Nhan sắc sẽ tụt hạng nếu mụn quanh trán hoành hành, và đây là 4 nguyên nhân cùng giải pháp xử đẹp tình trạng này
Để xử lý những đốm mụn quanh trán, bạn đừng bỏ qua vài gạch đầu dòng dưới đây.
Chắc chắn là không dưới 1 lần, thậm chí là trong chính thời điểm hiện tại, bạn bị những đốm mụn quanh trán làm phiền. Dù không “chiếu tướng” thị giác người đối diện như mụn trên má, cằm… nhưng mụn quanh trán cũng khiến làn da của bạn giảm đi vài phần xinh đẹp và cần được loại bỏ hoàn toàn.
Vậy đâu là nguyên nhân mụn quanh trán xuất hiện và cách để diệt gọn những đốm mụn đáng ghét ấy? Hãy tham khảo vài gạch đầu dòng dưới đây.
Sau khi tẩy da chết, bạn không lưu ý 3 điều sau thì da chỉ có nước bị tổn thương và xấu đi nhiều phầnĐỌC NGAY
1. Nguyên nhân có thể đến từ dầu gội đầu hay sản phẩm tạo kiểu, chăm sóc tóc
Có thể bạn không để ý, nhưng những thành phần thường thấy trong dầu gội đầu như: paraben, silicone rất dễ gây kích ứng da và bít tắc lỗ chân lông; hay sự xuất hiện của sulfate – một chất tẩy rửa mạnh có thể làm ảnh hưởng đến lớp màng bảo vệ vùng da quanh trán, từ đó sinh mụn.
Bên cạnh đó, trong quá trình tạo kiểu, chăm sóc tóc, tàn dư của sản phẩm dễ còn tồn đọng trên da, kết quả là dù bạn skincare rất cẩn thận, đường viền quanh trán vẫn xuất hiện mụn.
Vậy giải pháp trong trường hợp này chính là đổi dầu gội đầu sang loại không chứa paraben, silicone hay sulfate; ngoài ra, khi tạo kiểu hay chăm sóc tóc, tránh để sản phẩm tiếp xúc với da hoặc rửa mặt sạch sẽ ngay sau khi dùng. Có như vậy, da bạn mới được bảo vệ khỏi nguy cơ lên mụn.
2. Bỏ qua vùng viền trán khi tẩy trang và rửa mặt
Đường viền quanh trán cũng được trang điểm hay thoa kem chống nắng đầy đủ chẳng kém bất cứ vùng da nào; tuy nhiên khi tẩy trang và rửa mặt, nhiều nàng lại bỏ quên hoàn toàn khu vực này. Và tất nhiên, bụi bẩn, dầu thừa hay tàn dư makeup, kem chống nắng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để mụn sinh sôi nảy nở.
Và giải pháp hiệu quả nhất vẫn luôn là làm sạch trọn vẹn, từ tẩy trang, rửa mặt cho đến thoa toner, tẩy da chết cho đường viền quanh trán; thậm chí, bạn cũng cần phải thực hiện những bước skincare như thoa kem dưỡng ẩm, serum, kem chống nắng… cho vùng này để da đẹp toàn diện.
3. Không vệ sinh mũ bảo hiểm
Video đang HOT
Những tưởng không liên quan, nhưng mũ bảo hiểm – món đồ đồng hành với bạn trên mọi quãng đường cũng là một trong những nguyên nhân gây mụn; lý do thì hẳn ai cũng có thể mường tượng ra. Mũ bảo hiểm không được vệ sinh thường xuyên, thậm chí là không bao giờ được làm sạch hay thay mới, điều này khiến hỗn hợp: mồ hôi, dầu thừa, bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ và tấn công vùng da quanh trán của bạn hằng ngày.
Vì thế, nếu bạn đang cảm thấy phiền phức với vùng da quanh trán đầy mụn, hãy xem lại mũ bảo hiểm của mình, vệ sinh sạch sẽ hoặc thay mới để tình trạng được cải thiện.
4. Để tóc mái nhưng lười gội đầu
Tóc mái của bạn cũng chứa đầy rẫy những vi khuẩn, bụi bẩn, dầu thừa và khi tiếp xúc với vùng trán, chuyện mụn hoành hành sẽ xảy đến một sớm một chiều. Và điều tốt nhất bạn nên làm, chính là gội mái thường xuyên hoặc hất gọn tóc mái để da vùng trán luôn được thông thoáng, sạch sẽ; mụn cũng không còn chỗ trú chân.
*Lưu ý
Ngoài việc giải quyết tất cả những nguyên nhân gây mụn trên; bạn cũng cần chăm sóc da đúng cách bằng việc rửa mặt 2 lần/ngày, tẩy trang kỹ lưỡng; thoa kem chống nắng, dùng kem dưỡng ẩm không gây bít tắc lỗ chân lông (non-comedogenic), tẩy da chết và thoa kem trị mụn. Như vậy, tình trạng mụn của bạn sẽ nhanh được chữa lành và bạn sẽ mau chóng có được làn da không tỳ vết.
Theo afamily.vn
Có phải bạn quên rằng da đầu cũng cần tẩy tế bào chết?
Các nàng thường tẩy tế bào chết cho mặt và môi nhưng có bao giờ bạn có biết tẩy tế bào chết cho da đầu cũng rất cần thiết đấy.
Hàng ngày, chúng ta dành một khoảng thời gian dài để thực hiện nhiều bước chăm sóc da mặt. Thế nhưng, có bao giờ bạn nghĩ rằng da đầu mình cũng cần được gìn giữ như thế? Mồ hôi, dầu thừa và bụi bẩn có thể làm da đầu không khỏe mạnh. Và thực tế thì da đầu cũng như những làn da khác, đều phủ một lớp da chết. Nếu không có sự tác động từ các sản phẩm chuyên dùng hoặc tẩy tế bào chết, lớp da chết sẽ mãi tồn tại ở đây.
TẠI SAO CHÚNG TA NÊN TẨY TẾ BÀO CHẾT CHO DA ĐẦU?
LÀM SẠCH NANG TÓC
Chức năng đầu tiên và quan trọng của tẩy tế bào chết da đầu là làm sạch cho nang tóc. Thông thường, một nang tóc có thể mọc ra từ 2-3 sợi tóc. Thường xuyên sử dụng các sản phẩm tạo kiểu khiến nang tóc bí bách và trở nên nhỏ hơn. Lúc này, nang tóc chỉ có thể mọc ra 1 sợi tóc. Điều này gây ra tình trạng tóc thưa, tóc mỏng.
Thường xuyên sử dụng các sản phẩm tạo kiểu khiến nang tóc bí bách và trở nên nhỏ hơn. Ảnh: Weborvos.
GIÚP TÓC MỌC DÀY DẶN HƠN
Các chuyên gia về tóc cho rằng làm sạch da đầu giúp tóc có thể được nuôi dưỡng và phát triển tốt hơn. Việc này không chỉ có ích cho mái tóc hiện tại, lớp tóc sau mọc ra cũng sẽ chắc khỏe hơn nhiều.
HẠN CHẾ BONG TRÓC DA ĐẦU
Chúng ta thường nhầm lẫn hai khái niệm chăm sóc tóc và da đầu. Chăm sóc tóc và chăm sóc da đầu là hai việc khác nhau. Tóc và da đầu là 2 lớp tách biệt và cần những nhu cầu khác nhau. Nếu da đầu không được chăm sóc đúng cách, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy những mảng gàu xuất hiện trên tóc. Ngoài ra, da đầu sẽ bị khô và bong tróc khi chuyển mùa.
Nếu da đầu không được chăm sóc đúng cách, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy những mảng gàu xuất hiện trên tóc. Ảnh: Red Magazine.
KÍCH THÍCH MỌC TÓC
Kết hợp tẩy tế bào chết với thao tác massage nhẹ nhàng rất có lợi cho việc mọc tóc. Khi ấy, vùng da đầu bạn được kích thích tuần hoàn máu giúp nuôi dưỡng tóc. Mái tóc sẽ nhanh dài và khỏe mạnh hơn.
DA DẦU ĐƯỢC ĐIỀU TIẾT DẦU
Da đầu nhiều dầu rất dễ đi kèm với tình trạng gàu, nấm da đầu. Dầu trên da đầu rất dễ sinh ra mùi khó chịu, đồng thời làm tóc bị bết lại, không bồng bềnh. Sử dụng tẩy tế bào chết thường xuyên giúp lượng dầu được điều tiết hợp lý.
Da đầu nhiều dầu rất dễ đi kèm với tình trạng gàu, nấm da đầu. Ảnh: Unsplash.
NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT NẾU MUỐN TẨY TẾ BÀO CHẾT CHO DA ĐẦU
BẠN CÓ THỂ TỰ PHA CHẾ DUNG DỊCH TẨY TẾ BÀO TẠI NHÀ
Nếu như bạn không muốn bỏ nhiều tiền cho những sản phẩm tẩy tế bào da đầu, bạn có thể tự pha chế dung dịch này tại nhà. Chỉ cần những nguyên liệu cực đơn giản nhưng sẽ mang lại cho bạn hiệu quả tương đương. Công thức thông dụng nhất là hỗn hợp đường nâu và chanh. Trong đường nâu có chứa acid glycolic, acid alpha hydroxy kết hợp với lượng acid cao từ chanh, không những giúp tẩy tế bào chết dễ dàng mà còn giải độc tố cho da đầu.
SỬ DỤNG CÁC PHẨM PHẨM CHỨA KẼM VÀ ĐỒNG
Kẽm là một thành phần đặc biệt làm sạch da đầu. Đó là lý do tại sao nó có mặt trong rất nhiều sản phẩm trị gàu. Bạn cũng nên tìm kiếm các thành phần như đồng, magie, tinh dầu hữu cơ và keratin. Những thành phần này giúp nuôi dưỡng và làm tóc chắc khỏe hơn.
Bạn cũng nên tìm kiếm các sản phẩm chứa thành phần như đồng, magie, tinh dầu hữu cơ và keratin. Ảnh: El Comercio.
MASSAGE NHẸ NHÀNG
Những hạt scrub có thể làm tổn thương da đầu nếu bạn dùng lực quá mạnh. Tác dụng lực quá nhiều còn kích thích da đầu sản sinh nhiều dầu hơn. Thay vào đó hãy massage theo chuyển động tròn một cách nhẹ nhàng. Các thao tác nhẹ nhàng, dùng lực vừa phải sẽ kích thích máu đến da đầu tốt hơn.
TẨY TẾ BÀO CHẾT THƯỜNG XUYÊN
Hãy thử tưởng tượng bạn trang điểm và không tẩy trang vào buổi tối, sau đó lại trang điểm vào sáng hôm sau. Nếu như da mặt được bạn làm sạch thường xuyên thì hãy đối xử tương tự với da đầu. Một tuần hãy tẩy tế bào chết từ 1-2 lần cho da đầu. Làm sạch da dầu luôn giúp bạn có một mái tóc đẹp và khỏe.
Làm sạch da dầu luôn giúp bạn có một mái tóc đẹp và khỏe. Ảnh: Kitchen Decor.
Theo elle.vn
Tiết kiệm thời gian chăm sóc tóc nam với những tip nhỏ sau Làm đẹp là nhu cầu không của chỉ riêng phái đẹp. Tuy nhiên cánh mày râu thường khá lười trong việc chăm sóc bản thân. Hãy cùng bật mí một số tip nhỏ giúp tiết kiệm thời gian chăm sóc tóc nam. Các bạn cùng tham khảo nhé. Chọn lựa kiểu tóc nam dễ chăm sóc Với những ai có ít thời gian...