa đưa ra bình luận sau phiên tòa.
Sanz Roldan, người thừa nhận gặp Larsen ở London năm 2015, phủ nhận các cáo buộc, nhưng nói rằng chi tiết của cuộc trò chuyện là bí mật. “Đó là một lời nói dối, tôi chưa bao giờ đe dọa một phụ nữ và một đứa trẻ. Không bao giờ”, ông nói.
Tờ La Tribune de Geneve đưa tin Juan Carlos đã nhận 100 triệu USD từ cố quốc vương Arab Saudi Abdullah và chuyển 78 triệu USD cho Larsen vào năm 2012.
Juan Carlos lên ngôi sau cái chết của tướng Francisco Franco năm 1975 và đưa Tây Ban Nha đến với nền dân chủ. Tuy nhiên, danh tiếng của ông sau đó suy giảm mạnh do loạt bê bối và ông thoái vị để con trai Felipe kế vị năm 2014.
Ông rời Tây Ban Nha đến Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) vào tháng 8 năm ngoái để giảm bớt áp lực cho Vua Felipe khi các cáo buộc tham nhũng xuất hiện. Chính quyền Tây Ban Nha và Thụy Sĩ đang điều tra những cáo buộc này.
Cựu vương Tây Ban Nha đối mặt với cáo buộc rửa tiền
Tòa án Tối cao Tây Ban Nha ngày 4/11 công bố thông tin cho biết các công tố viên của nước này đã mở một cuộc điều tra sơ bộ về nghi án rửa tiền có liên quan đến cựu vương Juan Carlos.
Cựu vương Tây Ban Nha Juan Carlos. Ảnh: AFP/TTXVN
Các cuộc điều tra được tiến hành từ năm 2019, liên quan đến hàng loạt các hoạt động tài chính của cựu quốc vương Tây Ban Nha 82 tuổi này, hiện đang sống lưu vong ở Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Các cơ quan điều tra đã tiến hành truy xuất nguồn gốc và điều tra khả năng cựu quốc vương có liên quan đến các khoản tiền được gửi trong một số ngân hàng ở Tây Ban Nha do một doanh nghiệp Mexico và một sỹ quan thuộc Lực lượng Không quân Tây Ban Nha đứng tên.
Nguồn tin từ cơ quan chức năng Tây Ban Nha cho biết, các điều tra viên đã gửi nhiều yêu cầu pháp lý đến một số đối tác nước ngoài để xác định xem liệu các khoản tiền gửi trong tài khoản có qua mặt các cơ quan thuế vụ của Tây Ban Nha hay không. Nếu đủ chứng cứ, các cáo buộc có thể cấu thành tội rửa tiền và cựu vương Juan Carlos có thể bị truy tố do thực hiện các giao dịch chuyển tiền và sử dụng thẻ tín dụng sau khi ông thoái vị vào tháng 6/2014 - thời điểm ông không còn quyền miễn trừ với tư cách là nguyên thủ quốc gia.
Trước đó, năm 2018, cựu vương Juan Carlos bị điều tra do dính líu đến nghi án nhận "tiền hoa hồng" từ dự án làm đường sắt cao tốc của Saudi Arabia. Tháng 3/2020, ông tiếp tục bị nghi ngờ liên quan đến khoản tiền 100 triệu USD mà cố Quốc vương Saudi Arabia Abdullah đã chuyển vào tài khoản tại một ngân hàng tư nhân của Thụy Sĩ mà cựu vương Juan Carlos có quyền truy cập. Thông qua luật sư của mình, ông Juan Carlos, 82 tuổi, đã nhiều lần từ chối bình luận về những cáo buộc trên.
Tháng 8/2020, cựu vương Juan Carlos tuyên bố sẽ rời khỏi Tây Ban Nha nhằm tránh việc cá nhân của ông ảnh hưởng đến uy tín của con trai là Nhà Vua Felipe VI.
Ông Juan Carlos đăng quang vào năm 1975, sau cái chết của nhà độc tài Francisco Franco và tại vị trong suốt 38 năm trước khi thoái vị vào tháng 6/2014.
Tòa án Tây Ban Nha điều tra cựu nhà vua Juan Carlos tham nhũng Tòa án tối cao Tây Ban Nha đã mở cuộc điều tra cựu nhà vua Tây Ban Nha Juan Carlos như một phần của cuộc điều tra về một hợp đồng tàu hỏa cao tốc tại Saudi Arabia. Cựu nhà vua Tây Ban Nha Juan Carlos. (Nguồn: EFE) Tổng Công tố Tây Ban Nha ngày 8/6 thông báo công tố viên Tòa án...