Nhân tết Trung thu: Một gia đình làm to he thủ đô “lưu lạc” tận An Giang
Theo nghề làm tò he-1 trong những món quà truyền thống “xưa cũ” ưa thích của trẻ em, nhất là dịp Tết Trung thu rằm tháng Tám, gia đình anh Trần Văn Tùng lãng du “lưu lạc” từ đất Hà Tây (nay là thủ đô Hà Nội) vào tận tỉnh An Giang mưu sinh.
Trong khuôn viên Tuần lễ Văn hóa ẩm thực, Du lịch và Thương mại An Giang vừa qua tại TP. Long Xuyên, ít người chú ý đến mấy xề tò he, dù chúng đầy đủ sắc màu. Nếu có, chỉ là đám trẻ con thích thú nhìn món đồ chơi là lạ, mà chúng chưa từng thấy bao giờ.
Dường như đã quá quen với điều đó, người bán cứ lẳng lặng ngồi nặn tò he. Mỗi nhân vật qua bàn tay tài hoa của họ mang đủ nét tươi vui, nhưng chính họ lại chất chứa suy tư về nghề, về những ngày lang bạt tha phương…
Anh Trần Văn Hùng lẳng lặng ngồi nặn tò he và những con tò he do anh nặn phần lớn chỉ gây được sự tò mò, thích thú đối với trẻ em.
Tôi thật sự ngạc nhiên khi biết, mấy người bán tò he trong hội chợ ấy đều là người thân trong gia đình, lưu lạc từ Hà Tây đến tận tỉnh An Giang. Họ theo nghề “cha truyền con nối” hàng chục năm nay, từ khi là thiếu niên, thời điểm tò he vẫn được ưa chuộng. Lúc trước, đông người bán thế nào cũng chẳng lo ế. Giờ, chỉ còn vài mươi người mà lại khó sống nổi với nghề.
Thấy vậy, gia đình anh Trần Văn Tùng (36 tuổi) quyết định “Nam tiến”. Họ đem toàn bộ tài sản là các khối bột màu, chiếc xe gắn máy cà tàng, cùng đi tàu hỏa vào TP. Hồ Chí Minh lập nghiệp. Khổ nỗi, mảnh đất ấy phồn hoa, trẻ con đâu dành thời gian cho tò he nhỏ xíu, quê mùa!
Vậy là họ lại ra đi. Hễ biết tỉnh nào có hội chợ, dù lớn dù nhỏ, họ cũng đèo nhau trên chiếc xe máy cà tàng tìm đến. Xề tò he chiếm một góc khiêm tốn trong hội chợ dập dìu người qua lại. Họ cùng nhau ăn cơm hộp, ngủ tạm bợ mấy đêm ở nhà trọ rẻ tiền để tiết kiệm tối đa chi phí.
Đến khi hội chợ tỉnh này kết thúc, họ lại chất đồ đạc lên xe, di chuyển sang hội chợ tỉnh khác. “Hầu như hội chợ diễn ra thường xuyên ở các tỉnh phía Nam. Nếu chịu khó nắm thông tin, tìm đến đó bán thì vẫn có thu nhập cao hơn bán ở bên ngoài. Hôm nào vắng hội chợ, mọi người chia nhau đi bán trước cổng trường tiểu học”- anh Trần Văn Hùng (em anh Tùng) chia sẻ.
Video đang HOT
Anh Trần Văn Hùng nặn ra những con tò he nặn bằng bột với nhiều loại màu sắc, hình thù và biểu cảm khác nhau.
Vẫn luôn tay nặn tò he đợi khách, họ kể tôi nghe “bí quyết” của nghề. Tò he được làm từ bột nếp, phẩm màu, que tre. Giai đoạn làm bột là giai đoạn công phu nhất. Bột được làm từ gạo nếp trộn với gạo tẻ nghiền nhỏ theo tỷ lệ 1kg gạo tẻ với 100gr gạo nếp.
Nhào bột với nước cho đến khi bột nhuyễn, quyện dính vào nhau, vê thành cục. Cho cục bột vào nồi nước đang sôi để 1 giờ đồng hồ đến khi bột nổi, chìm rồi lại nổi thì vớt ra, để nguội, nhuộm màu cho bột. Màu sắc dùng để nhuộm bột cũng lấy từ cây nhà lá vườn: màu xanh từ lá cây, màu đỏ từ gấc, màu vàng từ nghệ, màu đen từ tro bếp, lọ nồi…
Chỉ bằng mấy khối bột màu cơ bản: đen, trắng, đỏ, vàng, xanh, cùng cây lược nhỏ bẻ rụng vài cái răng, sau ít phút họ đã “hóa phép” ra Tôn Ngộ Không, nàng tiên cá, thủy thủ mặt trăng, các con vật ngộ nghĩnh… trên que tre, giá chỉ 15.000 đồng/con. Những chi tiết nhỏ được chăm chút trên tò he, khiến hình ảnh sống động như thật.
Bột màu vô tri vô giác, qua tay họ trở thành muôn hình vạn trạng đáng yêu, thu hút. Có đứa trẻ khó tính yêu cầu phải nặn cho chúng Sôn-gô-kư trong phim hoạt hình “Bảy viên ngọc rồng”, với mái tóc màu vàng, quần áo màu cam, đuôi màu nâu, giày màu đen, tay cầm gậy đỏ.
Có đứa thích nặn chiếc xe hơi màu xanh, nhất quyết không lấy chiếc xe hơi màu vàng vừa được nặn sẵn. Người bán đều vui vẻ chiều lòng “thượng đế nhí”. Bởi vậy, họ luôn phải “cập nhật” những nhân vật mới trên tivi, hình vẽ để nghiên cứu cách nặn, theo kịp thị hiếu của các cháu.
Buổi tối, ở hội chợ đông ken người, mỗi xề tò he của họ bán được vài chục con. Lâu lâu, có vị khách nhờ nặn chân dung minh, giá vài trăm ngàn trở lên, họ cũng tỉ mẩn làm, lòng vui mừng vì có thêm khoản thu nhập lớn. Đến khi trời khuya nổi lên cơn gió lành lạnh, khách xúm nhau đi xem ca nhạc, họ lặng lẽ dọn hàng, rời đi.
“Đi thế này có chút đỉnh tiền, nhưng trừ sở hụi trên đường, công cán vất vả, chẳng dư bao nhiêu, cực khổ lắm. Nếu có tí vốn, chắc chúng tôi chuyển nghề, không thể theo mãi được. Món đồ chơi dân gian này sao có thể cạnh tranh nổi với nhiều đồ chơi hiện đại trên thị trường! Nếu theo nghề, phải có vốn để mở cửa hàng, bán buôn nhiều thứ mới trụ nổi. Lâu lắm rồi, chúng tôi chưa về quê. Mỗi lần về lại cân nhắc tiền bạc, chưa kể thất thu vì không mua, bán được. Mỗi năm về 1 lần là quý lắm rồi…”- anh Hùng nhẩm tính.
Theo Khánh Hưng (TTMT)
Thu giữ lượng lớn đồ chơi trẻ em nhập lậu bán Tết Trung thu
Thời gian gần đây, lực lượng quản lý thị trường nhiều tỉnh thành đã phát hiện và thu giữ lượng lớn đồ chơi trẻ em nhập lậu tuồn vào Việt Nam phục vụ dịp Trung thu năm 2018.
Lạng Sơn tịch thu 500 sản phẩm đồ chơi nhập lậu
Vào ngày 10/9/2018 Đội Quản lý thị trường số 2 thuộc Chi Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn đã tiến hành kiểm tra và khám xét xe ô tô biển kiểm soát 29B - 500.71 do ông Phan Viết Phú, địa chỉ thôn Ngò, xã Đồng Kỳ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang điều khiển từ khu vực biên giới Tân Thanh, huyện Văn Lãng đi vào nội địa theo tuyến 1A Lạng Sơn - Hà Nội.
Tại thời điểm kiểm tra trên xe có vận chuyển ba loại hàng hóa là đồ chơi trẻ em do Trung Quốc sản xuất, không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp gồm: Đèn ngôi sao vỏ nhựa chạy bằng pin, số lượng 100 cái; bộ đồ chơi rút gỗ loại ghép 54 thanh/bộ, số lượng 120 bộ; đôi đũa đồ chơi trẻ em bằng nhựa, số lượng 260 đôi được cất giấu trong 06 thùng các tông găm cắm trong cốp xe ô tô.
Đồ chơi nhập lậu bị lực lượng quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn phát hiện và thu giữ
Làm việc với lái xe Phan Viết Phú để xác định chủ sở hữu hợp pháp của số đồ chơi trẻ em nói trên, ông Phú khai nhận với cơ quan chức năng do nhu cầu tiêu thụ đồ chơi trẻ em trong dịp tết Trung thu năm 2018 tăng cao nên lợi dụng việc chở khánh ông đã mua các mặt hàng đồ chơi trẻ em nói trên tại khu vực Tân Thanh, huyện Văn Lãng về tỉnh Bắc Giang tiêu thụ.
Trước đó, cũng tại tỉnh Lạng Sơn, vào chiều 28/8/2018, Đội Quản lý thị trường số 4 phối hợp với Đội tuần tra số 1, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Lạng Sơn tiến hành kiểm tra xe ô tô chở khách loại 16 chỗ ngồi biển kiểm soát 29B-183.91 do ông Nguyễn Văn Hải có địa chỉ tại thôn Trung, xã Dương Hà, huyện Gia Lâm, TP.Hà Nội điều khiển.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên xe vận chuyển 4 loại hàng hóa là đồ chơi trẻ em do Trung Quốc sản xuất. Toàn bộ số hàng như 30 túi bóng nhựa đồ chơi (100 quả/túi); 18 bộ đồ chơi mô hình bán kem bằng nhựa nhãn hiệu sueet cant; 24 bộ đồ chơi mô hình bán kem bằng nhựa nhãn hiệu Diy. Theo cơ quan chức năng, toàn bộ số đồ chơi trẻ em trên đều không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp.
Thanh Hóa thu giữ hơn 2.000 khẩu súng đồ chơi nguy hiểm
Ngày 8/9/2018, Đội chống buôn lậu, phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với Đội quản lý thị trường số 9, Chi cục quản lý thị trường tỉnh tiến hành kiểm tra đối với cơ sở kinh doanh đồ chơi Tuấn Hiền có địa chỉ tại ki ốt số 36 chợ Vườn Hoa, phường Lam Sơn và kho chứa hàng tại địa chỉ số 03/12/179, đường Nguyễn Tĩnh, phường Đông Hương, TP.Thanh Hóa do ông Lê Nguyên Tuấn, sinh năm 1963 làm chủ...
Súng đồ chơi bị lực lượng chức năng Thanh Hóa thu giữ. Ảnh: Công an tỉnh Thanh Hóa
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện và thu giữ hơn 2.000 khẩu súng đồ chơi các loại. Tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở kinh doanh đã không xuất trình được bất kì giấy tờ, hóa đơn liên quan đến số đồ chơi nguy hiểm này.
Được biết, nếu trót lọt, số đồ chơi nói trên sẽ được đem đi tiêu thụ trong dịp Tết Trung thu sắp tới. Hiện toàn bộ số hàng trên đã được lực lượng chức năng làm các thủ tục tiến hành tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
Quảng Ninh thu giữ 6.500 sản phẩm đồ chơi trẻ em nhập lậu
Từ ngày 4/8 đến 14/8 tại TP Móng Cái, Đội Kiểm soát Hải quan số 1 (Cục Hải quan Quảng Ninh) liên tục phát hiện, bắt giữ 12 vụ vận chuyển trái phép đồ chơi trẻ em có nguồn gốc do Trung Quốc sản xuất nhập lậu. Theo đó, lực lượng chức năng đã thu giữ hơn 6.500 sản phẩm đồ chơi trẻ em các loại (búp bê, ô tô trẻ em, gấu bông, quạt quay tay bằng nhựa, trống trung thu...), trị giá hàng vi phạm khoảng 209 triệu đồng.
Trong số các vụ trên, điển hình có vụ lực lượng chức năng thu giữ 600 sản phẩm đồ chơi trẻ em các loại do Trung Quốc sản xuất vào ngày 12/8 tại khu Hồng Hà, phường Ninh Dương, TP Móng Cái do ông Trần Văn Huỳnh (trú tại phường Ka Long, TP Móng Cái) là chủ số đồ chơi trên.
Tiếp đó tại Đại lộ Hòa Bình, phường Trần Phú, TP Móng Cái, phát hiện ông Phương Văn Hiển, trú tại tổ Nam Giang, phường Xương Giang, TP Bắc Giang, vận chuyển trái phép 750 vỉ đồ chơi trẻ em do Trung Quốc sản xuất nhập lậu...Toàn bộ số đồ chơi này đều bị tiêu hủy theo quy định.
An Dương
Theo vietq.vn
Phố cổ Hà Nội rực rỡ dịp Trung thu Những ngày này, du khách và người dân địa phương chen chân trên phố hàng Mã (Hà Nội) trong một không gian đầy màu sắc. Dịp tết Trung thu, phố hàng Mã (Hà Nội) đón lượng lớn khách hàng đến dạo chơi, mua sắm và hoà mình vào không gian đầy màu sắc. So với nhiều năm trước, năm nay các loại đồ...