Nhãn Sông Mã kết hình rồng, trái tim: Vừa ngon vừa đẹp
Hội thi nhãn ngon, an toàn nằm trong sự kiện “Ngày hội nhãn Sông Mã” năm 2019, được tổ chức tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, với sự tham gia của đông đảo các hợp tác xã (HTX) và người dân trồng nhãn trên địa bàn.
Hội thi nhãn ngon, nhãn an toàn năm 2019 tổ chức tại Trung tâm Truyền thông – Văn hóa huyện Sông Mã có sự tham gia của 9 đội đại diện cho các xã, thị trấn, HTX nông nghiệp và người dân trồng nhãn trên địa bàn huyện. Các đội đã mang đến hội thi những trái nhãn có chất lượng tốt nhất, ngon nhất, ý tưởng trang trí đa dạng, đẹp mắt, ý nghĩa…
Những trái nhãn được xếp thành nhiều hình dáng đa dạng, đẹp mắt, mỗi biểu tượng có ý nghĩa khác nhau nhưng đều tựu chung khát vọng vươn lên của người nông dân.
Trao đổi với chúng tôi, ông Lương Văn Vịnh, Trưởng phòng NNPTNT huyện Sông Mã cho biết: Mục đích của hội thi nhằm lựa chọn ra các HTX sản xuất nhãn ngon, đảm bảo chất lượng, an toàn, từ đó quảng bá thương hiệu nhãn Sông Mã với đông đảo người tiêu dùng.
Đây cũng là dịp để các người nông dân trồng nhãn ở Sông Mã giao lưu, học hỏi, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm trồng và chăm sóc nhãn, tạo ra những sản phẩm nhãn có chất lượng giá trị cao để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ rộng rãi tại thị trường trong nước và thị trường thế giới.
Chị Lò Thị Thủy, thành viên của HTX Sơn Tùng tham dự hội thi chia sẻ: Năm nay là năm thứ 2 tôi tham gia hội thi, lần này HTX của chúng tôi lựa chọn những trái nhãn ngon nhất, tốt nhất, chất lượng nhất trưng bày.
Trang trí hình dáng hai quả đồi và những chiếc xe chở nhãn mang ý nghĩa là những triền núi, đất trống đồi trọc trước đây giờ đã được phủ xanh bằng những vườn cây trái, mang lại cuộc sống ấm no.
Video đang HOT
Nhãn Sông Mã không chỉ được trồng trên nương, trên núi, mà gần gũi ngay cả bên vườn nhà được người nông dân nâng niu, chăm sóc bằng cả trái tim, với hy vọng mang lại sản phẩm nhãn tốt nhất cho người tiêu dùng.
Với biểu tượng con rồng người nông dân mong muốn quanh năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Qua biểu tượng hình chữ S trong bản đồ Việt Nam, người nông dân trồng nhãn Sông Mã luôn ý thức rằng, phải tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, ngon, an toàn, không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn vươn ra thị trường thế giới.
Ngày hội có sự tham gia trưng bày của 45 gian hàng nhãn đến từ 19 xã, thị trấn và các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Sông Mã.
Theo Danviet
Hơn 3.000 tấn nhãn Sông Mã sẽ "bay" đi Australia, Trung Quốc
Sông Mã là một trong những huyện trọng điểm phát triển trồng nhãn của tỉnh Sơn La. Nhằm giải quyết đầu ra ổn định cho sản phẩm nhãn, vừa qua cấp ủy, chính quyền huyện Sông Mã đã đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm, kết nối các doanh nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Dẫn chúng tôi đi thăm vùng sản xuất nhãn của huyện, bà Lê Thị Yến, Chủ tịch UBND huyện Sông Mã, cho biết: Sông Mã là một trong những huyện trọng điểm phát triển trồng nhãn của tỉnh Sơn La. Hiện toàn huyện có 6.730 ha nhãn, sản lượng ước đạt khoảng 30.000 tấn.
So với năm 2018 thì diện tích nhãn đã tăng lên khoảng 250 ha, tuy nhiên sản lượng năm nay dự kiến sẽ giảm hơn so với năm ngoái khoảng 10.000 tấn do điều kiện thời tiết không thuận lợi vì nắng hạn kéo dài. Nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm nhãn, hiện nay các nhà vườn, hợp tác xã (HTX) đang tập trung cao cho việc tổ chức chăm sóc quả và chuẩn bị thu hoạch.
Bà Lê Thị Yến, Chủ tịch UBND huyện Sông Mã cùng đoàn công tác thăm quan một số vườn nhãn trên địa bàn.
Được biết, giống nhãn trên địa bàn huyện Sông Mã chủ yếu là giống nhãn chín muộn có nguồn gốc từ Hưng Yên, với diện tích trên 90%, sản lượng gần 24.000 tấn, nhãn có hương vị thơm ngon, vỏ mỏng, cùi dày được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.
Trong quá trình trồng nhãn, huyện đã chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn chặt chẽ quy trình sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn sản xuất VietGap, GlobalGap và sản xuất hữu cơ. Vì thế mà sản phẩm nhãn sản xuất ra bảo đảm an toàn, chất lượng đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng.
Hiện nhiều nông dân trồng nhãn đã áp dụng thành công kỹ thuật sản xuất rải vụ thu hoạch, kéo dài thời gian thu hoạch. Nhãn bắt đầu thu hoạch cách đây khoảng 20 ngày, trong khi đó tháng 8 mới chính thức bước vào chính vụ.
Một số nhà vườn, HTX trên địa bàn huyện Sông Mã đã bắt đầu thu hoạch nhãn.
Theo bà Yến, để vụ nhãn năm nay tiêu thụ thuận lợi, ngay từ đầu năm huyện Sông Mã đã ban hành kế hoạch về tiêu thụ sản phẩm nhãn; giao nhiệm vụ cho các đầu mối thu gom, sơ chế; xác định rõ các địa bàn tiêu thụ. Cụ thể trong nước, tiêu thụ tại một số tỉnh thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn...
Đối với xuất khẩu, huyện đã liên kết với thị trường một số nước như Australia, Mỹ, Trung Quốc... Cùng với đó, huyện đã quy hoạch vùng sản xuất nhãn an toàn, hỗ trợ phát triển mở rộng các HTX, giúp các HTX, liên hiệp HTX trong ứng dụng khoa học công nghệ và công nghệ sinh học vào sản xuất, cải tạo vườn tạp, cải tạo các loại giống cho năng suất chất lượng cao.
Sản phẩm nhãn xuất khẩu được thu hái, đóng bao bì bảo quản.
"Trước khi bước vào vụ nhãn, huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Chủ động kết nối, thu hút các doanh nghiệp tiêu thụ xuất khẩu nhãn vào địa bàn, đặc biệt có Công ty Uniseed và một số doanh nghiệp Trung Quốc đã vào khảo sát vùng nguyên liệu, đề nghị huyện cung cấp khoảng 25.000 tấn nhãn phục vụ xuất khẩu. Đó là một trong những thành công bước đầu trong việc tiêu thụ sản phẩm nhãn của huyện", bà Yến chia sẻ.
Sản phẩm nhãn xuất khẩu của huyện Sông Mã được đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã.
Hiện nhãn Sông Mã đã được cấp mã vùng trồng xuất khẩu sang Australia và 9 mã vùng trồng xuất khẩu sang Trung Quốc. Huyện đang duy trì kiểm tra, giám sát chặt chẽ 17 chuỗi cung ứng sản xuất với quy mô hộ thành viên của 17 HTX trên địa bàn, diện tích gần 400 ha, sản lượng trên 3.000 tấn nhằm phục vụ thị trường xuất khẩu.
Với sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền, đồng hành cùng nông dân, tin rằng vụ nhãn năm nay của huyện Sông Mã sẽ tiêu thụ thuận lợi, giúp người dân nâng cao thu nhập từ cây nhãn.
Theo Danviet
Vùng đất vớt rêu sông Mã rồi làm ra nhiều món ngon không tả nổi Đồng bào dân tộc Thái sông Mã vốn nổi tiếng khéo léo, cầu kỳ trong nấu nướng, chế biến món ăn, nên chỉ từ những nguyên liệu rất đỗi bình dị của núi rừng, họ đã tạo ra biết bao món ăn độc đáo, trong đó có món rêu xanh. Tôi còn nhớ lần đầu tiên nhìn thấy món rêu xanh của người...