Nhân sự Mặt trận khóa mới dự kiến có 193 người ngoài Đảng
Số lượng Ủy viên Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam khóa 9 dự kiến là 385 người, trong đó đại diện lãnh đạo tổ chức thành viên 47 người, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh 63 người, cơ cấu ngoài Đảng có 193 người, Đoàn Chủ tịch là 62 người.
Chủ tịch Uỷ ban T.Ư MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn và các đại biểu dự hội nghị
Ban Bí thư điều động, chỉ định nhân sự mới
Công bố nhiều quyết định nhân sự ở Văn phòng Quốc hội và 2 tỉnh
Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa của Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam khóa VIII, ngày 29/7, Đoàn Chủ tịch tổ chức Hội nghị lần thứ 17 để xin ý kiến của các cụ, các vị, các đồng chí vào các văn bản quan trọng của Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019- 2024.
Chủ tịch Uỷ ban T.Ư MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn cho biết, theo kế hoạch, Đại hội Đại biểu Toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX sẽ tổ chức trong 3 ngày từ ngày 18 -20/9 năm 2019. Theo Chủ tịch Trần Thanh Mẫn, trong quá trình chuẩn bị Đại hội, Ban Thường trực thống nhất quán triệt tinh thần Đại hội phải trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc; về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam.
Về công tác nhân sự, kỳ này Tiểu ban nhân sự xây dựng phương án cụ thể về tiêu chuẩn, quy trình và thực hiện các bước theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương. Nhân sự cụ thể theo hướng là mời các cụ, các vị, các đồng chí cơ bản đảm bảo về sức khỏe, có kinh nghiệm, trách nhiệm cao với Mặt trận, với Đảng, với đất nước và Nhân dân để tham gia Đoàn Chủ tịch và Ủy ban Trung ương MTTQ Viêt Nam khoá IX.
Trình bày Tờ trình về nhân sự tham gia Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2019- 2024, Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng cho biết, số lượng Ủy viên Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam khóa 9 dự kiến là 385 người: Đại diện lãnh đạo tổ chức thành viên 47 người, tăng 2 người so với khóa VIII; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh 63 người; cá nhân tiêu biểu đại diện các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, các dân tộc, tôn giáo, thành phần kinh tế và người Việt Nam ở nước ngoài 258 người (giảm 4 người so với khóa VIII); cán bộ chuyên trách cơ quan Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam 17 người.
Về cơ cấu, ngoài Đảng có 193 người (tỉ lệ 50,1%). Về cơ cấu Đoàn Chủ tịch là 62 người; Ban Thường trực Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam là 6 người (gồm Chủ tịch, các Phó chủ tịch và Tổng thư ký).
LUÂN DŨNG
Theo TPO
Đoàn kết - Đồng lòng
Ngày 12/7, tại Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Kạn lần thứ VI, nhiệm kỳ 2019-2024, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn mong muốn, thông qua các cuộc vận động, phong trào thi đua, Mặt trận các cấp cần động viên nhân dân cùng đoàn kết, đồng lòng giúp nhau phát triển kinh tế, phát huy thế mạnh về con người, đất đai, văn hóa, từ đó đưa Bắc Kạn mạnh mẽ đi lên.
Tham dự Đại hội có ông Nguyễn Văn Du, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn; các Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang; đại diện lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Đoàn đại biểu Quốc hội, Uỷ ban MTTQ, các sở, ban, ngành của tỉnh Bắc Kạn và đại diện MTTQ tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Cao Bằng cùng 234 đại biểu đại diện cho toàn thể đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, các vị chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản, cán bộ Mặt trận và 1.421 Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư của tỉnh Bắc Kạn.
Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn tặng Đại hội bức ảnh Bác Hồ - Bác Tôn.
Video đang HOT
Tích cực, chủ động, đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân
Bắc Kạn là tỉnh miền núi, nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc bộ, với tỷ lệ 80% là đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song với sự nỗ lực, phấn đấu của toàn thể nhân dân, cùng sự lãnh đạo, quản lý, điều hành năng động, sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền và các ngành, các cấp, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn đã có chuyển biến tích cực.
Ông Ma Từ Đông Điền phát biểu tại Đại hội.
Để có được những kết quả đó, phải kể đến vai trò của hệ thống MTTQ Việt Nam từ tỉnh đến cơ sở. Ông Ma Từ Đông Điền, Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Kạn cho biết, thời gian qua, Mặt trận các cấp trong tỉnh không ngừng nâng cao vai trò chủ trì trong chương trình phối hợp và thống nhất hành động. Từ đó tích cực, chủ động, đa dạng hóa các hình thức tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân thông qua các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động.
Các phong trào vận động đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đền ơn, đáp nghĩa, các hoạt động tự quản ở cộng đồng dân cư,... ngày càng đi vào cuộc sống, được người dân đồng tình hưởng ứng. Nổi bật là cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" gắn với việc thực hiện phong trào "Bắc Kạn chung sức xây dựng nông thôn mới" được Mặt trận triển khai đồng bộ, với nhiều kết quả thiết thực.
Trong 5 năm qua, Mặt trận các cấp đã vận động nhân dân tự nguyện hiến hơn 180 ngàn m2 đất, đóng góp trên 10 tỷ đồng và trên 230 nghìn ngày công lao động để xây dựng nông thôn mới; duy trì và phát huy 113 khu dân cư "3 không"; 50 tổ tự quản môi trường; 142 khu dân cư bảo đảm an toàn giao thông; hơn 1.300 mô hình khu dân cư bảo vệ an ninh Tổ quốc; hơn 7 ngàn tổ hoà giải với hơn 1.400 hoà giải viên là cán bộ Mặt trận, hoà giải hơn 4 ngàn cuộc, hoà giải thành công 3.442 cuộc. Mặc dù là tỉnh còn nhiều khó khăn nhưng MTTQ tỉnh đã vận động ủng hộ Quỹ Vì người nghèo được gần 13 tỷ đồng; xây mới gần 700 căn nhà Đại đoàn kết; Quỹ cứu trợ được hơn 7 tỷ đồng;... Đến nay toàn tỉnh có 15 xã đạt chuẩn và được công nhận xã nông thôn mới, chiếm 13,6%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2 - 2,5%/năm, trong đó các huyện nghèo 30a giảm 3 - 3,5%.
Từ năm 2014 đến nay, công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, giám sát và phản biện xã hội cũng được Mặt trận các cấp triển khai hiệu quả. Theo đó, Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư cộng đồng đã tổ chức giám sát được 3.853 cuộc đối với các công trình công cộng có sự đóng góp của nhân dân, các công trình xây dựng nông thôn mới, chương trình 135... Qua giám sát, đã kịp thời kiến nghị gần 100 vụ việc đến các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết; các tổ hòa giải ở cơ sở đã tiền hành hòa giải được 4.398 vụ việc. MTTQ các cấp cũng đã phối hợp tổ chức hơn 3.700 cuộc tiếp xúc giữa cử tri với đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân các cấp với hàng ngàn lượt cử tri tham dự với 3.492 lượt ý kiến, kiến nghị của cử tri trên các lĩnh vực, góp phần phát huy dân chủ, tuyên truyền nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
"Có được kết quả này là nhờ vào sự đổi mới trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của MTTQ và các tổ chức thành viên khi luôn xác định hướng mạnh về cơ sở, lấy khu dân cư làm địa bàn trọng điểm và luôn quan tâm, bảo vệ, chăm lo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mỗi hội viên, đoàn viên và nhân dân", ông Ma Từ Đông Điền nhấn mạnh.
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Kạn Nguyễn Văn Du phát biểu tại Đại hội.
Khẳng định những đóng góp của MTTQ tỉnh Bắc Kạn trong chặng đường 5 năm qua, ông Nguyễn Văn Du, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Kạn cho rằng, trong điều kiện một tỉnh còn nhiều khó khăn, hơn lúc nào hết, Ủy ban MTTQ các cấp cần tiếp tục động viên nhân dân phát huy truyền thống đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và công cuộc đổi mới đất nước, động viên nhân dân ra sức khắc phục khó khăn, tích cực hưởng ứng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động để góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền phấn đấu xây dựng quê hương Bắc Kạn ngày càng giàu đẹp và phát triển bền vững.
Trên tinh thần "Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Phát triển", các đại biểu tham dự cùng quyết tâm khắc phục khó khăn, đổi mới mạnh mẽ, nâng cao vai trò, trách nhiệm, xác định rõ mục tiêu, chương trình hành động và đưa ra giải pháp cụ thể nhằm hoàn thành mục tiêu đề ra trong nhiệm kỳ mới, góp phần xây dựng, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì sự phát triển của tỉnh Bắc Kạn. Theo đó, MTTQ và các tổ chức thành viên xây dựng ít nhất 20 mô hình tự quản và mô hình phát triển kinh tế ở khu dân cư phấn đấu đạt trên 85% "Gia đình văn hóa"; trên 70% "Khu dân cư văn hóa"; vận động xây dựng ít nhất 30 ngôi nhà cho hộ nghèo; hàng năm tổ chức ít nhất 2 chương trình giám sát, phản biện 15 dự thảo văn bản; hàng năm có 100% Ủy ban MTTQ cấp huyện, trên 80% Ủy ban MTTQ cấp xã hoàn thành tốt nhiệm vụ;...
Nhận diện khó khăn, thách thức để cùng phát triển
Đánh giá cao những kết quả đạt được của MTTQ các cấp tỉnh Bắc Kạn trong nhiệm kỳ qua, tuy nhiên, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cũng thẳng thắn chỉ ra những khó khăn, thách thức mà tỉnh Bắc Kạn đang trải qua như quy mô nền kinh tế của tỉnh còn nhỏ, một số tiềm năng chưa được khai thác có hiệu quả; việc kêu gọi các dự án đầu tư còn thấp nhất là thủ tục hành chính triển khai dự án còn khó khăn; kết quả xây dựng nông thôn mới chưa đạt như kỳ vọng, một số hộ nghèo chưa có sự cố gắng để thoát nghèo; tình hình phạm tội hình sự còn diễn biến phức tạp; một số vụ việc khiếu kiện chưa được quan tâm, giải quyết dứt điểm, công tác giám sát, phản biện xã hội một số nơi còn lúng túng...
"MTTQ tỉnh cần nhận diện rõ khó khăn, thách thức để vận động nhân dân tích cực góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội", Chủ tịch Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.
Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn phát biểu chỉ đạo tại Đại hội.
Chủ tịch Trần Thanh Mẫn đề nghị trong nhiệm kỳ 2019-2024, Mặt trận các cấp cần làm rõ nhiệm vụ trọng tâm của từng năm trên cơ sở những yêu cầu cấp thiết của từng địa bàn, từ phát huy thế mạnh về con người, đất đai, văn hóa của đồng bào để đưa Bắc Kạn mạnh mẽ đi lên.
Để làm được điều này, trước tiên mỗi cán bộ Mặt trận và Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư cần chú trọng công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các chính sách đối với đồng bào dân tộc.
"Cần có các hình thức tuyên truyền phù hợp với đồng bào từng dân tộc để mọi thôn bản, gia đình được phổ biến pháp luật, có thêm kiến thức trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, phong phú", Chủ tịch Trần Thanh Mẫn gợi mở.
Đối với một tỉnh còn nhiều khó khăn như Bắc Kạn, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cho rằng, Mặt trận cần đặc biệt quan tâm tới công tác xóa đói giảm nghèo, nhất là đồng bào vùng cao, người dân tộc thiểu số; đồng thời triển khai sâu rộng phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" để phòng ngừa, ngăn chặn các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, nhất là trong bối cảnh tình hình ma túy đang diễn biến rất phức tạp.
Đoàn Chủ tịch chủ trì Đại hội.
Để thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác giám sát, phản biện xã hội, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cũng đề nghị Mặt trận Bắc Kạn cần chú trọng giám sát, phản biện việc xây dựng, thực hiện các chính sách đối với đồng bào dân tộc, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng, Tổ hòa giải cơ sở để giảm thiểu mâu thuẫn, tranh chấp từ cơ sở.
Đặc biệt cần thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động của MTTQ Việt Nam với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí giai đoạn 2018 - 2020. Triển khai quyết liệt hơn Nghị quyết Trung ương 4 khóa 12 nhằm xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh, chống suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", gắn với đẩy mạnh học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị.
Là tỉnh có 7 dân tộc anh em cùng chung sống, với 82% đảng viên là người dân tộc thiểu số; 81,5% cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số, chính vì vậy, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn đề nghị, Mặt trận cần quan tâm tới công tác dân tộc, tôn giáo, trong đó thường xuyên chăm lo đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng.
"Cần có giải pháp phòng ngừa với các thủ đoạn thù địch, lợi dụng vấn đề "Dân tộc, tôn giáo" nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực tiễn của các tỉnh xung quanh Bắc Kạn đã và đang có những bài học sâu sắc trong vấn đề này", Chủ tịch Trần Thanh Mẫn lưu ý.
Nhấn mạnh công tác cán bộ giữ vai trò then chốt trong hoàn thành nội dung chương trình hành động của cả nhiệm kỳ, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn kỳ vọng cán bộ Mặt trận trong nhiệm kỳ mới phải là những người có uy tín, trách nhiệm cao với công việc, với nhân dân và có khả năng vận động quần chúng. Trong điều kiện biên chế có hạn, cần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Hội đồng tư vấn, Ban tư vấn, Tổ tư vấn nhằm nâng cao năng lực tham mưu và tổ chức công việc.
Nhân dịp này, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cũng đề nghị các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, các ngành của tỉnh quan tâm hơn nữa đến xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận, có chính sách phù hợp để đội ngũ cán bộ Mặt trận chuyên trách và kiêm nhiệm đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng, yên tâm công tác; thực hiện đầy đủ Luật MTTQ Việt Nam và các quy định, cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với Mặt trận, đảm bảo những điều kiện thuận lợi để Mặt trận các cấp trong tỉnh hoạt động đạt được kết quả, hiệu quả cao hơn nữa.
"Với niềm tin tưởng vào quyết tâm cao của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc của tỉnh Bắc Kạn, MTTQ tỉnh Bắc Kạn sẽ tiếp tục góp phần tích cực xây dựng tỉnh nhà phát triển nhanh, vững chắc hơn nữa; mỗi khu dân cư đều văn minh, sáng, xanh, sạch, đẹp; mọi người, mọi nhà đều yên vui, ấm no, hạnh phúc", Chủ tịch Trần Thanh Mẫn tin tưởng.
Chủ tịch Trần Thanh Mẫn chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu.
Với tinh thần trách nhiệm, dân chủ, khách quan, sau 2 ngày làm việc, Đại hội đã hiệp thương cử 73 vị làm Ủy viên Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Kạn khóa VI, nhiệm kỳ 2019-2024; hiệp thương cử Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Kạn gồm 7 vị. Ông Ma Từ Đông Điền tái đắc cử chức Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Kạn khóa VI, nhiệm kỳ 2019-2024.
Chủ tịch Trần Thanh Mẫn và Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn Nguyễn Văn Du trao quà và nhà Đại đoàn kết cho các hộ gia đình nghèo ở UBND xã Nguyên Phúc, tỉnh Bắc Kạn.
Nhân dịp kỷ niệm 72 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ, chiều 11/7, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã tới thăm, tặng quà và trao kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà Đại đoàn kết cho một số hộ gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Tại xã Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn đã tặng quà và trao kinh phí hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho 5 hộ gia đình thuộc diện gia đình chính sách, gia đình hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn với tổng giá trị 200 triệu đồng.
Chủ tịch Trần Thanh Mẫn tặng quà bà Nông Thị Hội (vợ liệt sĩ Hà Cát Thoán), tổ 11A, phường Sông Cầu, thành phố Bắc Kạn.
Chủ tịch Trần Thanh Mẫn tặng quà ông Đỗ Văn Bằng (thương binh 41%) ở tổ 10, Sông Cầu, thành phố Bắc Kạn.
Đồng thời, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cũng đến thăm và tặng quà gia đình ông Đỗ Văn Bằng, thương binh 41% và bà Nông Thị Hội là vợ liệt sỹ tại phường Sông Cầu, thành phố Bắc Kạn.
Khẳng định, chăm lo đời sống cho các gia đình chính sách, hộ nghèo là việc làm thường xuyên của Đảng, Nhà nước, MTTQ và các cấp, các ngành, các địa phương, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn mong muốn các gia đình chính sách tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, truyền thống quê hương cách mạng, vươn lên, vượt qua khó khăn, thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua, nhất là xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng.
Hương Diệp - Ảnh: Quang Vinh
Theo Mattran
MTTQ cần thực hiện nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội hiệu quả Ngày 15/5, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) tổ chức Hội nghị góp ý dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019-2024. Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị Đánh giá cao các ý kiến thẳng...