Nhẫn tâm sát hại vợ mang thai 4 tháng
Hòa đang tâm đâm 75 nhát dao liên tiếp vào người vợ đang mang thai 4 tháng.
Đã hai ngày trôi qua, nhưng gia đình cũng như nhân dân xóm 6 xã Đậu Liêu, Thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) vẫn chưa hết bàng hoàng vì tính chất thảm khốc của vụ án chồng nhẫn tâm đâm chết vợ đang mang thai. Hung thủ là Trương Viết Hòa (Sinh năm 1976) và nạn nhân là mẹ con chị Phạm Thị Nguyệt (Sinh năm 1977). Theo lời khai của Hòa tại cơ quan Công an, vì cảm thấy bị gia đình vợ coi thường nên đến tháng 10/2010, Hòa bỏ về quê ở Đậu Liêu (Hồng Lĩnh). Khoảng nửa tháng trước Tết, Hòa điện cho chị Nguyệt về quê ăn Tết. Chị Nguyệt đã về Hà Tĩnh ăn Tết với gia đình chồng nhằm tìm cách hàn gắn quan hệ vợ chồng. Theo bà Nguyễn Thị Ngân, mẹ của Hòa cho biết, ban ngày hai vợ chồng Hòa vẫn đi làm với bà. Tuy nhiên, tối mồng 1 Tết hai vợ chồng Hòa xảy ra to tiếng nhưng sau đó hai người vẫn vào buồng đi ngủ bình thường. Tới sáng mồng 3 Tết (tức ngày 5/2), gia đình tổ chức mừng thọ 70 tuổi cho ông Trương Viết Úy, bố của Hòa. Sau lễ mừng thọ, hai vợ chồng Hòa dọn dẹp xong rồi rủ nhau lên núi Trắng sau nhà. “Gần 16 giờ chiều hôm đó, tôi thấy thằng Hòa về rửa tay, rồi lẳng lẳng đi đâu, tôi không biết. 17 giờ thấy Công an đến làm việc, gia đình tôi bàng hoàng khi nghe tin hắn đã giết vợ con rồi!”. – Bà Ngân vẫn chưa hết bàng hoàng kể lại. Theo lời khai của hung thủ tại cơ quan điều tra thì mâu thuẫn trực tiếp dẫn tới hành động của Hòa là vợ chồng không thống nhất ngày vào Đắc Lắc. Chị Nguyệt muốn vào từ ngày mồng 6 nhưng Hòa lại muốn ở lại tới mồng 10. Lời qua tiếng lại cộng với sự ức chế bị kìm nén từ lâu, Hòa đã rút dao đâm liên tiếp nhiều nhát vào người vợ rồi vứt dao bên cạnh thi thể vợ. Sau khi sát hại vợ con, Hòa lên cơ quan Công an tự thú. Theo kết luận Giám định pháp y của cơ quan chức năng, hung khí Hòa dùng sát hại mẹ con chị Nguyệt là vật sắc nhọn (dao bấm) đâm vào cơ thể. Toàn bộ cơ thể của người phụ nữ này bị thương 75 chỗ, phần lưng 48 chỗ, còn lại bị thương ở phần ngực, bụng, trong đó vết thương làm thủng phổi làm suy hô hấp, chảy máu gây suy tuần hoàn đã dẫn đến cái chết bi thảm của chị Nguyệt.
Chỗ tên Hòa thảm sát vợ con Theo kết quả siêu âm của Bệnh viện vào ngày 1/12/2010, thai nhi (trong bụng Nguyệt) bình thường và đã 6 tuần tuổi. Như vậy vào thời điểm chị Nguyệt bị hành hung, đứa con đã gần 4 tháng tuổi. “Chỉ vì mưu thuẫn nhỏ, hắn đã giết chết cả vợ con mình. Thật không có tính người nữa!”. Bà Trần Thị Lương (83 tuổi, xóm 6, Đậu Liêu) phẫn uất nói. Theo yêu cầu của người nhà, ngày 6/2, thi thể chị Nguyệt đã được đưa về quê Yên Khánh, Ninh Bình. Theo ông Sơn (Phó trưởng CA Thị Xã Hồng Lĩnh) hiện tại cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam tên Hòa. Đồng thời cơ quan chức năng đã phối kết hợp với chính quyền thôn, xã, gia đình làm tốt công tác tư tưởng, chôn cất, mai táng cho người bị hại theo phong tục tập quán của địa phương. Chiều ngày 7/2 (tức ngày 5 tết), PV đã có mặt tại hiện trường. Bà Nguyễn Thị Ngân và đông đảo bà con hàng xóm đã dẫn chúng tôi đến địa điểm tên Hòa sát hại vợ con. Hiện trường vụ án cách nhà gần 1km. Theo anh Bùi Việt Hùng – Đội phó Đội CS điều tra tội phạm, trật tự xã hội Công an Thị xã Hồng Lĩnh, nguyên nhân sâu xa dẫn đến hành động phạm tội của Hòa do mâu thuẫn giữa gia đình vợ và con rể. Được biết, Hòa sinh ra trong một gia đình nghèo. Bố làm công nhân đã nghỉ hưu. Năm 1985, mẹ mất, bố kết hôn với bà Nguyễn Thị Ngân tại xóm 6, xã Đậu Liêu, Thị xã Hồng Lĩnh) và từ đó gia đình Hòa chuyển về Hồng Lĩnh sinh sống. Cách đây khoảng 10 năm, Hòa theo vợ chồng chị gái là Trương Thị Hoa, sinh năm 1971 vào Lâm Đồng. Sau đó, anh chị Hòa bán cơ sở ở Lâm Đồng lên Đắc Lắc lập nghiệp, Hòa cũng theo anh chị mình lên sinh sống ở đó. Tại Đắc Lắc, Hòa đã gặp chị Phạm Thị Nguyệt khi chị theo gia đình từ Ninh Bình vào định cư tại Eao, Eaka, Đắc Lắc. Hai người yêu nhau và kết quả của tình yêu đó là đám cưới đầm ấm vào tháng 6/2010. Từ đó, Hòa chuyển về ở tại nhà vợ.
Theo Việt Báo
Video đang HOT
Tư vấn giúp phòng ngộ độc rượu dịp Tết
Bác sĩ Nguyễn Kim Sơn có một số tư vấn để giúp người dân phòng ngộ độc rượu.
Uống rượu lúc đói rất nguy hiểm
Thời gian này, tại Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai thường xuyên tiếp nhận những ca ngộ độc rượu, nhiều ca liên quan đến các đám lễ tiệc, cưới hỏi. Có bệnh nhân nhập viện muộn, trong tình trạng ngộ độc nặng, suy hô hấp, suy thận, máu bị nhiễm toan...
Đặc biệt, có rất nhiều bệnh nhân gặp nguy hiểm bởi uống say lúc đói. Trung tâm Chống độc Bệnh việnBạch Mai vừa cấp cứu một bệnh nhân nam còn khá trẻ nhập viện trong tình trạng suy hô hấp nặng sau khi đã nôn ói rất nhiều.
Nguyên nhân là do bệnh nhân đã uống quá nhiều rượu trong tình trạng bụng đói... Xét nghiệm nồng độ rượu trong máu cho thấy nồng độ methanol (một chất cực độc hại với hệ thần kinh, thường được dùng trong công nghiệp hóa chất) rất cao.
Hiện nay, nhiều loại rượu người dân nấu, không khử được andehit nên thường gây đau đầu. Ngoài ra, nhiều người dân nấu rượu kinh doanh bằng nhiều loại men, chủ yếu được nhập từ Trung Quốc, chất lượng không đảm bảo.
Thêm nữa, vì muốn tăng độ trong của rượu, người nấu thường hòa thêm đạm urê, chưa kể các loại rượu giả, rượu tự pha chế... rất dễ gây ngộ độc cho người uống. Để an toàn cho sức khỏe, mỗi bữa mỗi người chỉ nên dùng 15 - 20ml rượu Vodka hoặc Brandy, hoặc 30ml rượu vang, còn đối với bia, chỉ khoảng 300 - 500ml là hợp lý.
Cẩn trọng với rượu không rõ nguồn gốc
Loại rượu tự nấu được khuyến cáo là có hại hơn so với rượu sản xuất trong nhà máy do tồn dư nhiều độc chất, nhưng đây không phải là loại nguy hiểm nhất. Độc hại hơn cả là rượu rởm, được pha chế từ hóa chất thay vì lên men từ gạo.
Trên thị trường, loại rượu này được bán rất phổ biến. Hầu hết những bệnh nhân ngộ độc rượu cấp đều vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng nặng vì thường được phát hiện muộn, trong đó có cả ngộ độc rượu thường (ethanol) và rượu công nghiệp (methanol).
Thực tế làm việc cho thấy, từ tháng 9 âm lịch hàng năm cho đến hết tháng Giêng, số vụ và số ca ngộ độc rượu phải nhập viện bao giờ cũng tăng. Nguyên nhân chính bởi đó là mùa cưới, lễ Tết nên gia tăng các vụ ăn uống tập thể, và sử dụng rượu nhiều hơn với các loại rượu không rõ nguồn gốc, rượu giả, rượu tự pha, rượu ngâm các loại cây, con không đảm bảo chất lượng, vệ sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dùng...
Vì vậy, người dân cần chú ý phòng, chống ngộ độc do rượu, khi có người bị say (ngộ độc) rượu, người nhà tuyệt đối không nên để bệnh nhân ngủ ly bì suốt ngày hoặc suốt đêm.
Khi người say ngủ ly bì cũng rất nguy hiểm bởi có thể hạ đường huyết, hạ nhiệt độ, nhiều người khi say rượu nằm ngủ, dịch dạ dày nôn ra và bị hít vào phổi, gây sặc cũng rất nguy hiểm, dễ dẫn tới tử vong.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Kim Sơn - Phó Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai)
Theo PLXH
Hành trình tội ác của sơn nữ Một bị cáo nữ can tội giết người trước vành móng ngựa. Họ là những phụ nữ dân tộc thiểu số hiền lành chất phác, chỉ biết quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời cũng chẳng kiếm đủ cái ăn nuôi gia đình, lại phải chịu đòn roi, bạo hành của gã chồng cục cằn gia trưởng. Tức nước vỡ...