Nhận tin F0 khó thở, bác sĩ ôm theo “nguồn sống” lao đến hỗ trợ
TP.HCM đang trải qua chuỗi ngày bùng phát dịch lớn nhất từ trước đến nay, vì vậy áp lực trên đôi vai những người ở tuyến đầu chống dịch cũng trở nên nặng nề hơn bao giờ hết.
Không chỉ làm việc quên mình ở các cơ sở điều trị, bệnh viện dã chiến mà lực lượng chức năng còn sẵn sàng có mặt bất cứ lúc nào các trường hợp F0 cách ly tại nhà cần.
Và để san sẻ vất vả với tuyến đầu, mới đây, 1.000 người của Học viện Quân y, Bộ Quốc phòng đã lên đường tăng cường cho TP.HCM. Ngay khi đến nơi, họ lập tức bắt tay vào công việc, trong đó có bác sĩ Nguyễn Duy Tân – học viên cao học tại học viện.
Bác sĩ Tân cùng nhân viên Trạm Y tế phường xuống tận nhà bệnh nhân hỗ trợ. (Ảnh: Tuổi Trẻ))
Theo Tuổi Trẻ, sáng 23/8, bác sĩ Tân cùng nhiều học viên khác được điều động đến Trạm Y tế phường 1, quận 6 chi viện. Dù vượt qua một chặng đường dài từ Hà Nội vào TP.HCM nhưng anh đã lao ngay vào “cuộc chiến thực sự”. Chỉ trong vài tiếng buổi sáng, bác sĩ Tân cùng nhiều cán bộ tiếp nhận tư vấn qua điện thoại cho khoảng 70 F0, lấy mẫu xét nghiệm cho hàng trăm người. Đặc biệt là giúp 2 F0 vượt qua thời khắc nguy hiểm.
Được biết, vào sáng cùng ngày, bác sĩ Tân cùng các nhân viên y tế phường nhận được thông tin về cụ ông 75 tuổi mắc Covid-19 sống một mình, lại có bệnh nền phổi tắc nghẽn mãn tính, tiên lượng rất nặng. Ngay lập tức, mọi người đã khẩn trương triển khai cấp cứu cho cụ ông, đồng thời liên hệ với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM để chuyển cụ đến điều trị.
Bác sĩ Tân cho biết: “Nếu không được can thiệp sớm có thể chiều hoặc tối nay bệnh nhân sẽ suy hô hấp rất nguy hiểm cho tính mạng”.
Hàng nghìn người của Học viện Quân y lên đường vào TP.HCM chống dịch. (Ảnh: Vietnamnet)
Đến trưa cùng ngày, khi bác sĩ Tân vừa ăn xong hộp cơm, trạm trưởng Trạm y tế phường 1, quận 6 lại hớt hải chạy vào gọi với giọng gấp gáp: “Tân ơi, Tân ơi, đi cấp cứu F0 với chị. Hẻm 34/18 đường Bình Tây. Nhanh lên Tân ơi”.
Anh Tân vội vàng mặc đồ bảo hộ và ôm theo bình oxy, cùng một sinh viên năm thứ 6 của Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam phóng xe máy đến địa chỉ trên. Sau 10 phút cố gắng len lỏi qua những con hẻm nhỏ, 2 người đã đến nơi. Lúc này, F0 đang lên cơn khó thở, trong nhà còn 6/7 người khác cũng nhiễm bệnh.
Trước tình thế cấp bách, mỗi phút giây đều quý giá, bác sĩ Tân đã trực tiếp ôm bình oxy chạy thật nhanh qua con hẻm để vào nhà bệnh nhân, “lao như bay” lên tầng 2, nơi một người đàn ông ngoài 50 tuổi đang nằm trên giường thở khó nhọc. Sau khoảng 20 phút thăm khám, hỗ trợ, bệnh nhân dần ổn định trở lại.
Bác sĩ Tân ôm bình oxy chạy vào con hẻm. (Ảnh: Hoàng Lộc)
Trước đó, trong ngày xuất quân vào miền Nam chống dịch, trưởng đoàn, đại tá Nguyễn Anh Tuấn – Hệ trưởng sau đại học của Học viện Quân y chia sẻ trên Thanh Niên: “Lần này chúng tôi vào là đi vào cộng đồng, ở cùng dân, ở với F0. Bất cứ lúc nào dân cần thì lực lượng của chúng tôi có mặt.”
Với tinh thần vào “ở với F0″, không chỉ bác sĩ Tân mà còn rất nhiều học viên khác của Học viện Quân y đã bắt tay vào “cuộc chiến với Covid-19″ ngay sau khi được sắp xếp về các địa phương. Như tại Trạm Y tế phường 12, quận Tân Bình, bác sĩ Đào Huy Hiếu (học viên sau đại học Học viện Quân y) cùng 2 cộng sự là sinh viên năm thứ 5 không dành lấy 1 phút nghỉ ngơi mà làm việc ngay.
Buổi lễ xuất quân tại Học viện Quân y diễn ra sáng 21/8. (Ảnh: Bộ Quốc phòng)
Mặc dù phải liên tục tiếp nhận nhiều cuộc điện thoại nhờ tư vấn từ các F0 nhưng bác sĩ Hiếu và các học viên vẫn hết sức bình tĩnh, giải thích cho bà con hiểu từ những điều nhỏ nhất. Chia sẻ với Thanh Niên, bác sĩ Hiếu nói: “Bà con nhiễm Covid-19, triệu chứng rất nhẹ nhưng rất sợ hãi lo lắng. Chúng tôi đã được trang bị oxy, máy SpO2, thuốc cơ bản để điều trị bệnh nhân có triệu chứng hoặc nhẹ, có thể hỗ trợ bệnh nhân nhiều. Không chỉ ngồi tại chỗ mà còn cơ động đến hỗ trợ người già không đi được. Có chúng tôi, có gì bà con cứ gọi”.
Lực lượng quân y đến tận nhà F0 hỏi thăm. (Ảnh: Thanh Niên)
Trong khi đó, sinh viên quân y Trịnh Văn Sơn – 1 trong 2 người phụ việc cho bác sĩ Hiếu cũng bày tỏ sự lạc quan, tâm sự rằng đây chính là bài thực hành khó nhất đời sinh viên nhưng cũng là bài học quý giá cho đời bác sĩ sau này.
Với tinh thần và sự quyết tâm của “màu xanh áo lính” này, hi vọng trong một ngày không xa, dịch bệnh tại TP.HCM nói riêng và trên cả nước nói chung sẽ bị dập tắt hoàn toàn.
Nữ tình nguyện viên đi test Covid được gia chủ tặng chó mang về
Mới đây, trên mạng xã hội đã xuất hiện đoạn clip một nữ tình nguyện viên trên tay ôm một chú chó trắng vui vẻ di chuyển từ trong ngõ nhỏ ra ngoài đường kèm theo dòng trạng thái: "Sau 3 tháng đi chống dịch, tôi đã chai mặt gặp gì cũng xin người dân. Nay xin cả con chó luôn".
Cô gái mở lời "xin tạm" chú chó, vậy mà được cho thật. (Ảnh: Chụp màn hình)
Thì ra sau khi lấy mẫu xét nghiệm cho cư dân trong ngõ cùng các đồng nghiệp, cô gái này đã được chủ một gia đình tặng lại luôn chú chó của mình. Nữ tình nguyện viên vô cùng vui vẻ, bồng bế, liên tục vuốt ve chú chó ra về trong sự ngỡ ngàng của cả hàng xóm lẫn những người trong nhóm: "Trời ơi con nhỏ đi test Covid-19 mà bắt được luôn con chó về" - một người đàn ông nói trong clip.
Đến ngay cả những đồng nghiệp đang đứng đợi bên ngoài thấy cô gái ôm chú chó ra cũng bất ngờ. Họ còn tưởng rằng chủ nhân của nó chỉ đùa thôi và khuyên cô mang trả lại. Song cô gái liên tục khẳng định là họ cho thật, thậm chí còn vừa đi, vừa ngoái nhìn lại đằng sau xem có ai gọi đòi lại hay không.
Nữ tình nguyện viên vui vẻ cười tít mắt còn chú chó trông hơi hoang mang. (Ảnh: Chụp màn hình)
Cô gái test Covid-19 xong được tặng cả một chú chó mang về. (Clip: Tiktok)
Có lẽ nhìn thấy chú chó trắng đáng yêu lại vô cùng mũm mĩm này, nữ tình nguyện viên đã không kìm được mà đem lòng yêu thích. Song trái với vẻ vui mừng của cô gái thì chú chó mặc dù rất ngoan nhưng gương mặt lại vô cùng hoang mang, có thể do lạ người và cũng là không biết mình bị đưa đi đâu nữa.
Đoạn clip đã thu hút đến hơn 500.000 lượt xem cùng hàng nghìn lượt bình luận. Hầu hết đều tỏ ra thích thú trước biểu cảm của chú chó cùng với khả năng "xin dạo" xuất sắc của cô gái.
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có nhiều người tỏ ra lo lắng chú chó sẽ buồn vì đã được nuôi lớn đến như vậy mà lại phải xa gia đình đang sống cùng. Ngoài ra, với việc cô gái còn làm nhiệm vụ chống dịch, cư dân mạng cũng tò mò liệu cô có đủ thời gian để chăm sóc cho chú chó này hay không.
Cô gái ngồi đầu ngõ ôm chú chó rất lâu rồi mới đi. (Ảnh: Chụp màn hình)
Liên hệ với nữ chính trong clip, chúng tôi được biết cô gái có tên Lê Thanh Hồng Bảo Ngân (sinh năm 1999), bắt đầu tham gia công tác tình nguyện từ tháng 6/2021. Ngân cho biết sau khi test nhanh cho một cặp vợ chồng ở trong ngõ và nhận kết quả âm tính, thấy chú chó dễ thương nên chọc vui ai ngờ được cô chủ nhà tặng lại luôn.
"Cô ấy kể rằng chồng cô trước đó có phạt nó và không muốn nuôi nên nó cũng giận mà không vào nhà, chỉ nằm ở vỉa hè nhà cạnh bên. Mấy cô chú trong xóm bảo thường ngày nó hung hăng lắm, không ai ẵm được hết. Mà chỉ có em ẵm được nên chủ bảo là do em với nó có duyên nên tặng cho em.
Cô chủ cho xong cũng lau hai hàng nước mắt vì chó nuôi được 12 tháng rồi. Mà cô sợ cho người khác thì nó không được an toàn. Thấy em thương động vật nên cô mới cho." - Bảo Ngân chia sẻ.
Phần lớn những ý kiến bình luận đều thích thú với đoạn clip này. (Ảnh: Chụp màn hình)
- Một công đôi việc luôn đấy. Đi bắt "Cô Vy" tiện tay bắt luôn con chó.
- Nhìn em chó ú nu thế kia chắc chủ hết cơm hết gạo nuôi rồi.
- Nhìn mặt chú chó hoang mang, ngơ ngác hài hước ghê. Như kiểu sợ bị bế đi cách ly ý.
- Trời ơi người lạ ôm mà nó nằm ngoan im ru luôn kìa. Bảo sao không cưng muốn bắt về chứ.
- Nhưng mà chó lớn thế này chắc nhà nuôi cũng lâu rồi nhỉ. Sao nỡ cho đi vậy. Nó chắc buồn đấy.
Hiện đoạn clip vẫn đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Bạn nghĩ sao về câu chuyện này của nữ tình nguyện viên, hãy chia sẻ cho chúng tôi biết nhé.
Album trai đẹp hỗ trợ thức ăn được chị em mong chờ nhất lúc này Khi nghe tin quân nhân vào chi viện Sài Gòn, chị em không chỉ quan tâm đồ ăn thức uống, mà còn tranh thủ "tia" trai đẹp. Nhiều người còn nhận định trận này "chống dịch, chống luôn cả ế". Nhan sắc thế này bảo sao chị em không sốt rần rần. (Ảnh: T.T) Mạng xã hội đang chia sẻ ảnh các anh...