Nhận rõ hành vi chống người thi hành công vụ là sai trái, bị cáo rút đơn kháng cáo
Bị cáo Thanh có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, tuy nhiên trong phiên phúc thẩm, bị cáo Thanh đã rút đơn kháng cáo vì nhận rõ hành vi “chống người thi hành công vụ” của mình là sai trái…
Theo cáo trạng, 25/2/2024, Đại úy Đặng Quốc Nghi cùng Thượng úy Phạm Duy Tân (Tổ tuần tra giao thông, Công an huyện Thạnh Hóa) làm nhiệm vụ trên tuyến đường tỉnh 817, đến Km36 300 thì phát hiện trước nhà Lê Huệ Thanh (SN 1977, ngụ Thạnh Hóa) có nhiều xe máy đậu tràn lan ra đường gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông.
Bị cáo Thanh đã tự nguyện rút đơn kháng cáo.
2 cán bộ Công an đã yêu cầu những người có mặt trong nhà Thanh di dời phương tiện lấn chiếm lòng đường vào bên trong để không gây cản trở giao thông.
Do đã nhậu say, Thanh từ nhà xông ra chửi thề và đánh Đại úy Nghi, kéo đứt phù hiệu, nút áo, đạp ngã xe mô tô chuyên dụng của tổ công tác. Chưa dừng lại Thanh còn tấn công vùng mặt của Thượng úy Tân. Khi người nhà can ngăn đưa Thanh vào trong nhưng Thanh vẫn quay ra dùng lời lẽ xúc phạm, nhục mạ tổ tuần tra.
Video đang HOT
Thanh bị bắt, khởi tố về hành vi “chống người thi hành công vụ”. TAND huyện Thạnh Hóa mở phiên sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Thanh 9 tháng tù về tội “chống người thi hành công vụ”. Sau đó Thanh đã làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Ngày 25/9, TAND tỉnh Long An mở phiên tòa xét xử phúc thẩm. Trong lúc thực hiện các thủ tục phiên tòa, bị cáo Thanh đã tự nguyện rút đơn kháng cáo. Bị cáo Thanh cho biết, trong những ngày tạm giam, Thanh đã nhận thức được hành vi “chống người thi hành công vụ của mình” là sai trái nên không muốn kháng cáo nữa và chấp nhận mức án mà tòa cấp sơ thẩm đã tuyên
Chiều nay, tuyên án cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long
Đối đáp lại quan điểm bào chữa của luật sư trong vụ xét xử cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cùng các đồng phạm, đại diện Viện Kiểm sát bất ngờ thay đổi quan điểm, đề nghị miễn trách nhiệm hình sự đối với Trần Thanh Phong cựu phó phòng Tài chính CDC tỉnh Bình Dương
Theo dự kiến, 15 giờ chiều nay 17-5, TAND Cấp cao ra phán quyết với 12 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á).
Bị cáo Nguyễn Thanh Long (áo xanh nhạt) cùng các bị cáo trong phiên phúc thẩm. Ảnh: P.H.
Trong phần tranh tụng kéo dài tới tối ngày 16-5, luật sư bào chữa cho bị cáo Trần Thanh Phong (cựu phó phòng Tài chính CDC tỉnh Bình Dương), cho rằng thân chủ chỉ tiếp nhận chỉ đạo và chấp hành theo yêu cầu của ông Nguyễn Thành Danh (cựu giám đốc CDC tỉnh - người được miễn trách nhiệm hình sự ở phiên sơ thẩm). Sai phạm của ông Phong diễn ra vì tình thế cấp bách trong bối cảnh dịch COVID-19 thiếu kit test, đồng thời, ông không vụ lợi cá nhân mà thực hiện công việc vì mục tiêu chung.
Theo luật sư, ông Nguyễn Thành Danh sau khi được miễn trách nhiệm hình sự cũng viết đơn xin tòa xem xét miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo Phong và thuộc cấp tại CDC Bình Dương vì bối cảnh phạm tội "chưa từng có trong tiền lệ". Do đó, luật sư mong Hội đồng xét xử cân nhắc với cáo của ông Phong.
Đối đáp lại quan điểm bào chữa của luật sư, đại diện Viện kiểm sát Nhân dân (VKSND) Cấp cao tại Hà Nội bất ngờ thay đổi quan điểm, đề nghị tòa chấp nhận kháng cáo của bị cáo Phong.
Ngoài bị cáo Phong, đại diện VKSND cấp cao cũng thay đổi quan điểm, đề nghị chấp nhận kháng cáo chuyển từ án tù giam sang tù treo cho bị cáo Lê Thị Hồng Xuyên (cựu nhân viên CDC Bình Dương) và bị cáo Ngụy Thị Hậu (cựu phó phòng thuộc CDC tỉnh Bắc Giang).
Như vậy, so với bản luận tội trước đó, VKSND đề nghị bác kháng cáo xin giảm nhẹ án phạt của bị cáo Phan Quốc Việt (Tổng giám đốc Công ty Việt Á); Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) cùng 7 bị cáo khác.
Được nói lời sau cùng, bị cáo Phan Quốc Việt (Tổng giám đốc Công ty Việt Á) xin Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho cấp dưới. Bởi theo Việt, họ là cấp dưới của mình, chỉ thực hiện mệnh lệnh của cấp trên.
Trước bục khai báo, cựu bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nói rằng COVID-19 là dịch bệnh chưa từng có trong tiền lệ nên các biện pháp phòng chống dịch cũng là chưa có tiền lệ. Thời điểm đó, nhiệm vụ đặt ra với Bộ Y tế là vô cùng cấp bách về việc làm thế nào để có kit test, làm thế nào để có biện pháp chống dịch...
Theo bị cáo Long, trong quá trình phòng, chống dịch COVID-19, bị cáo đã tận tâm, tận lực và không bao giờ nghĩ làm việc vì bản thân. Thời điểm xảy ra dịch COVID-19, bị cáo chỉ mong muốn cứu được càng nhiều người càng tốt.
"Tôi không dám kể công bất cứ điều gì, không dám so sánh công hay tội nhưng xin Hội đồng xét xử xem xét khoan hồng để bị cáo có thể sớm trở về với gia đình, cộng đồng hành nghề y giúp ích cho bản thân, xã hội. Đối với bị cáo đây là bài học vô cùng đau xót"- cựu Bộ trưởng Bộ Y tế giãi bày.
Trong bản luận tội đầu giờ chiều 16-5, đại diện VKSND đề nghị TAND Cấp cao tại Hà Nội giữ nguyên án sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thanh Long, cựu bộ trưởng Bộ Y tế, 18 năm tù; bị cáo Trịnh Thanh Hùng, cựu phó vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) các ngành Kinh tế kỹ thuật (Bộ KH-CN), cũng bị đề nghị bác đơn, tuyên y án 14 năm tù; Phạm Duy Tuyến, cựu giám đốc CDC Hải Dương, bị đề nghị tuyên y án 13 năm tù cùng về tội "Nhận hối lộ". Tương tự, bị cáo Phan Quốc Việt, cựu tổng giám đốc Công ty Việt Á, bị đề nghị bác đơn, tuyên y án 29 năm tù cho các tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" và "Đưa hối lộ". 7 bị cáo còn lại xin giảm nhẹ, theo đại diện VKSND không có căn cứ xem xét nên đề nghị giữ nguyên mức án cấp sơ thẩm đã tuyên.
Mẹ nữ sinh giao gà bị ngất, tòa phải hoãn phiên phúc thẩm Quá trình xét hỏi, mẹ nữ sinh giao gà bị ngất xỉu, được kiểm tra y tế. Do các điều kiện không đảm bảo, cuối cùng vị chủ tọa đã phải thông báo hoãn phiên xử và chưa ấn định thời gian mở lại. Sáng 19/3, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở lại phiên tòa phúc thẩm xét đơn kháng cáo của...