Nhân rộng mô hình `Tổ liên gia an toàn PCCC` tại khu tập thể xuống cấp
Ngay sau khi quận Hoàn Kiếm ( Hà Nội) ra mắt mô hình “ Tổ liên gia an toàn PCCC” tại khu vực phố cổ, UBND phường Hàng Trống đã chủ động áp dụng và nhân rộng mô hình này vào các khu tập thể cũ đang xuống cấp trên địa bàn.
Sáng 19/10, trao đổi với PV báo Tin tức, ông Đặng Minh Tuấn, Chủ tịch UBND phường Hàng Trống (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, xuất phát từ thực tế khu tập thể cũ trong ngõ 109 Phủ Doãn đã xuống cấp, dây điện chằng chịt, dây không đủ tải so với công suất sử dụng trong nhà, với mục tiêu đảm bảo cho người dân được sống trong khu vực an toàn về cháy nổ, địa phương đã phối hợp với Điện lực Hoàn Kiếm, Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC, Công an quận Hoàn Kiếm) nhân rộng mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC” trên địa bàn và tập huấn kiến thức, kỹ năng PCCC cho người dân.
Theo ông Đặng Minh Tuấn, để phát huy hiệu quả mô hình này, chính quyền địa phương đã phối hợp với Công ty Điện lực Hoàn Kiếm rà soát tổng thể hiện trạng đường điện tại các hộ gia đình, từ đó thanh thải hệ thống dây điện cũ; sắp xếp lại gọn gàng, ngăn nắp đường điện lưới dẫn vào các hộ gia đình. Ngay sau đó, hệ thống hộp chữa cháy với nhiều thiết bị chuyên dụng như bình cứu hoả, kìm phá khoá được lắp đặt trên các ngõ dẫn vào khu dân cư.
Đặc biệt, hệ thống chuông báo cháy liên kết nhiều hộ gia đình với nhau được hoàn thiện và các nút báo cháy được lắp đặt ở vị trí thuận lợi. Với các tình huống cháy nổ bất ngờ, người dân hoàn toàn có thể chủ động ứng phó ban đầu, trước khi lực lượng chức năng có mặt.
Nhiều năm qua, hơn 30 hộ gia đình ở ngõ 109 Phủ Doãn, phường Hàng Trống (Hoàn Kiếm, Hà Nội), sinh sống trong khu tập thể chật chội, xuống cấp. Tại đây, hệ thống dây điện chằng chịt, từ đầu ngõ vào tận bên trong nhà, có nguy cơ xảy ra chập cháy cao.
Bà Thái Thị Minh, trú tại 119 Phủ Doãn, cho hay, các búi dây như mạng nhện, đứt gãy lủng lẳng ngay trước cửa nhà của nhiều hộ dân, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ và lâu nay đã trở thành nỗi lo lắng của khu tập thể. Khi mô hình này được triển khai, hệ thống các nút báo động và chuông báo cháy của các hộ gia đình trong tổ liên gia được liên kết với nhau; chỉ cần một hồi chuông vang lên, cả khu tập thể đều biết.
Trước đó, vào này 31/8, mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC khu dân cư” đã chính thức ra mắt tại quận Hoàn Kiếm và bước đầu triển khai tại khu vực trung tâm phố cổ. Mô hình hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, tự giác, tự quản nhằm tập các hợp hộ kinh doanh, hộ gia đình huy động sức dân cùng phối hợp, hỗ trợ trong công tác bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và an ninh, trật tự. Theo đó, mỗi hộ sẽ tự trang bị bình chữa cháy xách tay, dụng cụ phá dỡ, nút ấn báo cháy, chuông báo cháy được kết nối liên thông để khi có sự cố tại một nhà thì tất cả các nhà khác đều biết để hỗ trợ cứu người, tài sản và tổ chức chữa cháy.
Với hiệu quả ban đầu, dự kiến quận Hoàn Kiếm sẽ nhân rộng mô hình này trên toàn địa bàn.
Chiều 18/10, UBND phường Hàng Trống phối hợp với Công an quận Hoàn Kiếm và Điện lực Hoàn Kiểm triển khai nhân rộng mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC” tại các khu tập thể xuống cấp trên địa bàn.
Thiếu tá Trần Trung Kiên (ngoài cùng bên phải), Phó Trưởng Công an phường Hàng Trống giới thiệu về các thiết bị mới được lắp đặt tại Tổ liên gia.
Chuông báo cháy, thiết bị mở khóa, búa, rìu, xà beng… được lắp đặt tại nhiều vị trí để mỗi người đều có thể trở thành “lính cứu hỏa” khi có sự cố.
Video đang HOT
Điểm đặc biệt của mô hình này ở chỗ, mỗi hộ gia đình được lắp đặt 1 chuông báo cháy và 2 nút ấn báo cháy (1 nút ẩn ở trong nhà, 1 nút ấn ngoài nhà). Nút ấn và chuông báo cháy của các hộ gia đình trong tổ liên gia được liên kết với nhau để khi ấn bất kể nút ấn nào thì toàn bộ chuông của các hộ gia đình đều kêu, từ đó các hộ gia đình đều biết để hỗ trợ cứu người, tài sản và tổ chức chữa cháy.
Đường dây điện của các hộ gia đình trước khi thành lập tổ Liên gia an toàn PCCC đã xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao.
Khi thành lập tổ Liên gia, UBND phường Hàng Trống phối hợp với Công ty điện lực Hoàn Kiếm hỗ trợ các hộ gia đình về nhân lực để thay thế bảng điện, đường dây cũ, xử lý các “búi dây”
Ông Đặng Minh Tuấn, Chủ tịch UBND phường Hàng Trống cho biết, mô hình này nhận được sự ủng hộ và đồng thuận của người dân trên địa bàn, trong thời gian tới, địa phương sẽ nhân rộng ra các hộ kinh doanh.
Toàn bộ đường dây điện của ngõ 109 Phủ Doãn được thanh thải, sắp xếp lại gọn gàng, ngăn nắp. Các đường dây yếu, cũ nát sẽ được thay thế bằng dây mới an toàn.
Hệ thống công tơ điện mới thay thế cho hệ thống cũ đã xuống cấp.
Các hộ gia đình được hướng dẫn thay thế bảng điện sinh hoạt trong nhà.
Cán bộ điện lực Hoàn Kiếm và công an phường Hàng Trống hướng dẫn người dân cách sử dụng và thay thế thiết bị điện, thiết bị PCCC.
Với mục tiêu đảm bảo cho người dân được sống trong khu vực an toàn về cháy nổ, thời gian tới, mô hình này sẽ được nhân rộng trên địa bàn phường.
'Sống lại' tuyến đường 'đau khổ' Quốc lộ 5 nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh Đông Bắc
Quốc lộ (QL)5 - tuyến đường huyết mạch nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh, thành phố Đông Bắc (Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh) được đưa vào khai thác từ năm 1998, trải qua gần 23 năm sử dụng đã xuống cấp nghiêm trọng, vượt quá tải công suất thiết kế từ nhiều năm qua.
Thực tế, QL5 thiết kế đáp ứng lưu lượng xe khoảng 22.000 phương tiện/ngày đêm, nhưng đã và đang phải gánh tải gấp 3 lần.
Qua tìm hiểu, kể từ khi đưa vào khai thác năm 1998, QL5 chưa từng một lần được sửa chữa trung, đại tu, nên tình trạng ùn tắc giao thông, các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng thường xuyên diễn ra, gây bức xúc dư luận xã hội, khiến không ít lái xe "e ngại" khi tham gia giao thông trên tuyến.
Đặc biệt, do hàng ngày, QL5 phải gồng gánh hàng nghìn chiếc xe container, xe siêu trường siêu trọng, xe quá tải các loại... quần thảo, đã tạo thành những gờ "sống trâu" hằn lún vệt bánh xe sâu tới cả gang tay, khiến việc bảo trì chạy theo không kịp. Tình trạng xô lệch mặt đường, ổ voi, ổ gà... diễn ra trong thời gian dài, không được sửa chữa kịp thời, đã khiến tuyến đường thường trực nguy cơ mất an toàn giao thông, tai nạn giao thông nghiêm trọng cho phương tiện.
Tuyến QL5 qua đoạn qua Hưng Yên, Hải Dương, trước năm 2021 được "cánh" lái xe gọi là tuyến đường đau khổ, vì tình trạng hằn lún vệt bánh xe, gờ sống trâu... luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.
Tình trạng xô lệch mặt đường, ổ voi, ổ gà diễn ra trong thời gian dài, khiến việc bảo trì tuyến đường không chạy theo kịp.
Đoạn tuyến QL5 qua tỉnh Hải Dương đã hoàn thành nâng cấp, sửa chữa cả hai chiều đường, đưa vào khai thác "cuốn chiếu" trong năm 2022 đẹp như "dải lụa".
Đoạn tuyến QL5 tại nút giao qua tỉnh Hải Dương đã hoàn thành nâng cấp, cải tạo một chiều hướng Hà Nội - Hải Phòng nhìn từ trên cao, đảm bảo giao thông êm thuận.
Khắc phục tình trạng trên, Tổng công ty Hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI - doanh nghiệp chủ đầu tư xây dựng cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, quản lý QL5) đã được Chính phủ, Bộ GTVT giao triển khai Dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp QL5, trong đó tập trung vào những đoạn xung yếu, đã xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là đoạn tuyến từ Km46 - Km65 và một số nút giao qua tỉnh Hải Dương. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 840 tỷ đồng, với kỳ vọng làm "sống lại" tuyến giao thông huyết mạch này.
Được triển khai từ tháng 12/2021, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2022, song, dịch COVID-19 kéo dài, "bão giá" nhiên, nguyên vật liệu đầu vào phục vụ thi công những tháng đầu năm 2022 và điều kiện thời tiết năm nay khắc nghiệt, mưa lớn kéo dài nhiều tháng, cộng với quá trình thực hiện vừa thi công, vừa phải đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến... đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ dự án.
Đoạn tuyến bị hằn lún, gờ sống trâu đang được nhà thầu dự án cào bóc tách mặt đường cũ, thăm dò địa chất, trước khi thảm nhựa lớp 1.
Công nhân nhà thầu được huy động tối đa trên công trường, vừa thi công, vừa đảm bảo làn đường cho phương tiện lưu thông.
Công nhân vệ sinh làn đường trước khi thảm nhựa bê tông.
Xe thu hồi lớp nhựa mặt đường cũ...
... hoạt động hết công suất, tranh thủ điều kiện thời tiết thuận tiện, cào bóc lớp mặt đường cũ đến đâu, chuyển đi trả lại mặt bằng sạch phục vụ thi công đến đó.
Đoạn tuyến dự án đã hoàn thành thảm bê tông nhựa nóng, chuẩn bị sơn kẻ vẽ phân làn đường.
Ông Nguyễn Hoàng Việt, Giám đốc Ban Quản lý dự án nâng cấp, cải tạo QL5 chia sẻ, trong quá trình thi công, yếu tố được các nhà thầu chú trọng nhất là vừa tổ chức thi công, vừa đảm bảo giao thông, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng ùn tắc giao thông ảnh hưởng đến việc lưu thông các phương tiện. Vì vậy, việc triển khai công trường tập trung chủ yếu thi công vào ban đêm, giờ thấp điểm, cuối tuần, hạn chế giờ cao điểm từ 6 - 8 giờ sáng, 17 - 19 giờ 30 phút hàng ngày, thời điểm lưu lượng xe container, xe tải trọng lớn gia tăng đột biến, nhất là các khu vực giao cắt với các khu công nghiệp.
Mặt khác, tại các khu vực các đoạn tuyến đã được cào bóc, nâng nền vỉa hàng rào hộ lan, giải phân cách cứng được chỉnh trang... luôn có biển báo, tín hiệu giao thông hạn chế tốc độ, cảnh báo nguy hiểm, bố trị nhân sự điều tiết giao thông theo phương án cụ thể; đồng thời, chỉ chấp thuận cho từng đoạn thi công đối với mỗi nhà thầu vào từng thời điểm hợp lý, để tránh ùn tắc, như: Giới hạn chiều dài thi công dưới 300 m/lần, thi công lệch làn giữa các đoạn với các nhà thầu khác nhau...
Công trường vừa thi công, vừa đảm bảo an toàn giao thông cho lưu lượng lớn xe lưu thông cùng chiều.
Công nhân phối kết hợp vừa sơn kẻ vẽ làn đường, vừa phân luồng giao thông cho phương tiện trên tuyến.
Đoạn tuyến dự án được nhà thầu thi công hoàn thành thí điểm theo thiết kế kỹ thuật như tại cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, trước khi áp dụng trên diện rộng tại QL5.
Đoạn tuyến dự án đã hoàn thành nâng cấp, cải tạo, đưa vào khai thác, đảm bảo giao thông êm thuận.
Đoạn tuyến đã hoàn thành nâng cấp, cải tạo, đảm bảo giao thông êm thuận trước nút giao hướng phương tiện đi vào vùng vải thiểu Thanh Hà (Hải Dương).
Những đoạn tuyến Dự án nâng cấp, cải tạo QL5 hoàn thành, đưa vào khai thác, thực sự đã làm "sống lại" con đường đau khổ nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh, thành phố Đông Bắc trước đây.
Đến thời điểm này, dự án đã đạt tiến độ tổng thể khoảng 60%. Để đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ, Ban Quản lý dự án nâng cấp, cải tạo QL5 ngoài việc lựa chọn các nhà thầu thi công có kinh nghiệm chuyên ngành thi công sửa chữa, bảo trì các QL, thường xuyên lập biện pháp tổ chức thi công chi tiết trình Cục Đường bộ Việt Nam và các cơ quan chức năng cấp phép, chấp thuận trước khi triển khai trên công trường. Vì vậy, đến nay, dự án đã hoàn thành các hạng mục thảm, bóc vỉa 11/19 km mặt đường và sẽ hoàn thành đúng thời hạn hợp đồng vào tháng 12/2022.
Ông Nguyễn Hoàng Việt cho biết thêm, việc hoàn chỉnh thi công tại các nút giao, các cầu lớn trên tuyến dự án hiện nay như: Phú Lương, Lai Vu, Đồng Niên... là những điều kiện thuận lợi để đầu năm 2023 đơn vị sẽ tiếp tục triển khai Dự án nâng cấp, cải tạo QL5 đoạn từ Km65 - Km76, hoàn thành dự án vào cuối năm 2023 theo chỉ đạo của Bộ GTVT.
Vụ cháy tại KCN Quang Minh, Hà Nội: Bước đầu xác định thiệt hại hơn 11 tỷ đồng Theo tin mới nhận từ UBND huyện Mê Linh (Hà Nội), bước đầu xác định thiệt hại do vụ cháy vào sáng 8/8 tại Nhà xưởng Công ty Trách nhiệm hữu hạn hệ thống năng lượng tại Việt Nam, tại Lô 13, Khu công nghiệp Quang Minh, thị trấn Quang Minh (huyện Mê Linh) vào khoảng hơn 11 tỷ đồng. Lực lượng Cảnh...