Nhân tài Việt ‘bí ẩn’ làm mưa làm gió ở Bollywood
Trên phim trường, Hiền đã từng thực hiện nhiều pha võ thuật đi vào huyền thoại của làng cascadeur Ấn Độ. Anh đã thực hiện một cảnh quay có một không hai, cho xe mô tô bay thẳng vào vách núi, rồi rơi lộn tự do xuống biển…
Việt Nam đã từng có một võ sĩ Cung Lê bất khả chiến bại trên đấu trường quốc tế với danh hiệu vô địch thế giới liên tục ba năm liền, Trí Nguyễn minh chứng cho khán giả biết Việt Nam có thể làm phim hành động không kém ai. Nhưng ít ai nghĩ, Việt Nam cũng có một nhân tài làm mưa làm gió trên phim trường Bollywood.
Mới đây, tin Trí Nguyễn một mình đại náo trên màn ảnh Bollywood, trong bộ phim Giác quan thứ 7 thu về hơn 15 triệu USD khiến nhiều người ngạc nhiên. Càng ngạc nhiên hơn nếu chúng ta biết những màn võ thuật cũng như sự xuất hiện của Trí Nguyễn trong phim là do một tay Peter Hiền.
Anh cũng từng về Việt Nam nhiều lần, giúp đỡ các cascadeur Việt Nam xuất ngoại qua hàng loạt phi vụ trên các phim trường Malaysia, Singapore, Thái Lan, Ấn Độ. Sắp tới anh sẽ còn dẫn thêm 5 cascadeur sang Anh để tham gia một bộ phim mới.
Peter Hiền (thứ hai từ trái qua) đang trao đổi về kỹ thuật với các chuyên gia của đoàn làm phim ở Bollywood
Tuổi thơ cơ cực trên đất Ấn
Mới 5 tuổi, Peter Hiền theo cha vốn là một võ sư Vovinam sang thành phố Chennai, Ấn Độ. Tuổi thơ Hiền là những ngày cực khổ vì gia cảnh quá nghèo. Anh phải đi bộ hơn 10 cây số để tới trường, thường uống nước thay cơm.
Cha mẹ anh quần quật cả ngày vẫn không sao đủ tiền trang trải cho cuộc sống. Những trò chơi của trẻ em Ấn đối với Hiền cũng xa lạ, những lần đu theo xe buýt để quá giang đến trường là “trò chơi” được yêu thích nhất của cậu bé. Biết con mình hiếu động, ba Hiền là võ sư Phạm Văn Thanh đã truyền dạy cho anh những thế võ của Vovinam ngay từ bé.
Chuẩn bị thực hiện một pha mạo hiểm
Con đường học vấn của Hiền không được bằng phẳng, mới lớp 5 đã nghỉ học vì nhà nghèo không có tiền đóng học phí. Những ngày lang thang hè phố tiếp cho anh nghị lực và ý chí để vươn lên thoát cảnh đói nghèo. Giữa một xã hội còn quá nhiều người nghèo khổ, tìm được một việc làm đã khó, chứ nói chi đến chuyện làm giàu.
Từ ý thức vượt khó, anh theo cha vào phim trường, lao vào tất cả mọi công việc ở phim trường, từ việc bưng nước, quét dọn, phụ đèn, cho đến đóng những vai quần chúng không tên… Khi ba anh được làm chỉ đạo võ thuật cho các phim, cũng là lúc anh có dịp sử dụng năng khiếu võ thuật của mình. Bắt đầu từ những cảnh đánh nhau, đến những cảnh nhảy lầu, té ngã vào bàn, hay nhận những cú đá “trời giáng” của các diễn viên chính, anh dần dà đã quen với “mùi” khắc nghiệt của phim trường, để có những đồng tiền cát sê ít ỏi.
Thành danh trên phim trường Bollywood
Trải qua hơn 100 phim, làm đủ thứ việc ở phim trường, Peter Hiền nhận thấy một điều, nếu không có những pha “tuyệt chiêu” để đời thì khó mà chen chân vào Bollywood với hơn 600 thành viên cascadeur, người nào cũng to lớn và có sở trường riêng.
Nên mỗi khi nhận kịch bản có những phân đoạn võ thuật, bao giờ anh cũng trăn trở làm thế nào thổi một luồng gió mới vào phim ảnh vốn đã quá nhiều cũ kỹ ở thành phố Chennai, làm thế nào để chinh phục khán giả, chinh phục các nhà sản xuất.
Anh lao vào học vi tính với các chuyên gia từ nước ngoài, chịu khó bám thầy suốt những tháng ngày trong phòng dựng, tìm hiểu từng chi tiết nhỏ trong các màn kỹ xảo hiện đại, tìm hiểu âm nhạc để làm sống động cho những màn hành động… Với anh đó là những công việc không bao giờ nhàm chán. Càng say mê, anh càng tiến bộ trong các ý tưởng của riêng mình.
Trên phim trường, Hiền đã từng thực hiện nhiều pha võ thuật đi vào huyền thoại của làng cascadeur Ấn Độ. Trong phim Adimai Chang Li, anh đã thực hiện một cảnh quay có một không hai, cho xe mô tô bay thẳng vào vách núi, rồi rơi lộn tự do xuống biển… Sau pha diễn này anh đã nhận được giải cascadeur xuất sắc nhất năm 2002.
Tiếp sau đó Peter Hiền đã làm một điều không ai tưởng: cảnh quay một tên giang hồ bị băng đảng trừng trị bằng cách châm lửa cháy toàn thân. Trong cảnh, phải cởi bỏ quần áo 100%, rồi từ lầu 3 nhảy xuống. Nhắc lại cảnh này, Hiền tâm sự: “Tôi đã biết trước phần nguy hiểm của nó như thế nào, về nhà từ biệt vợ con, nước mắt lưng tròng, lên đường với một tâm trạng nặng trĩu, nhưng phải thực hiện thì mới có hy vọng đổi đời”. Pha diễn thành công, với một thân hình đầy vết bỏng, anh liền lên đường sang thành phố New Dehli để tiếp tục với một phim khác.
Sau đó, lần thứ hai anh nhận giải cascadeur xuất sắc nhất Ấn Độ, vào năm 2003. Thành công này nối tiếp thành công khác, liên tiếp trong 3 năm, anh nhận 10 giải thưởng khác nhau, được đứng trước cả ngàn thành viên của Hiệp hội Điện ảnh Ấn Độ.
Mối lương duyên với cascadeur Việt Nam
Trong lần sang Việt Nam tháng 7.2003, qua anh vợ Raja (làm đại diện một công ty dược ở Việt Nam) cũng là người từng đóng nhiều phim ở Việt Nam, Peter Hiền làm quen với phó chủ nhiệm CLB cascadeur TP.HCM, và anh đã đánh tiếng muốn giúp cascadeur Việt Nam xuất ngoại, thứ nhất là cải thiện thu nhập vốn ít ỏi kiếm được ở phim trường Việt Nam, thứ hai là gia nhập làng phim trường nước ngoài để mở rộng tầm nhìn.
Video đang HOT
Tháng 9.2003 anh đưa 5 cascadeur Việt Nam đến Singapore, rồi đến tháng 10/2003, 9 thành viên đến Malaysia và sau đó là đưa 8 thành viên đến Bollywood. Qua các chuyến xuất ngoại này, cascadeur Việt Nam đã chứng tỏ không hề thua kém ai, từ phong cách làm việc cho đến trình độ chuyên môn.
Từng nhiều lần chạm mặt với tử thần, nhưng chưa lần nào Hiền lại phải “khó xử” như chuyến đi của cascadeur Việt Nam sang Ấn Độ tháng 11.2004. Đầu tiên là một cascadeur Ấn Độ đã lên thẳng Hiệp hội Điện ảnh Ấn Độ khiếu nại: vì sao thuê cascadeur Việt Nam sang đóng phim trong khi trong hội cascadeur Ấn Độ vẫn còn rất nhiều người chưa có việc làm. Thành viên này còn nhịn ăn để phản đối. Hơn 100 cascadeur người Ấn đều trông chờ xem cascadeur Việt Nam làm được những gì mà dám đến phim trường Bollywood?
Vì cảnh quay có tới 100 cascadeur, lại phải bay nhảy trên không rất phức tạp, không sao tránh khỏi những tai nạn xảy ra, người trật khớp chân, kẻ bị bể quai hàm, toét đầu. Nặng nhất là cảnh quay 25 thành viên bay lên khán đài để đánh nhau với nhân vật chính, thì đã có 16 người phải nhập viện. Máu đã đổ trên phim trường, một thảm cảnh chưa từng có đã xảy ra.
Báo chí ngay ngày hôm sau đã đưa tin, uy tín sút giảm đến tột cùng, thế nhưng sau hai ngày nghỉ, Peter Hiền vẫn nhất quyết cho quay lại cảnh đó, bất chấp mọi lời can ngăn của nhiều người, với một lý do: “Tai nạn xảy ra là do người đóng không thực hiện đúng theo yêu cầu kỹ thuật…”.
Ba chiếc xe cứu thương đậu sẵn ngoài sân vận động, thầy cúng được điều tới để làm lễ cầu an, và cuối cùng cảnh quay đã diễn ra một cách tốt đẹp, cả phim trường reo hò trong tiếng vỗ tay và những giọt nước mắt. Thành công này chứng minh Hiền là người duy nhất dám thực hiện những gì mạo hiểm nhất Bollywood.
Trên phim trường của Ấn Độ, Peter Hiền như mãnh hổ, tung hoành ngang dọc, từ cảnh bay xe, người cháy, tung vào cửa kính, nhảy từ các độ cao dữ dội ra sao thì ngoài đời, anh hiền lành bấy nhiêu. Mỗi khi đóng phim, sau khi trừ thuế anh luôn trích một khoảng tiền để làm công việc từ thiện. Xuất thân từ nghèo khổ, hơn ai hết, anh biết mình phải làm gì để giúp đỡ người nghèo khó.
Vợ anh, Inga, cô gái Ấn có dòng máu Việt Nam luôn nhẹ nhàng, từ tốn, chăm lo từng đôi giày, quần áo, đến mái tóc “hippy” của anh. Với Hiền, không ở đâu bằng ở nhà, cùng vợ con sum vầy trong những bữa ăn gia đình, được vợ đút cơm (tập tục của người Ấn).
Theo Dân Việt
Trí Nguyễn gặp lại võ sĩ vô địch thế giới sau 5 năm xa cách
Cung Lê - người đoạt chức vô địch bộ môn Võ thuật thế giới 3 năm liền đã đến có buổi gặp gỡ với nam diễn viên "Dòng máu anh hùng" tại võ đường Liên Phong vào ngày 11/9.
Ngay khi xuất hiện tại võ đường, Cung Lê đã nở nụ cười thân thiện, chiếm được nhiều cảm tình của truyền thông. Bên cạnh anh là nam diễn viên Trí Nguyễn, cả hai lần đầu gặp nhau sau 5 năm xa cách.
Trí Nguyễn gặp lại sư huynh Cung Lê sau 5 năm xa cách.
Trong nghề võ, Trí Nguyễn xem Cung Lê là bậc đàn anh đáng kính, người có lối đánh hoa mỹ thuộc hàng đẳng cấp thế giới. Trên võ đài, dù đối đầu với các đối thủ nặng ký phương Tây, nhưng Cung Lê luôn tìm được cách tung các tuyệt chiêu đẹp mắt để hạ gục đối phương. Với lối đánh này, anh chàng thể hiện năng khiếu thiên bẩm cũng như một quá trình tập luyện khoa học và công phu.
Trong buổi giao lưu, điều dễ nhận biết ở chàng võ sĩ là anh luôn tự hào mình là người Việt Nam. Anh cho biết: "Tôi đã có 3 lần về Việt Nam. Lần đầu trở về, khi tôi bước từ máy bay xuống, được hưởng không khí ở quê nhà, sự ngọt ngào của người dân quê mình, tôi đã khóc. Lần này trở lại quê hương, kế hoạch của tôi chỉ trống một ngày, bởi sau đó, tôi bay sang Trung Quốc chuẩn bị cho trận đấu quan trong với một nhà cựu vô địch thế giới Franklin tại Macau vào tối ngày 10/11. Tôi không có nhiều thời gian để đến nhiều nơi trên đất nước mình, nhưng tôi được gặp quý vị cũng như người em Trí Nguyễn là điều thật sự hạnh phúc".
Trong buổi gặp ngắn ngủi ngủi, Trí Nguyễn đã cho chiếu lại những thước phim hành động đẹp mắt của Cung Lê khi đấu với ngôi sao Chương Tử Đơn trong bộ phim Thập nguyệt vi thành quay tại Thượng Hải.
Cung Lê bật mí: "Đây là cảnh quay tôi và Chương Tử Đơn phải làm việc suốt một tuần lễ không ngưng nghỉ với 17 diễn viên phụ. Trước đó, cảnh quay này đã quay mất 15 ngày, nhưng ê-kíp cảm thấy không hài lòng, nên chúng tôi đề nghị nhà sản xuất cho thực hiện lại toàn bộ. Với sự chỉ đạo võ thuật của Cung Lê, đoạn phim mới với những cảnh võ thuật, rượt đuổi, bay nhảy ngoạn mục trên phố Hong Kong đã thực sự chinh phục nhiều người. Ngay trong cuộc họp báo ra mắt bộ phim, Chương Tử Đơn phát biểu: 'Cung Lê là đối thủ mạnh nhất tôi từng gặp khi đóng phim hành động từ trước đến nay'".
Trong lĩnh vực phim ảnh, dù Cung Lê chỉ là gương mặt mới xuất hiện, nhưng những bộ phim anh tham gia tại Hollywood đều được đầu tư lớn như như: Fighting (vai Dragon Le, một trong những đối thủ của Channing Tatum), Pandorum (vai Mạnh - một nhân vật người Việt có võ nghệ cao cường trên con tàu vũ trụ Elysium, sánh đôi bên các ngôi sao Dennis Quaid và Ben Foster).
Năm 2009, anh hợp tác cùng ngôi sao võ thuật Chương Tử Đơn trong bộ phim Hong Kong Thập nguyệt vi thành. Năm 2011, anh đảm nhận vai chính bên cạnh Van Damme và Peter Weller trong bộ phim đậm sắc võ tự do Dragon Eyes. Mới đây nhất, anh xuất hiện cùng Lương Triều Vỹ và Chương Tử Di trong bộ phimNhất đại tôn sư do đạo diễn Vương Gia Vệ thực hiện.
Chụp lưu niệm niệm võ sinh của võ đường Trí Nguyễn.
Cung Lê sinh năm 1972 tại Việt Nam. Khi lên 10 tuổi, anh đã luyện tập môn võ thuật taekwondo để tự vệ. Sau đó, anh học thêm các môn võ khác nhau như vovinam, đô vật, Brazilian Jiu-Jitsu, tán thủ, muay thai và trở thành một võ sĩ chuyên nghiệp với hàng chục giải thưởng, 3 lần đoạt chức vô địch thế giới.
Anh từng 3 lần làm đội trưởng của đội tuyển Mỹ khi tham gia giải Vô địch wushu thế giới tổ chức tại Ý và Hong Kong. Năm 1999 anh được tôn vinh là Võ sĩ Việt Nam nổi tiếng nhất thế giới tại lễ trao giải thưởng Asia Entertainment Awards 2004. Với những thành tích đó, Cung Lê xuất hiện trên bìa các tạp chí võ thuật nổi tiếng như Inside Kungfu, Black Belt Magazine và Martial Arts Illustrated.
Năm 2009, game EA Sports chào đón Cung Lê vào danh sách các võ sĩ MMA trong trò chơi điện tử "EA Sports MMA". Game này đã được tung ra vào mùa hè 2010.
Cung Lê ngạc nhiên trước sự đón tiếp của báo giới Việt Nam dành cho mình.
Anh quay lại những hình ảnh tại Việt Nam bằng chiếc Iphone có hình ảnh của Lý Tiểu Long.
Báo chí rất quan tâm đến buổi giao lưu của nhà vô địch võ thuật Cung Lê.
Trí Nguyễn trả lời phóng viên.
Sau phần biểu diễn của bộ môn Aikido, Cung Lê khởi động để biểu diễn tiết mục của mình.
Gương mặt tập trung của Cung Lê trong phần trình diễn.
Liên tục có những đòn tuyệt chiêu đẹp mắt, Cung Lê nhận được nhiều lời khen ngợi từ quan khách.
Một đòn khóa tay quen thuộc của Cung Lê.
Cung Lê chiếm thế thượng phong trong trận đấu.
Chụp lưu niệm với các người đẹp và các võ sư Aikido.
Chụp lưu niệm với các võ sinh của võ đường Trí Nguyễn.
LỮ ĐẮC LONG
Theo Infonet
Những người 'thích'... cháy trên phim trường Người Khương bốc lửa cao ngùn ngụt, tiếng la hét át cả phim trường. 15 giây, 20, rồi 30 giây trôi qua, Khương gục ngã ngay vị trí quy định sẵn, đạo diễn lo nhìn khung hình quên cả việc cắt cảnh quay, chỉ đến khi anh đập tay ra hiệu... nóng, nóng... Nhà cháy, xe cháy, rừng cháy... dễ ẹt, chẳng có...