Nhan sắc xinh đẹp của 4 nữ CĐV nổi như cồn khi đi xem AFF Cup
Xinh đẹp, gợi cảm, cả 4 cô gái đều nổi như cồn sau một lần đi xem bóng đá.
Phùng Thị Ngọc Trâm (sinh năm 1996, quê Nam Định) dù không lọt vào ống kính của VTV để xuất hiện trên sóng truyền hình vẫn nổi như cồn với hình ảnh này trên sân Hàng Đẫy – nơi diễn ra trận đấu giữa tuyển Việt Nam và Campuchia, giải AFF Cup 2018 (ngày 24/11).
Cô nàng là một trong những nữ cổ động viên nổi tiếng nhờ đi xem bóng đá.
Ngọc Trâm sở hữu vẻ đẹp ngây thơ, thuần khiết.
Cô nàng hiện đang làm việc cho một spa.
Sở thích đặc biệt của Ngọc Trâm là xem bóng đá. Cô từng nhiều lần đến sân cỏ cổ vũ đội tuyển nước nhà.
Hồng Ngọc (21 tuổi) khiến fan bóng đá “rần rần” chỉ sau vài giây xuất hiện trên sóng truyền hình.
Cô nàng cũng có mặt tại sân vận động Hàng Đẫy, cổ vũ cho tuyển Việt Nam trong trận đấu ngày 24/11 vừa qua.
Ngọc Trâm rất bất ngờ khi đã ngồi ở cuối sân mà vẫn lọt vào ống kính của phóng viên VTV.
“Xung quanh mình khi ấy đa phần là người già và trẻ nhỏ chứ không phải đội cổ vũ trẻ đông đúc. Không ngờ máy quay lia đến mọi góc như vậy”, Trâm nói.
Ngọc Trâm cho hay, cô mê bóng đá từ nhỏ và chưa từng bỏ sót trận đấu nào của tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2018. Cầu thủ cô nàng hâm mộ nhất là tiền đạo Hà Đức Chinh.
Nhờ góc nghiêng thần thánh này mà Lê Nguyệt Hà (21 tuổi) nổi bần bật trên khán đài sân cỏ.
Cô nàng cũng là một trong những nữ CĐV khiến dân mạng “săn lùng” sau trận Việt Nam – Campuchia.
Nguyệt Hà hiện là sinh viên Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội.
Đam mê của cô nàng là ca hát và diễn xuất.
Facebook Nguyệt Hà thường xuyên chia sẻ hình ảnh về cuộc sống sôi động của cô.
Phạm Hương (hiện sống và làm việc tại Hà Nội) xuất hiện trên sóng truyền hình ngay từ những phút đầu của trận đấu giữa Việt Nam – Campuchia.
Góc nghiêng xinh đẹp lọt vào ống kính máy quay.
Khán giả màn hình nhỏ nhanh chóng chụp lại khoảnh khắc ấy của Phạm Hương và chia sẻ trên khắp các diễn đàn mạng xã hội.
Lượt theo dõi Facebook của Phạm Hương tăng lên đáng kể sau lần xuất hiện này.
Hình ảnh đời thường xinh đẹp của nữ CĐV bóng đá.
Theo danviet.vn
Không còn sân vận động Hàng Đẫy lịch sử, hàng trà bát bảo gắn với kỷ niệm của bao người rồi sẽ đi về đâu?
Không chỉ là nhân chứng cho thời kỳ vàng son của bóng đá Việt Nam, sân vận động Hàng Đẫy còn là địa chỉ trà nước, ăn uống gắn với tuổi thơ và kỷ niệm của rất nhiều người. Nhưng giờ người ta tự hỏi, liệu những kỷ niệm đó rồi có còn tiếp diễn được không?
Đối với người dân Hà Nội nói riêng và nhiều người Việt Nam nói chung, sân vận động Hàng Đẫy từ lâu đã trở thành "cái nôi" của đỉnh cao bóng đá nước nhà. Dù ít dù nhiều, sân Hàng Đẫy cũng từng gắn bó với rất nhiều kỷ niệm thăng trầm của nền bóng đá Việt Nam, của biết bao người hâm mộ.
Vậy nhưng mới đây, thông tin về việc sân vận động Hàng Đẫy lịch sử sẽ mất đi khiến rất nhiều người cảm thấy hoang mang. Theo đó, nhằm phục vụ SEA Game 31 vào năm 2021 tổ chức tại Việt Nam, thành phố Hà Nội đã đồng ý giao cho một doanh nghiệp sở hữu CLB Hà Nội FC xây dựng mới sân vận động (SVĐ) Hàng Đẫy với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 6.000 tỷ đồng. Điều đó có nghĩa là, những hình ảnh quen thuộc về sân vận động này và cả xung quanh cũng sẽ bị thay đổi.
Sân vận động Hàng Đẫy không chỉ là nơi gắn với nhiều người hâm mộ bóng đá, đó còn là địa chỉ tụ tập trà nước, ăn vặt đã gắn với tuổi thơ của rất nhiều người. Mà trong đó, có những hàng trà bát bảo nằm quanh sân đã trở thành địa chỉ lui tới của rất nhiều bạn trẻ, nhiều gia đình. Có lẽ bởi vậy mà khi có thông tin về việc sân Hàng Đẫy thay đổi, đã có rất nhiều người đặt ra câu hỏi, liệu những hàng trà bát bảo đó sẽ đi về đâu?
Không còn sân vận động Hàng Đẫy lịch sử, hàng trà bát bảo gắn với kỷ niệm của bao người rồi sẽ đi về đâu?
Cũng chẳng hiểu do đâu, nhưng ở Hà Nội mà nhắc đến trà bát bảo, người ta thường nghĩ ngay đến các hàng quanh sân Hàng Đẫy. Ở hàng trà bát bảo ngay ở cổng số 8, không kể mùa đông hay mùa hè, mỗi chiều mỗi tối, có biết bao con người tụ họp về đây.
Cứ nghĩ rằng địa điểm tụ tập trà nước, ăn vặt để tám chuyện thường chỉ đông thanh niên hay học sinh, sinh viên, nhưng nơi này còn có rất nhiều gia đình cùng nhau đến, dắt theo cả con nhỏ. Có lẽ cũng bởi vậy mà nhiều bạn đã có những kỷ niệm tuổi thơ gắn bó với nơi này từ nhỏ cho đến lớn.
Chị chủ quán kể, ngày trước khách đông lắm. Cứ mỗi tối, người ta tụ tập nhóm nọ nhóm kia san sát nhau. Mỗi người một cốc trà bát bảo, một cốc trà chanh, trà quất, thêm đĩa nem chua rán, đĩa bánh khoai môn..., vừa ăn vừa rôm rả câu chuyện câu trò.
Ở đây, có thể nói món đồ uống "signature" chính là trà bát bảo. Mùa lạnh uống trà nóng, mùa nóng uống trà lạnh, thêm tí đá vào là mát lạnh cả một buổi tối mùa hè. Trà bát bảo ngọt nhẹ vị ngọt tự nhiên, lại thơm thơm mùi hương của các nguyên liệu rễ cây, hoa cỏ... Loại trà này ban đầu uống vào chưa quen nên không phải ai cũng thích ngay. Thế nhưng dần dần, khi bắt đầu yêu thích thì người ta lại đâm ra nghiện cái vị ngọt thanh này.
Cũng không thể không nhắc đến các món ăn vặt ở hàng trà bát bảo này. Bởi có nhiều người đến đây lại chỉ vì những món ăn vặt đó. Nào khoai tây lắc, nem chua rán, nem chua nhân phô mai, khoai môn lệ phố..., rồi có đợt còn có cả chân gà, cánh gà nữa. Chẳng thế mà bọn trẻ con cứ thích được bố mẹ đưa đến đây. Rồi nhiều bạn thanh niên cũng vì thích các món ăn vặt này mà suốt ngày rủ nhau cùng tụ tập.
Chẳng phải ngon quá xuất sắc, nhưng có lẽ hương vị quen thuộc cùng sự giản dị khi ngồi trên những chiếc ghế nhựa nhâm nhi cốc nước, miếng nem, cùng nhau chuyện trò đã khiến người ta yêu thích nơi này.
Khi được hỏi về thông tin sân Hàng Đẫy sắp có sự thay đổi, liệu chị chủ có định chuyển quán đi đâu không thì chị khẳng định là không chuyển. Chị bảo: "Chị thì không dự định chuyển đi đâu cả, chị vẫn ở đây nhưng mà sẽ xê dịch ra một điểm cách đây tầm vài chục mét hoặc là vài trăm mét gì đấy! Cũng chỉ ở quanh đây thôi vì là ở đây bọn chị đã được một cái tên rồi, gắn liền với cả mọi người rồi".
Quả đúng là cái tên trà bát bảo Hàng Đẫy đã trở nên quá quen thuộc. Cho nên nếu có đổi thành trà bát bảo Mỹ Đình hay gì đó thì sẽ chẳng còn là nó nữa.
Vậy là địa chỉ trà bát bảo quen thuộc của nhiều người sẽ vẫn ở đó. Nhưng sân Hàng Đẫy sẽ thay đổi, bạn sẽ vẫn tiếp tục gắn bó với nơi này chứ?
Trà bát bảo sân Hàng Đẫy
Địa chỉ: cổng số 8 sân Hàng Đẫy, ngõ Hàng Cháo, Hà Nội
Thời gian mở cửa: 16h30 - 23h
Giá cả: 5k - 35k
Theo Trí Thức Trẻ
Nỗi bức xúc của người phụ nữ và 'trận chiến' đưa 2 con trai vào sân Hàng Đẫy xem bóng "Dân tình ai cũng lăm lắm vé trong tay la hét... Cửa mở, bố bảo thôi đừng vào sợ chen bẹp con. Mẹ bê nó lên và đẩy vào trước, qua cánh cửa đang dần đóng", người mẹ kể lại giây phút hồi hộp khi cả nhà cố chen vào trong sân Hàng Đẫy. Tối 24/11, sân vận động Hàng Đẫy dự kiến...