Nhân rộng gương người tốt để có càng nhiều bông hoa đẹp
Để việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đạt kết quả cao hơn nữa, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị, cần tiếp tục nhân rộng các nhân tố mới, điển hình tiên tiến; đồng thời nghiêm khắc phê bình, uốn nắn những nhận thức lệch lạc, nói không đi đôi với làm, kiên quyết đẩy lùi nạn tham nhũng, quan liêu, thói vô cảm, vô trách nhiệm …
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi giao lưu. Ảnh: HG
Ngày 19/8, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức chương trình giao lưu toàn quốc các điển hình tiêu biểu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2019 với tên gọi “Hồ Chí Minh – Hành trình khát vọng”.
Sự kiện diễn ra đúng dịp kỷ niệm 74 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tới dự có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, cùng lãnh đạo các bộ, ban, ngành.
Góp phần ngăn chặn biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”
Tại đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài của Đảng, Nhà nước, nhân dân ta; người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.
Bác đã để lại cho các thế hệ hôm nay và mai sau một di sản tinh thần vô cùng quý báu, đó là tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh và thời đại của Hồ Chí Minh.
“Người từng căn dặn: “Mỗi người tốt, mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp, cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp”. Những lời dạy của Người đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Những mong muốn của Người vẫn luôn là động lực phấn đấu và hành động của mỗi chúng ta”, Thủ tướng nói.
Học tập và làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài với tổ chức đảng, các cấp chính quyền, tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan đơn vị và của từng cán bộ, đảng viên.
Video đang HOT
Thủ tướng cho hay, thời gian qua, việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng đạt được nhiều kết quả quan trọng, bước đầu ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống và biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ.
Kết quả của việc học tập cũng đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng nếp sống văn hóa mới, củng cố nền tảng tư tưởng đạo đức cho toàn xã hội, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về việc tu dưỡng rèn luyện, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh…
Quyết đẩy lùi nạn tham nhũng, thói vô cảm
Theo Thủ tướng, cuộc giao lưu tôn vinh những tập thể, cá nhân điển hình, những mô hình hay, cách làm hiệu quả là công việc cần thiết, có ý nghĩa nhằm nhân rộng gương người tốt để xã hội ta ngày càng có nhiều bông hoa đẹp trong rừng hoa đẹp của đất nước như lời Bác đã dạy.
Để việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đạt được kết quả cao hơn nữa, ngày càng có nhiều điển hình tiên tiến, nhiều nhân tố mới, bài học hay, Thủ tướng đề nghị, cần làm thật tốt công tác tuyên truyền, giáo dục để cùng nhau nhận thức sâu sắc hơn về những giá trị cơ bản, sâu sắc của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho đạo đức, tư tưởng, phong cách của Người thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, của nền văn hóa và con người Việt Nam.
“Tiếp tục xây dựng và nhân rộng hơn nữa các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, đẩy mạnh hơn nữa các phong trào thi đua yêu nước của các cấp, các ngành, trong mọi tầng lớp nhân dân, trên tất cả các lĩnh vực. Đồng thời nghiêm khắc phê bình, uốn nắn những nhận thức lệch lạc, nói không đi đôi với làm, kiên quyết đẩy lùi nạn tham nhũng, quan liêu, thói vô cảm, vô trách nhiệm, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ, đấu tranh với các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, phản động”, Thủ tướng nêu rõ.
Chương trình giao lưu toàn quốc là dịp để giới thiệu, biểu dương, tôn vinh các tập thể, cá nhân, điển hình tiêu biểu, mô hình hay, cách làm hiệu quả trong học tập và làm theo Bác. Ảnh: HG
Thủ tướng cũng bày tỏ tin tưởng rằng, các tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu sẽ phát huy những kết quả đạt được, không ngừng nỗ lực phấn đấu để gặt hái thêm nhiều thành tích, nhân rộng thêm nhiều điển hình tiêu biểu, xứng đáng là tấm gương để mọi người noi theo; tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác Hồ, tạo sức lan tỏa rộng khắp, mạnh mẽ trong toàn xã hội, trong mỗi ngành, địa phương, đơn vị và mỗi gia đình.
Tại buổi giao lưu, 25 điển hình tiêu biểu đã được trao tặng bằng khen của Thủ tướng.
Những câu chuyện cảm động về tình yêu quê hương, đất nước, yêu thương con người, về đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư sẽ được lan tỏa trong đời sống xã hội, tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước, góp phần khẳng định, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, để đất nước sớm “sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ hằng mong ước.
TS Nguyễn Thành Nam, Hiệu trưởng Trường Đại học FUNIX: “Áp dụng 1% bài học của Bác Hồ đã thành công rất lớn”
Trong cuộc đời tôi có 2 lần được “gặp gỡ” Bác Hồ và lần nào cũng để lại ấn tượng rất sâu sắc. Lần đầu là năm 1976, lúc đó, tôi học lớp 8 được bầu làm quản ca và được học bài hát “Nhớ ơn Cụ Hồ” – bài hát đi theo tôi hết thời niên thiếu cho đến tận bây giờ.
Lần thứ 2, vào năm 2002, chúng tôi được giao nhiệm vụ mở thị trường xuất khẩu phần mềm vào Mỹ – nhiệm vụ cực kỳ khó khăn vì chúng ta không giỏi công nghệ, không giỏi ngoại ngữ và không có tên tuổi. Chúng tôi rất thất vọng, nhưng một lần tại hiệu sách ở Mỹ tôi mua cuốn sách “Hồ Chí Minh – một cuộc đời” của nhà sử học người Mỹ viết.
Đọc 1 mạch hết cuốn sách đó và thực sự đã mang lại cho chúng tôi cảm hứng vô bờ bến. Vì những khó khăn mà chúng tôi gặp phải chẳng là gì so với những khó khăn mà Bác Hồ và những đồng chí của mình đã gặp khi bắt đầu sự nghiệp.Tôi đã học được rất nhiều bài học của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi chinh phục thị trường nước Mỹ.
Sau này, tôi đã tóm tắt thành 5 bài học cần phải nhớ: Một là, cần đặt mục tiêu rất đơn giản, rất rõ ràng, nhưng phải rất hấp dẫn. Hai là, phải tuyệt đối tin tưởng vào nhân dân. Ba là, lấy thế thắng lực, nước Việt Nam là 1 nước nhỏ, chúng ta không thể thắng bằng lực mà phải dùng thế. Bốn là, quan điểm học hành rất rõ ràng của Bác – thực hành sinh ra hiểu biết, hiểu biết dẫn đến lý luận, lý luận lãnh đạo thực hành. Cuối cùng là bài học quyền lực mềm. Tôi hay nói rằng, nếu áp dụng 1% bài học của Bác Hồ đã thành công rất lớn.
Cựu chiến binh Phùng Minh Út – tấm gương sáng về lòng nhân ái, giúp đỡ người nghèo (xã Gia Hòa 2, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng): “Tiếc là vào lăng không được đi chậm để nhìn thật kỹ Bác Hồ”
Tôi có một mơ ước là được vào lăng viếng Bác nhưng không có điều điều kiện để đi. Nhân dịp này được Đảng, Nhà nước tổ chức cho ra Hà Nội vào lăng viếng Bác. Khi bước vào viếng Bác, tôi rất xúc động, không thể kiềm chế được giọt nước mặt. Tôi tiếc là không được đi chậm, không được đi nhiều lần để nhìn thật kỹ Bác Hồ. Hình tượng của Bác luôn nằm trong đầu tôi. Rất trân trọng, rất kính trọng, tôi không tả được. Bác đã làm tất cả cho dân tộc, cho Tổ quốc. Đáng tiếc vào lăng viếng Bác đi nhanh quá, không được đi chậm để nhìn thật kỹ Bác Hồ.
Họa sỹ Đặng Ái Việt, Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh: “Hơn cả đam mê, tôi vẽ là làm theo lời Bác dạy”
9 năm trời tôi vẽ Mẹ Việt Nam Anh hùng, rất nhiều người hỏi tôi: hoạ sỹ đi vẽ là vì sự đam mê? Vâng đam mệ là đúng, vì nghệ sỹ phải có đam mê, nhưng tôi vẽ ngoài đam mê và hơn cả đam mê là làm theo lời Bác dạy.
Ông, bà mình có câu, học đi đôi với hành. Tôi đang “hành” điều mà Bác đã dạy là nghệ sĩ phải là chiến sĩ.
Tôi là người chiến sĩ và đã là nghệ sỹ thì sáng tác phải gắn bó với phục vụ nhân dân. Vẽ Mẹ Việt Nam Anh hùng ngoài tri ân ra, tôi còn xây dựng niềm tin về điều Bác dạy. Trong bức thứ năm 1951, Bác có dặn: Dân tộc ta rất vẻ vang và nền nghệ thuật của chúng ta rất rộng mở. Là họạ sĩ, làm trong giới nghệ sĩ văn học, tôi tin vào điều Bác Hồ dạy, tin dân tộc ta sẽ có nền văn hoá ngoài văn hóa yêu nước còn là nền văn hóa vẻ vang.
Hương Giang
Theo Thanhtra
Không đề xuất nhân sự 'lợi ích nhóm', 'chạy chọt'
Kiên quyết không đề xuất, quyết định những nhân sự không bảo đảm tiêu chuẩn về độ tuổi, uy tín..., vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, mất đoàn kết, "cục bộ", "lợi ích nhóm"; phẩm chất, năng lực hạn chế, có biểu hiện "chạy chọt"...
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng . Ảnh: Gia Hân
Thông tin từ Văn phòng T.Ư Đảng cho hay, ngày 13.8, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì cuộc họp Ban Bí thư, cho ý kiến về việc tiếp tục chấn chỉnh công tác cán bộ để chuẩn bị tốt nhân sự đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 15.8, ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, thay mặt Ban Bí thư đã ký ban hành Kết luận của Ban Bí thư về vấn đề này.
Theo kết luận của Ban Bí thư, từ sau Đại hội XII của Đảng đến nay, Ban Chấp hành T.Ư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đặc biệt quan tâm, coi trọng công tác cán bộnên đã có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, Ban Bí thư cũng cho rằng, qua ý kiến phản ánh và thực tiễn cho thấy, mỗi khi chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ đại hội Đảng bộ các cấp, công tác cán bộ lại xuất hiện biểu hiện "tư duy nhiệm kỳ", "cục bộ", "thân quen", "lợi ích nhóm", mất dân chủ, thiếu gương mẫu, "nể nang, dễ dãi", "chạy chọt, vận động, tranh thủ lẫn nhau" trong quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, thăng cấp bậc hàm, thực hiện chính sách đối với cán bộ...
Bên cạnh đó, có nơi, cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, nhất là người đứng đầu cấp ủy còn đủ điều kiện tái cử có hiện tượng giữ mình, né tránh, ngại va chạm, không chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận; thiếu tích cực triển khai các mặt công tác, nhất là những việc khó, nhạy cảm, phức tạp vì sợ "mất phiếu", gây ra sự trì trệ trong xử lý, giải quyết công việc chung.
Để khắc phục những hạn chế trên, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị siết chặt kỷ luật, kỷ cương, thực hiện nghiêm các quy chế, quy định của Đảng, nhà nước về công tác cán bộ; chuẩn bị thật tốt đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII. Kiên quyết không đề xuất, quyết định những nhân sự không bảo đảm tiêu chuẩn về độ tuổi, uy tín..., vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, mất đoàn kết, "cục bộ", "lợi ích nhóm"; phẩm chất, năng lực hạn chế, có biểu hiện "chạy chọt, vận động, tranh thủ lẫn nhau"; thiếu tích cực trong công tác, sợ trách nhiệm, "dĩ hòa vi quý"...
Ban Bí thư giao Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ T.Ư và cơ quan bảo vệ chính trị nội bộ các cấp rà soát, thẩm tra, thẩm định, kết luận rõ tiêu chuẩn chính trị đối với cán bộ thuộc thẩm quyền; đề xuất cụ thể mức độ sử dụng, bố trí để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Đồng thời, giao Ban Tổ chức T.Ư, Ủy ban Kiểm tra T.Ư, Văn phòng T.Ư Đảng, các ban Đảng ở T.Ư và các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát công tác cán bộ.
Theo Thanhnien
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng thăm Nhà máy MEAT Hà Nam Sáng ngày 9/7/2019, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng cùng đoàn công tác Trung ương đã đến thăm và làm việc tại Nhà máy Chế biến thịt MEAT Hà Nam, KCN Đồng Văn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Hoạt động này nằm trong khuôn khổ chuyến công tác của đồng chí Trần Quốc Vượng với...