Nhan nhản biển hiệu chữ Trung Quốc trên đường phố Đà Nẵng
Rất nhiều biển hiệu nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, thậm chí cả cửa hàng cho thuê xe máy trên tuyến đường Hoàng Sa – Trường Sa (Đà Nẵng) được viết bằng tiếng Trung Quốc. Có những tấm biển hiệu còn không có… tiếng Việt.
Theo Điều 18 Luật Quảng cáo quy định, trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá 3/4 khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt. Thế nhưng, rất nhiều biển hiệu quảng cáo của các nhà hàng, khách sạn… trên tuyến đường Hoàng Sa – Trường Sa thuộc hai quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng lại “ưu tiên” chữ Trung Quốc, thậm chí có biển hiệu còn không có tiếng Việt.
Trên một đoạn đường chưa đến 5km nằm trên tuyến đường trên, từ khu vực biển Phước Mỹ đến gần khu vực danh thắng Ngũ Hành Sơn, theo quan sát của PV chiều 11/12, hơn 50% nhà hàng, khách sạn… đều có chú thích tiếng Trung Quốc ngay trên biển hiệu. Nhiều biển hiệu in cả tiếng Việt và tiếng Trung Quốc với kích cỡ gần như ngang nhau như các nhà hàng A Hạnh, quán Bào Ngư, nhà hàng Mỹ Khê…
Thậm chí có nhiều biển hiệu toàn chữ Trung Quốc, chữ Anh ngữ mà không có chữ Việt như biển hiệu dựng ngay trên lề đường ngay sát phần đường của nhà hàng Sam Pan, My Khe…, đến cả biển quảng cáo dịch vụ cho thuê xe máy cũng toàn tiếng Trung Quốc; hay một biển hiệu trước một khách sạn trên đường Trường Sa đặc kín tiếng Trung Quốc, nhìn vào không hiểu biển hiệu đó có nội dung gì nếu không biết tiếng Trung Quốc.
In chữ Trung Quốc trên chữ Việt
Video đang HOT
Hàng loạt biển hiệu hoàn toàn không có chữ tiếng Việt
Trao đổi với PV Dân trí chiều 11/12, ông Lê Tấn Hùng, Phó Chánh Thanh tra Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch TP Đà Nẵng cho biết, trước đây khi nghe người dân báo và các nguồn thông tin phản ánh tình trạng trên, ngành chức năng đã tổ chức thanh kiểm tra và xác nhận thực trạng này. Thanh tra Sở đã lập biên bản vi phạm và yêu cầu các chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ các loại sửa lại theo đúng quy định. Hình thức xử phạt mới ở mức nhắc nhở, cảnh cáo, chưa xử phạt tiền hay mức xử phạt cao hơn. Bẵng đi một thời gian, lại nghe thông tin tái diễn thực trạng trên như này.
Ông Hùng cho biết Sở sẽ sớm thành lập đoàn thanh tra cũng các lực lượng chức năng liên quan thanh kiểm tra thực trạng trên và sẽ xử lý các trường hợp sai phạm theo quy định.
Khánh Hiền
Theo Dantri
Hạ hơn 100 biển quảng cáo tiếng Trung Quốc
Trong quá trình thanh kiểm tra tình trạng biển quảng cáo tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Trung Quốc, "lấn át" tiếng Việt tại thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh), các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh đã phát hiện, xử lý, bắt hạ hơn 100 biển quảng cáo vi phạm.
Những năm gần đây, trên địa bàn các phường Trang Hạ, Đồng Kỵ và xã Phù Khê (thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh) xuất hiện nhiều biển quảng cáo tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Trung Quốc lấn át tiếng Việt tại các xưởng sản xuất gỗ, cửa hàng kinh doanh mua bán, công ty vận tải, hàng ăn, nhà nghỉ...
Đi dọc quốc lộ 1A cũ, theo đường Nguyễn Văn Cừ tại thị xã Từ Sơn, có thê thây tràn ngập những tấm biển hiệu tiếng Trung. Các biển hiệu này xuất hiện phía ngoài mặt đường chính, tập trung ở các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh lớn.
Biển hiệu quảng cáo chữ Tàu "lấn át" chữ Việt tại TX Từ Sơn (Bắc Ninh).
Đặc biệt tại thôn Phù Khê Thượng, xã Phù Khê, tôn tại đủ loại biển quảng cáo của các quán ăn, nhà nghỉ, cửa hàng kinh doanh... viêt hâu hêt bằng chữ Trung Quốc với đủ loại kích cỡ to nhỏ.
Lý giải tình trạng trên, anh Dương Văn Thưởng, chủ cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Niềm Tin 1, phường Đồng Kỵ, cho biết, hàng tháng, anh bán được 20% số sản phẩm cho khách hàng Trung Quốc nên biên hiêu phải viêt tiêng Trung. Những năm trước, khi chưa tập trung bán hàng cho khách Trung Quốc, các biển hiệu quảng cáo trong làng nghề thường viêt bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
Lo ngại về tình trạng "phố Tàu" tồn tại nhiều năm tại TX Từ Sơn.
Những năm gần đây, do lượng khách Trung Quốc tìm đến đông, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu 100% cho khách Trung Quốc nên biên hiêu dĩ nhiên cũng phải ưu tiên viêt tiêng Trung. Anh Thưởng cho biêt, cửa hàng của gia đình anh giành 80% diện tích biên quảng cáo cho tiếng Việt, 20% cho cả tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Trao đổi vấn đề biển quảng cáo tiếng nước ngoài vi phạm quy định, ông Dương Văn Canh - Chủ tịch UBND phường Đồng Kỵ - cho biết, do lượng khách nước ngoài đến giao thương trên địa bàn chủ yếu là các thương lái Trung Quốc, có nhiều người không biết tiếng Việt, nên để thuận tiện cho việc trao đổi, buôn bán, đã xuất hiện những biển quảng cáo có cả tiếng Việt và tiếng Trung.
Đã có hơn 100 biển quản cáo sai quy định bị hạ.
Theo thông tin từ thanh tra Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, tháng nào thanh tra Sở cũng đi thanh tra. Đặc biệt trong tháng 3/2013, thanh tra Sở phối hợp với công an tỉnh đi thanh tra trên địa bàn toàn tỉnh; qua thanh tra đã phát hiện, xử lý, bắt hạ hơn 100 biển quảng cáo vi phạm luật quảng cáo vì để chữ nước ngoài ở trên và to hơn chữ tiếng Việt.
Nói về vấn đề xử lý triệt để vi phạm quảng cáo, ông Nguyễn Văn Ảnh - Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Bắc Ninh - cho biết, Phòng Thanh tra chỉ có 5 người nên sau khi đi thanh tra xử lý xong giao lại cho chính quyền địa phương và Phòng Văn hoá giám sát quản lý chứ không thể vòng đi vòng lại thanh kiểm tra liên tục. Tuy vậy, hàng tháng thanh tra Sở vẫn đi thanh tra để kịp thời phát hiện sai phạm, chấn chỉnh, xử lý.
Theo Dantri
Lộ xác ướp phụ nữ trong mộ cổ lạ ở Hà Nội Thi thể của người phụ nữ trong quan tài còn rất nguyên vẹn. Bộ tóc và xương trên cơ thể vẫn còn y nguyên. Mấy ngày nay, người dân thôn Phú Mỹ (xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội) xôn xao về ngôi mộ cổ được phát hiện ở cánh đồng bà chúa. Mỗi ngày có hàng nghìn người dân hiếu...