Nhân sâm: Ngậm tan có hiệu quả tốt nhất
Đã có người làm cuộc điều tra như thế này, hỏi những người không phải là chuyên ngành Đông y dược, trong các loại thuốc Đông Y loại nào nổi tiếng nhất? Loại nào có tác dụng nhiều nhất, sử dụng nhiều nhất? Trên 90% người chọn nhân sâm.
Nhân sâm thuộc thuốc Đông Y tương ứng với thực phẩm dược, sử dụng không đúng sẽ hại cho sức khoẻ
Nhân sâm trong Đông Y đích thực là một dược phẩm trị liệu rất quan trọng, đồng thời trong “Thần nông bản thảo kinh” ghi chép nhân sâm là một loại thuốc có tác dụng dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe, thuộc thuốc Đông y đồng nguồn với thực phẩm dược.
Loại thuốc nhân sâm này không chỉ có lịch sử ứng dụng dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe hàng ngàn năm nay ở Trung Quốc, mà còn là loại thuốc dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe thường được dùng ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Bắc Mỹ và Châu Âu. Nếu sử dụng thích hợp thì loại thuốc nhân sâm này có tác dụng dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe rất tốt, nhưng nếu sử dụng không tốt có thể gây ra guy hại rất lớn, thậm chí dẫn đến tử vong. Vì vậy muốn sử dụng tốt nhân sâm nhất định phải hiểu đặc tính của nó.
Tác dụng bảo vệ sức khỏe
1. Thuốc cứu mạng: Trong những niên đại trước đây khi cấp cứu chưa phát triển, trong Đông y trị choáng, sốc, huyết áp không có, tim ngừng đập thì dựa chủ yếu vào nhân sâm, nhân sâm có tác dụng hồi dương cứu mạng. Thậm chí cho đến ngày nay, trong các biện pháp cấp cứu, khi khoa cấp cứu rất phát triển, một số choáng, sốc khó chữa trị vẫn dùng số lượng lớn canh nhân sâm vẫn phần nào giúp giải quyết vấn đề.
2. Bổ ngũ tạng: Nhân sâm là dược phẩm, lục phẩm ngũ tạng đều có thể bổ, trấn an tinh thần, định thần, có lợi cho sự ổn định của tâm trí. Ngoài ra, rất nhiều người nói nhân sâm đại bổ nguyên khí, ví dụ nói tâm trạng có tâm khí, phổi có phổi khí, đều là có khí, là khí của tạng phủ, còn có mấy loại khí trong cơ thể có ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, đó là nguyên khí, nguyên khí tương đương với nguồn tập trung năng lượng cứu mạng cho cơ thể, là nguồn khí rất quan trọng. Nếu nguyên khí không đủ, toàn bộ cơ thể của bạn sẽ ở trong trạng thái suy yếu. Tác dụng của nhân sâm chính là đại bổ nguyên khí và trực tiếp bổ nguyên khí chỉ có một loại thuốc nhân sâm này.
Video đang HOT
3. Chống lại mệt mỏi: Mệt mỏi mãn tính là gì? Ví dụ nói khí hư, đông y gọi là ” thần sắc mệt mỏi, mất sức, khí ngắn lười nói”. Chúng ta nói nhân sâm là bổ khí, nếu bạn là như như vậy, bạn dùng nhân sâm mới có hiệu quả, mới đúng thuốc chữa trị đúng bệnh. Đối với người khí hư mỗi ngày đều mệt mỏi, vậy nhân sâm chính là thuốc bảo vệ độc nhất vô nhị, không có loại thuốc nào vượt qua được nó.
4. Chữa trị đau đầu do căng thẳng: Một dạng người bệnh thường gặp nhất trên lâm sàng gọi là đau đầu do cẳng thẳng, rất khác biệt với đau đầu thông thường, đau đầu mãn tính giống như là cả cái đầu bị đồ vật gì nặng chèn chết, không tỉnh táo được, kể cả loại đau đầu phát ra ngoài nhẹ, nhưng dạng đau này liên tục, gây ảnh hưởng lớn cho cơ thể, triệu chứng này cũng là một trong những loại triệu chứng dùng nhân sâm thích ứng nhất.
Sử dụng như thế nào?
Hòa, pha, hầm, luộc đều được, ngậm tan có hiệu quả tốt nhất
Thực ra trong tác dụng dưỡng sinh, bảo vệ sức khỏe của nhân sâm có rất nhiều cách dùng, ví dụ như pha trà, tức là cắt miếng mỏng nhân sâm cho vào trong cốc, dùng nước nóng pha và uống như pha trà. Ngoài ra còn có ngâm rượu, hầm, luộc ví dụ như hầm canh và thịt cũng có thể nghiền ra thành bột làm thành viên thuốc, các loại cách làm đều được.
Tuy nhiên nói từ góc độ Đông y truyền thống, phương pháp sử dụng hiệu quả nhất là ngậm tan, tức là cắt miếng nhân sâm cho vào miệng ngậm, bạn cũng có thể nhai, sau đó chia làm 3 lần nuốt vào bụng. Đây là cách dùng điển hình nhất trong Đông y, cũng là một cách dùng kinh điển, có hiệu quả nhất và không dễ gây nóng nhiệt nhất.
Theo Dân trí
5 loại thực phẩm kị nhất với thuốc Đông y
Rất nhiều người nhân dịp nghỉ Tết dưỡng sức khỏe hoặc được tặng thuốc bổ.... Tuy nhiên, cần khuyến cáo mọi người, khi uống thuốc đông y cần chú ý những điều sau, nếu không sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả.
Thuốc đông y bổ nhiệt kỵ củ cải trắng
Nhân sâm là dược liệu bổ khí nhưng củ cải lại hành khí, giảm khí, phá khí. Nếu dùng nhân sâm kết hợp với củ cải, sẽ làm yếu đi công hiệu bổ khí của nhân sâm.
Các loại bổ nhiệt khác như sâm Mỹ, đảng sâm, hoàng kỳ, hà thủ ô...đều có công dụng tương tự như nhân sâm, không thích hợp để kết hợp với củ cải.
Bất luận là củ cải sống hay chín thì đều có tác dụng hành khí, cần chú ý tránh kết hợp dùng với thuốc bổ.
Ngoài ra, đỗ xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc cũng có thể " ngăn chặn" tác dụng bổ ích của nhân sâm và một số loại đông y.
Thuốc đông y dưỡng dạ dày "sợ" gạo nếp
Gạo nếp, các loại thịt... không dễ tiêu hóa, người đang uống thuốc dưỡng dạ dày khỏe tỳ tốt nhất ít ăn để tránh tăng thêm gánh nặng cho dạ dày đường ruột, ảnh hưởng đến việc phục hồi sức khỏe. Người già thì chức năng dạ dày đường ruột đã kém đi, nếu ăn nhiều thực phẩm loại này, sẽ làm cho bệnh dạ dày đường ruột càng nặng thêm.
Thuốc đông y thanh nhiệt tránh xa ớt cay
Nếu bạn đang uống các loại thuốc hàn, đắng như đại hoàng, hoàn liên, hoàng cầm vv hoặc các loại thuốc hàn mát như mẫu đơn bì, hoàng bách, kim ngân hoa, lá dâu, liên kiều, cây cát cánh vv thì nên tránh ăn thực phẩm mang tính kích thích ví dụ như ớt cay, ớt tiêu, cari, rượu... nếu không sẽ làm giảm hiệu quả thuốc thanh nhiệt trong máu.
Chữa trị dị ứng không nên ăn xoài
Xoài, vải là loại hoa quả của miền nhiệt đới, rất phổ biến ở Việt Nam. Chuyên gia khuyến cáo chúng ta, ngoài hải sản, lạc... ra, xoài, vải cũng thuộc loại thực phẩm " vô dụng".
Người đang uống thuốc chữa trị hen suyễn, viêm da dị ứng...tốt nhất không ăn loại hoa quả này.
Thuốc ôn nhiệt sợ nhất đồ lạnh
Mặc dù nhiệt độ ngoài trời rất lạnh nhưng ở trong phòng do có lò sưởi, điều hòa cho nên môi trường trong phòng khá ấm áp. Rất nhiều người vì vậy vẫn thích ăn, uống đồ lạnh. Điều này có thể làm cho dạ dày đường ruột bất giác bị "hư", ăn, uống quá nhiều đồ lạnh sẽ làm cho nhiệt độ dạ dày hạ thấp, không có lợi cho thức ăn tiêu hóa.
Ngoài ra, đặc biệt là khi dùng thuốc đông y mang tính ôn nhiệt chữa trị bệnh thì càng nên tránh ăn hoa quả và thực phẩm lạnh, nếu không thuốc sẽ không phát huy được hết công hiệu.
Theo Dân Trí
Sau sinh không nên dùng nhân sâm Mức sống ngày càng cao kéo theo ý thức tự bảo vệ sức khoẻ của mỗi người cũng không ngừng được nâng cao, nhân sâm trở thành vị thuốc bổ dễ tìm đối với mọi người. Một số sản phụ ăn nhân sâm ngay sau khi sinh xong, với hy vọng nhanh chóng khôi phục sức khoẻ, thực ra điều này là không...