Nhân thêm lòng tốt
Hơn một tuần sau khi bài viết “Giúp người nghèo một bữa no” , chúng tôi quay trở lại con hẻm trên đường Hồ Hảo Hớn (Q.1, TP.HCM) để gặp lại chị Đoàn Thu Thủy, người đã giúp những người bán vé số có một bữa ăn sáng.
Cô Hà Lan Phương nói chuyện với bà cụ Sương – Ảnh: My Lăng
Từ bữa ăn sáng
Bà chủ quán ăn sáng (hẻm 81 đường Hồ Hảo Hớn) tươi cười kể: “Từ ngày mọi người đọc Tuổi Trẻ thấy tấm gương chị Thủy, nhiều khách tới ăn cũng hay mời mấy ông bà lão bán vé số ở đây lắm”.
Chị Thủy là nhân viên Xí nghiệp thoát nước lưu vực nam Nhiêu Lộc (P.Cô Giang, Q.1), hiện sống tại Q.7. Chồng chị Thủy làm cùng ngành, là nhân viên Xí nghiệp thoát nước lưu vực bắc Tàu Hủ (Q.8). Vợ chồng chị đã có một bé gái 5 tuổi.
Nói về mình, chị Thủy chỉ giải thích một cách giản dị: “Việc làm của tôi không có gì lớn lao. Trong công ty tôi có mấy chị em cũng hay giúp người nghèo một bữa ăn sáng hay ăn trưa. Mấy ngày nay sau khi báo Tuổi Trẻ đăng, tôi đến đây thấy có một số người khách gặp những người già bán vé số cũng gọi lại, mời ngồi xuống ăn sáng và trả tiền cho họ. Tự nhiên tôi cảm thấy vui vui”.
Đến bốn năm đưa cơm
Trong cái nắng một buổi trưa đầu tháng 3, cô Hà Lan Phương (61 tuổi, Q.5) dẫn chúng tôi đến thăm bà Hà Minh Sương (82 tuổi). Đó là một ngôi nhà ẩn khuất trong con hẻm của đường Lò Siêu (Q.11), xộc ra mùi hôi và khai đến nhức mũi.
Đằng sau cánh cửa cũ kỹ, ọp ẹp được đan bằng tấm lưới sắt han gỉ kia là một bà lão người Hoa, không biết nói tiếng Việt, sống côi cút một mình. Năm 21 tuổi mất chồng, 49 tuổi mất con gái – đứa con duy nhất – người phụ nữ bất hạnh quay quắt trong nỗi cô đơn.
Thương cảnh người đàn bà đơn côi, hơn mười năm trước, mỗi lần nấu canh hầm xương hoặc canh hầm thuốc bổ là cô Phương lại mang sang. Khi đó bà Sương vẫn còn đủ sức nấu cơm. Gần ba năm nay sức yếu, tuổi lại cao, bà cụ trở nên lú lẫn, hay đi nhặt đủ thứ rác mang về chất đầy nhà. Thỉnh thoảng cô Phương lại sang nhà cụ tổng vệ sinh.
Bà Sương yếu tới mức không nấu cơm được nữa. “Tôi thấy thương quá nên cứ chiều chiều chừng 4g là mang cơm qua cho cụ. Mình ăn gì cụ ăn đó”, cô Phương bảo.
Gần ba năm nay, cô Phương và chồng cứ lặng lẽ chia sẻ bữa cơm với một bà lão không thân thiết ruột rà ấy. Nắng cũng như mưa, có những lúc bận rộn hay đói đến mấy cũng phải tranh thủ mang cơm qua cho bà cụ đúng 16g.
Video đang HOT
“Mình sợ bà đói, tuổi già không chịu được”, cô Phương giải thích.
Không chỉ có vợ chồng cô Phương mà vài người dân quanh con hẻm nhỏ trên đường Lò Siêu ấy cũng bảo nhau đùm bọc, cưu mang bà cụ côi cút. Hằng tháng, chị Lai Ngọc Kinh (chủ một cửa hàng bán điện thoại di động ở Q.6) đều gửi cho em gái 800.000 đồng để mua cơm cho bà Sương.
Trước đây, chị Kinh cũng ở gần con hẻm này nhưng sau đó chuyển nhà qua Q.6. Trước khi đi, chị đưa tiền và dặn em gái mình là Lai Ngọc Linh mỗi ngày mua cơm trưa và tối cho bà cụ. Chị Ngọc Linh (46 tuổi) cho biết: “Thấy vợ chồng cô Phương cứ chiều chiều mang cơm qua nên 19g-20g tui mới mua cơm cho bà cụ”.
Và cặp gà của Hiếu…
Một câu chuyện khác gây niềm xúc động cho cô Phương là chuyện của bé Hiếu, một cậu bé bị ung thư xương, đã mất. Sau khi gặp bé trong Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình ở Q.5, cô coi đó là cơ duyên và vận động những người mình quen thân để có một số tiền khá lớn điều trị cho Hiếu. Nhưng cuối cùng vẫn không cứu được cậu bé.
Biết chị Nguyệt – mẹ của Hiếu – còn hai đứa con nhỏ, chồng bỏ đi, cô Phương lại huy động bạn bè được một số tiền và đưa cho chị Nguyệt để lo cho hai đứa còn lại. Tết năm ngoái, chị Nguyệt từ Đồng Nai lên mang theo hai con gà biếu ân nhân. Trước đây, khi biết bé Hiếu bị bệnh, có người đã tặng em hai con gà nuôi cho vui.
Khi Hiếu mất, mẹ bé đã nuôi thành một bầy gà và muốn gửi chút quà quê để thể hiện tấm lòng của mình.
Chuyện chị Thủy, cô Phương làm cho người ta thấy ấm lòng trước những t ấm lòng Sài Gòn bình dị, ngọt ngào giữa chốn phố thị vốn quá nhiều bon chen, vội vã.
MY LĂNG – ĐỖ PHI
Theo Tuổi Trẻ
Ra Tháp Rùa thăm "nhà mới" của cụ Rùa
Sáng ngày 2/3, PV đã ra tận Tháp Rùa để trực tiếp ghi nhận những hình ảnh đầu tiên về việc dựng "nhà mới" chữa trị cho cụ Rùa Hồ Gươm.
Theo kế hoạch lai dẫn cụ Rùa về bể nổi cạnh chân Tháp Rùa để chữa trị vết thương đã được UBND TP Hà Nội chính thức phê duyệt, ngày 2/3, công việc dựng "nhà mới" cho cụ Rùa đã được tiến hành.
Trước đó, ngày 1/3, đơn vị thi công đã tiến hành nạo vét vật liệu xây dựng thải bị bỏ lại xung quanh chân tháp.
Hàng ngàn bao tải cát đã được đưa xuống khu vực từ các mô bê-tông xung quanh tháp (kết quả của dự án xây đường dạo bốn xung quanh Tháp Rùa từ nhiều năm trước) để mở rộng diện tích mặt bằng chân Tháp Rùa. Đây sẽ là nơi đưa cụ rùa lên chữa trị vết thương.
Bể lưu giữ cụ rùa trong thời gian chữa trị được dựng bằng các lưới sắt mắt cáo vây ba hướng. Một cửa mở duy nhất là điểm lên chân Tháp Rùa sẽ không được "quây". Có thể, đây là lối lên xuống cho cụ Rùa lên tháp phơi nắng.
Hàng trăm công nhân đã nỗ lực, miệt mài những ngày qua để thực hiện thi công hạng mục này.
Lưới mắt cáo có chiều dài khoảng 20m, cao chừng hơn 2m, được neo giữ bởi các cọc rào đã được đơn vị thi công dựng tại vị trí làm bể giữ cụ Rùa. Các khung sắt kiên cố được gắn lên các cọc rào này để giữ hàng rào lưới mắt cáo nói trên.
Sau khi đã neo giữ chặt hàng rào lưới với khung sắt dựng sẵn, các hàng rào này sẽ được bọc một lớp bạt xanh để tạo thành một khu vực an toàn, "cách ly" cụ Rùa với những "kẻ thù" có thể xâm hại tới cụ.
Phần đáy của bể lưu giữ cụ Rùa vẫn được để tự nhiên và thông trực tiếp xuống đáy hồ chứ không có vật ngăn cản. Điều này đảm bảo giữ nguyên môi trường sống quen thuộc mà cụ Rùa trăm năm nay.
Hình ảnh dựng "nhà mới" cho cụ rùa dưới ống kính của PV:
Các công nhân thuộc Công ty thoát nước Hà Nội mặc trang phục chuyên dụng để chuẩn bị đưa lưới thép xuống chân Tháp Rùa
Các bao tải cát đã được chèn từ chân Tháp Rùa đến ra đến khu vực móng bê tông để mở rộng diện tích chân tháp. Đây sẽ là nơi chữa trị thương tích cho cụ Rùa hồ Gươm
Bể lưu giữ cụ rùa trong thời gian chữa trị nằm ở vị trí chân tháp hướng về đường Hàng Khay
Mọi việc được tiến hành khẩn trương và trách nhiệm. Rất may, Tháp Rùa ở giữa hồ và không phải ai cũng được phép ra nên các công nhân tiến hành công việc trong một điều kiện khá dễ chịu
Bãi chữa trị cụ Rùa đã cơ bản hoàn thành
Ai cũng ý thức và hy vọng, bởi nó xuất phát từ một tình yêu Hà Nội...
VGT (Theo Vietnamnet)
Cụ Rùa Hồ Gươm lại "gác chân" lên bờ Sáng ngày 3/3, cụ rùa Hồ Gươm lại nổi giữa trời tiết mưa phùn, thu hút sự chú ý của rất nhiều người dân hiếu kỳ xung quanh hồ. Theo quan sát, cụ bơi vào sát bờ khoảng 1-2 phút, chân nhiều vết lở loét loang lổ, bấu vào bờ kè xi măng như muốn... lên bờ. Những hình ảnh cụ rùa nổi...