Nhận thưởng Tết, chồng biếu nhà nội 20 triệu nhưng biếu nhà ngoại “tận” 2 con gà
Mấy cô bạn thân nghe tôi kể chuyện thì ai cũng ghen tỵ lắm, bảo số tôi sướng, lấy chồng không phải lo lắng tiền bạc cũng như động tay chân làm việc gì. Thế nhưng nhàn rỗi rồi phụ thuộc kinh tế cũng chán lắm thay.
Chúng tôi quen nhau qua sự mai mối của vài người bạn. Anh hơn tôi 11 tuổi, đến khi hai đứa sắp kết hôn tôi mới biết anh sở hữu một công ty nho nhỏ. Anh là người tốt, chiều chuộng tôi song chỉ phải cái hơi gia trưởng và vô tâm. Trong khoảng thời gian yêu nhau, nhiều lần hai đứa cũng nảy sinh mâu thuẫn chỉ vì điều này song tôi nghĩ trên đời này có ai hoàn hảo cả. Tôi tin anh sẽ là một người chồng, người cha tốt.
Bố mẹ chồng tôi vẫn đang công tác ở quê nên không muốn chuyển lên sống cùng con cái. Thực lòng việc không phải sống cùng với bố mẹ chồng khiến tôi cũng khiến tôi phần nào thở phào nhẹ nhõm. Chồng tôi là con trai cả, vốn tính lại gia trưởng, chỉ nghĩ đến cuộc sống làm dâu thôi tôi đã thấy tương lai mờ mịt rồi.
Ngày tôi đưa bạn trai về ra mắt, gia đình ai nấy đều mừng rỡ. Bố mẹ tôi thấy anh lớn tuổi, chững chạc nên mừng lắm. Tôi biết họ cảm thấy phần nào an tâm hơn vì có thể gửi gắm con gái cho một người đàn ông trưởng thành, biết suy nghĩ.
Hàng xóm nhà tôi cũng được dịp ra ngó vào xem. Tôi thấy mình 27 tuổi kết hôn cũng là chuyện bình thường nhưng với họ thì tôi đúng là “quả bom nổ chậm” trong nhà, giờ không chỉ sắp lấy chồng mà chồng còn có điều kiện như vậy, với họ chẳng khác nào tôi “trúng quả”.
Ảnh minh họa.
Chồng tôi không còn trẻ trung gì nữa, lại là con trai cả trong nhà nên bố mẹ chồng tôi ngóng cháu lắm. Từ khi anh đưa tôi về ra mắt, bố mẹ anh đã chia sẻ quan điểm này với tôi. Tôi thì suy nghĩ là chuyện con cái rất quan trọng, tôi cũng không phải mới đôi mươi nên cứ có là đẻ thôi, vợ chồng không định kế hoạch.
2 tháng sau khi kết hôn, tôi may mắn đậu thai luôn. Gia đình hai bên biết tin thì đều mừng lắm. Bố mẹ chồng còn gửi xuống cả thùng thức ăn sạch từ quê, bố mẹ tôi thì ngày nào cũng gọi điện hỏi han tình hình, không biết con có ăn uống được gì không. Cũng may tôi không bị nghén nhiều nên thi thoảng có nôn song sức khỏe nhìn chung không bị ảnh hưởng.
Vậy mà khi thai được hơn 11 tuần, tôi suýt sảy thai khi bị ra máu. Chồng thì đi công tác ở tỉnh, nhà chẳng có ai nên một mình tôi gọi taxi đi khám trong sợ hãi. Tôi đã khóc trên đường đến phòng khám vì sợ có chuyện không hay xảy ra.
Bác sĩ nói tôi bản thân cơ địa yếu, cổ tử cung thấp, có vách ngăn đôi nên khó giữ thai hơn bình thường. Sau khi thăm khám, cầm đống thuốc về nhà và cuốn sổ ghi đầy đủ lời dặn dò của bác sĩ mà lòng tôi nặng trĩu.
Video đang HOT
Chồng tôi đang đi công tác, nghe thấy vợ nói vậy nên về ngay. Đọc những lời dặn dò của bác sĩ xong, anh nói tôi viết đơn xin nghỉ việc luôn để ở nhà dưỡng thai, sau này con cứng cáp rồi đi làm lại. Tôi cũng thích đi làm vì dù gì phụ nữ tự lập được vẫn thích hơn thế nhưng việc dọa sảy một lần đã khiến tôi sợ lắm rồi. Nghe lời chồng, tôi nộp đơn xin nghỉ để có thể chuyên tâm hơn cho việc gia đình.
Chồng tôi thuê người giúp việc theo giờ để vợ ở nhà không phải lo việc nặng nhọc. Mấy cô bạn thân nghe tôi kể chuyện thì ai cũng ghen tỵ lắm, bảo số tôi sướng, lấy chồng không phải lo lắng tiền bạc cũng như động tay chân làm việc gì. Thế nhưng nhàn rỗi quá cũng chán lắm. Bác giúp việc chỉ đến dọn dẹp với nấu cơm 2 tiếng rồi về, tôi ở nhà chẳng biết trò chuyện cùng ai, chỉ chờ giờ chồng đi làm về.
Năm nay không có tháng nhuận nên cảm giác Tết đến nhanh quá, tôi có rảnh rỗi xem các món quà Tết cho hai bên bên nội ngoại. Đúng là càng ngày, các mặt hàng càng phong phú. Tôi xem mà hoa hết cả mắt không biết chọn món nào hay biếu tiền luôn như nhiều nhà vẫn làm nên hỏi ý kiến chồng.
“Em xem mà loạn hết lên, không biết biếu gì bố mẹ hai bên anh ạ. Anh có ý gì không?”.
“Năm nay mình về quê ăn Tết với ông bà nội thì cứ gửi bố mẹ 20 triệu gọi là để bố mẹ sắm Tết. Anh định đổi tivi cho ông bà nhưng thôi để ra Giêng thời gian cho thoải mái. Còn ông bà ngoại thì anh đã đặt một đôi gà đẹp để ông bà ăn Tết rồi”.
Ảnh minh họa.
Thực sự tôi nghĩ với bố mẹ, ngày Tết hạnh phúc nhất là được quây quần với con cháu thôi. Thế nhưng nghe những câu nói của chồng mà tôi chạnh lòng quá. Vì sao anh có thể nghĩ rằng sẽ biếu bên nội 20 triệu rồi còn mua tivi mới cho ông bà mà chỉ biếu bố mẹ tôi một cặp gà?
Là tôi quá nhạy cảm hay vì anh cho rằng con gái đi lấy chồng rồi là con nhà người ta. Thêm nữa tôi lại không đi làm, kinh tế phụ thuộc hết vào chồng, liệu đó có phải là lý do anh cho rằng nhà ngoại thế nào cũng được?
Tết nhất đến nơi, ngày nằm ổ cũng sắp đến mà sao tôi buồn quá. Nếu như còn đang đi làm, có tiền riêng, tôi nhất định sẽ biếu bố mẹ một cái Tết tươm tất. Đúng là cảnh sống phụ thuộc sao mà khổ quá thay.
Theo Khám phá
Tranh cãi biếu Tết nhà nội, nhà ngoại và "hiến kế" của các nàng dâu
Không ít cặp vợ chồng mỗi khi đến Tết là lại tất bật, lo sắm sửa và tiền biếu Tết nội ngoại hai bên. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc góp Tết, biếu Tết cũng được vợ và chồng đều cảm thấy thoải mái.
"Cảm giác bên trọng bên khinh"
Đó là lời chia sẻ của chị Hồng Nhung (Sơn La), chị chia sẻ chị lập gia đình cách đây 2 năm, nhà chồng chị quê ở Bắc Giang. Vợ chồng chị ngày thường chung sống với nhau rất vui vẻ, hạnh phúc. Nhưng, cứ mỗi khi đến Tết là gia đình lại "khúc mắc" chuyện góp Tết hai bên nội ngoại.
Chị Hồng Nhung tâm sự: "Con gái đi lấy chồng là theo nhà chồng, chỉ có dịp lễ Tết mới có cơ hội để báo hiếu lại nhà ngoại. Tết đến, tôi thường bàn chồng là "biếu nhà ngoại 10 triệu tiêu Tết, nhà nội 5 triệu" nhưng chồng tôi không đồng ý, chồng có nói phải chu toàn cho nhà chồng nhiều hơn. Một là cho bằng nhau hai là không cho. Điều này khiến tôi vô cùng chạnh lòng".
Tranh cãi chuyện biếu Tết, góp Tết nhà nội nhà ngoại (Ảnh minh hoạ).
Theo lời chia sẻ của chị Nhung, con gái một khi đã đi lấy chồng thì việc đầu tiên là chu toàn nhà chồng. Nhưng, bản thân chị cũng muốn làm trọn đạo hiếu với nhà ngoại, bố mẹ đẻ... ấy vậy mà chồng của chị không hiểu, khiến chị có cảm giác bên trọng bên khinh.
Tương tự trường hợp của chị Hồng Nhung, chị Thu Thuỷ (Thái Bình) phàn nàn: "Vợ chồng tôi đã không ít lần tranh cãi nhau chuyện góp Tết nhà nội, nhà ngoại. Thậm chí, có lần chúng tôi giận nhau đến cả tuần vì cứ tôi đưa ra việc góp nhà ngoại nhiều hơn nhà nội một chút là anh ấy lại nói này kia".
Chị Thu Thuỷ cũng bộc bạch, chị chỉ nghĩ đơn giản cả năm cả tháng đi làm dâu nhà chồng, phục vụ nhà chồng rồi thì ngày Tết biếu bố mẹ đẻ hơn chút ít cũng không sao. Thế nhưng, việc này lại khiến chồng chị không đồng tình, rơi vào trạng thái căng thẳng...
"Điều tôi lo sợ nhất chính là cả hai vợ chồng không tìm được tiếng nói chung trong việc biếu quà Tết nội ngoại, để tránh căng thẳng, tôi cũng đành xuống nước và làm theo ý chồng dù trong thâm tâm tôi không thật sự hài lòng", chị Thu Thuỷ chia sẻ về giải pháp của mình.
Các nàng dâu "hiến kế"
Liên quan đến câu chuyện góp Tết, biếu Tết nhà nội nhà ngoại, chia sẻ với PV báo Người Đưa Tin, hotmom Nguyễn Ly Ly (Hà Nội) bày tỏ.
"Nhà tôi không có quy định góp Tết hai bên nội ngoại, mà là bản thân tự cân đối. Cuối năm khi chồng có tiền thưởng về thì tôi cân đối, biếu ông bà nội một ít, ông bà ngoại một ít để ông bà sắm sửa thêm", chị Ly Ly bật mí chuyện biếu Tết nhà mình.
Chị Ly Ly luôn coi hai bên nội ngoại như nhau nên không bị khó xử.
Cũng chia sẻ thêm, chị Ly Ly cho biết gia đình chị không có chuyện tranh cãi biếu Tết nhà nội nhà ngoại, nhà nào hơn kém, ít nhiều: "Thường nhà tôi chia đều nội ngoại như nhau, hai bên đều sống tình cảm, chan hoà không gây ra sự ức chế, khó chịu cho nhau nên chuyện quà Tết, biếu Tết của gia đình tôi cũng rất nhẹ nhàng".
5 năm làm dâu, chị Phan Chung (hiện đang là giám đốc kinh doanh tại Gia Lai) cũng khẳng định hai vợ chồng chưa hề tranh cãi gì việc biếu Tết nhà nội nhà ngoại.
Chị Phan Chung cũng thống nhất với chồng biếu Tết nhà nội nhà ngoại như nhau.
"Vì gia đình nhà nội và nhà ngoại gần nhau nên hai vợ chồng tôi đều ăn Tết hai bên, thường sẽ ăn Tết nhà chồng trước. Cha mẹ nào cũng là cha mẹ nên việc góp Tết, biếu quà 2 bên nội ngoại vợ chồng tôi đều thống nhất biếu như nhau. Thông thường, tôi hay mua quà bánh trái để sắp đặt lên bàn thờ tổ tiên. Quần áo cho cha mẹ hai bên. Còn năm nay, tôi biếu cả tiền và bánh kẹo", chị Phan Chung chia sẻ về việc biếu quà Tết nội ngoại.
Việc góp Tết, biếu Tết không có công thức chung!
Trao đổi với PV, chuyên gia tâm lý Lê Thị Tuý cho rằng việc góp Tết không có công thức nào chung, mà tuỳ thuộc vào việc vợ chồng trao đổi phân chia nhau.
"Phải xác định, việc nhà nội nhà ngoại là việc của cả hai vợ chồng, cần phải liệt kê xem bố mẹ hai bên cần phải mua sắm thêm gì. Bên cạnh đó, trong xã hội hiện đại, việc đối nội đối ngoại không chỉ là việc của riêng người phụ nữ mà cần người chồng cũng san sẻ cùng. Có như vậy, mọi việc mới suôn sẻ và Tết diễn ra đầm ấm theo đúng nghĩa", chuyên gia Lê Thị Tuý cho biết thêm.
Theo nguoiduatin.vn
Cả năm ở cùng bố mẹ chồng, có 3-4 ngày về Tết nhà ngoại mà chồng tôi lúc nào cũng mặt nặng mày nhẹ Cứ nghĩ đến Tết là tôi lại thấy buồn mọi người ạ cho dù cứ cách một năm tôi lại được về ăn Tết nhà bà ngoại từ chiều mùng 1 Tết. Chưa lần nào về quê vợ mà 2 vợ chồng tôi không cãi nhau. Điều này khiến tôi rất buồn và mệt mỏi. Chồng tôi là người Hà Nội. Tôi là...