Nhan sắc Ái Vân thời trẻ: Khán giả tưởng nhầm là con lai vì giống người phương Tây
Từng một thời, Ái Vân bị nhiều người nhầm là con lai vì vẻ đẹp giống người Tây phương, cùng giọng nói sang trọng, âm sắc khác lạ.
Ái Vân được biết đến là một nữ nghệ sĩ đa tài và nổi tiếng khắp từ trong nước ra tới hải ngoại, được đông đảo khán giả yêu mến, ái mộ.
Nữ danh ca sở hữu giọng hát thánh thót, lanh lảnh và truyền cảm, cùng khả năng diễn xuất, vũ đạo điêu luyện, nên tạo được nhiều màn trình diễn đầy hấp dẫn.
Ngoài tài năng, điều giúp Ái Vân mê hoặc khán giả chính là nhan sắc trời phú của cô.
Ái Vân được thừa hưởng các nét đẹp từ người bố điển trai – ông Hà Quang Định, chủ hãng Việt Film (Hãng phim tư nhân đầu tiên tại Việt Nam)
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, từ nhỏ Ái Vân đã được tạo điều kiện ca hát, diễn xuất
Nữ danh ca đóng phim từ khi còn rất trẻ và thủ vai chính trong Chị Nhung, hai vai phụ trong Chú rể đi đâu và Bản danh sách mật
Tuy nhiên, vì được đào tạo bài bản về âm nhạc và không tìm được vai diễn thực sự phù hợp, nên Ái Vân quyết định bỏ dở nghiệp diễn
Thành công đến với Ái Vân từ rất sớm. Cô là một trong số ít ca sĩ nhạc nhẹ đầu tiên của miền Bắc thành công vang dội
Năm 1982, Ái Vân sang Đức tham gia Liên hoan Âm nhạc quốc tế Dresden và đoạt giải thưởng lớn. Đây là giải thưởng nhạc nhẹ đầu tiên của một ca sĩ Việt Nam trên đấu trường quốc tế
Video đang HOT
Ngoài ca hát, Ái Vân còn từng làm phát thanh viên Đài Tiếng nói và vũ công, biên kịch, biên đạo múa
Ái Vân thường được khán giả ca tụng là người mang vẻ đẹp và giọng nói chuẩn mực của con gái Hà Nội thanh lịch gốc
Từng một thời, Ái Vân bị nhiều người nhầm là con lai vì vẻ đẹp giống người Tây phương, cùng giọng nói sang trọng, âm sắc khác lạ
Nữ danh ca sở hữu vóc dáng nhỏ nhắn, thanh thoát cùng sống mũi cao, đôi mắt to tròn và bờ môi chúm chím, cằm trái xoan
Xinh đẹp và nổi tiếng là vậy, nhưng tình duyên của Ái Vân lại khá lận đận. Cô từng trải qua 3 đời chồng
Trong đó, cuộc hôn nhân thứ hai khiến Ái Vân đau khổ tới mức phải tự tử và trốn sang Đức, bỏ lại con nhỏ 4 tuổi
Sau nhiều khó khăn, va vấp nơi xứ người, Ái Vân dần chiếm được cảm tình của khán giả kiều bào
Ngay sau lần thử giọng đầu tiên, Ái Vân đã được trung tâm Thúy Nga ký hợp đồng thu âm và ghi hình
Trong thời gian hoạt động tại hải ngoại, Ái Vân để lại nhiều tiết mục trình diễn tạp kỹ đặc sắc, tiên phong cho dòng nhạc dân ca Bắc Bộ
Cô cũng nâng đỡ đàn em Chí Tài bước lên sân khấu lớn của Thúy Nga
Ái Vân thừa nhận, mình là người có bản tính lãng mạn từ lúc trẻ nên khi sang Mỹ vào tháng 5/1994, cô đã nhanh chóng hội nhập vào thế giới nghệ thuật tại đây.
Danh ca Ái Vân: Tôi uống thuốc ngủ tự vẫn vì đời tư quá bi đát, không còn lối thoát
"Nhận được tin, tôi tự vẫn vì chuyện đời tư quá bi đát, không còn cách giải thoát, lựa chọn nào khác" - danh ca Ái Vân nói.
Ái Vân được biết đến là một nữ danh ca nổi tiếng tại hải ngoại lẫn trong nước, gắn bó với trung tâm Thúy Nga và diễn chung đầu tiên với nghệ sĩ Chí Tài.
Tại chương trình Chân dung nghệ sĩ trên kênh Jimmy TV mới đây, danh ca Ái Vân đã tâm sự chuyện đời của mình.
Danh ca Ái Vân
Ba tôi kinh doanh giỏi, hâm mộ mẹ tôi
Tôi được sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật với mẹ và họ hàng theo nghề nghệ thuật. Em của bà ngoại tôi chính là nhạc sĩ Canh Thân nổi tiếng. Mẹ tôi là ca sĩ Ái Liên.
Mẹ tôi từ nhỏ đã hát tân nhạc, được học đánh trống, đàn kìm và nhảy xiếc hài. Thời gian đầu sự nghiệp, mẹ tôi hát nhạc ngoại lời Việt. Sau này, mẹ tôi đi theo con đường hát cải lương. Sau khi kết hôn với ba tôi, hai ông bà lập nên gánh hát Ái Liên.
Mẹ tôi là người Bắc nhưng lại hát bằng giọng Nam, từ tân nhạc tới cải lương. Hồi đó, tôi nghe mẹ hát thấy ngộ lắm nhưng dần lại thấy hay. Sau 1954, mẹ tôi đi theo các đoàn cải lương Nam Bộ.
Chính vì thế nên ngay từ khi biết hát cải lương, tôi đã hát bằng giọng Nam. Ba tôi là người ái mộ nghệ thuật nhưng lại không hát được câu nào đến nơi đến chốn. Ông rất hâm mộ mẹ tôi cũng như giới nghệ sĩ.
Bản thân ba tôi lại là người kinh doanh giỏi. Ông sống năng nổ, giao tiếp rộng, lăn lộn từ Hà Nội vào Sài Gòn buôn bán, làm ăn.
Ca sĩ Ái Liên mẹ Ái Vân
Nhờ đó nên mẹ tôi có được bệ phóng vững chắc để làm nghệ thuật, theo đuổi sự nghiệp ca hát. Trong nhà tôi, ba tôi giống như người quản lý tài ba, biết cách giúp mẹ tôi có được môi trường hoạt động nghệ thuật tốt.
Tuy ba tôi vào Nam làm ăn và mẹ vẫn ở Hà Nội và tôi được lớn lên, sinh trưởng tại mảnh đất thủ đô nhưng thời còn đi học tôi vẫn được nghe các đĩa nhạc của nghệ sĩ miền Nam như Thanh Kim Huệ, Út Trà Ôn, Ngọc Giàu, Út Bạch Lan, Thành Được... Tôi hay lên Hội Văn học Nghệ thuật chơi để được các chú ở đó bật nhạc cho nghe.
Tôi uống thuốc ngủ để tự vẫn
Sau 1975, tôi mới lần đầu được vào Sài Gòn. Trên đường đi, tôi được ghé qua các tỉnh miền Trung, gần như đi xuyên Việt trong 4 ngày 3 đêm.
Lúc tới cầu Hiền Lương, tôi xúc động vô cùng vì không bao giờ nghĩ một cô bé sinh ra tại Hà Nội cũng có ngày được đứng trên những nhịp cầu lịch sử nối liền Bắc Nam như thế.
Sau đó, tôi thấy thương vì đất nước còn nghèo khổ quá, mọi người đều khó khăn, chạy khắp nơi.
Vào tháng 11 năm 1990, tôi được Bộ Văn hóa cho sang Đức du học về ngành Đạo diễn Sân khấu nhạc nhẹ. Tôi rất trông đợi vào chuyến đi này để được học hỏi. Tôi không thể cứ là nghệ sĩ trình diễn mãi được.
Tôi muốn làm một cái gì đó lớn lao hơn khi giải nghệ, được làm đạo diễn tạp kĩ chứ không chỉ đi ca hát. Trước đó, tôi cũng được một giải thưởng lớn về ca hát bên Đức.
Ngoài việc được học hỏi, tôi còn muốn đi Đức ngay vì câu chuyện đời tư, hôn nhân của tôi khi ấy đang ở trong đau khổ. Tôi muốn thoát khỏi cuộc hôn nhân đó. Tuy nhiên, vì một số sự cố nên tôi chưa đi được, bị hoãn lại.
Nhận được tin, tôi tự vẫn vì chuyện đời tư quá bi đát, không còn cách giải thoát, lựa chọn nào khác. Tôi uống thuốc ngủ để tự vẫn, rất may bà vú phát hiện ra rồi đưa đi bệnh viện rửa ruột.
Ba tôi thấy thế mới bay từ Sài Gòn ra Hà Nội nói chuyện và tôi được đi du học Đức.