Nhân ngày Quốc tế Lao động 1.5: Nông dân không lo bị robot thay thế
Cụ thể, nghề luật sư, nhà báo, nông dân, bác sĩ, nhà nghiên cứu sẽ không thể thay thế bằng robot trong cách mạng 4.0 thời gian tới. Ngược lại, sẽ có 5 nghề khác thì sẽ chịu tác động lớn và có nguy cơ bị robot thay thế là: Công nhân nhà máy; nhân viên thu ngân, lái xe taxi; nhân viên chăm sóc khách hàng, phi công.
Tổ chức Lao động quốc tế ILO vừa cho biết, cách mạng 4.0 (cách mạng về công nghiệp lần thứ 4) là thách thức lớn với thị trường lao động Việt Nam. Theo dự báo sẽ có nhiều lao động Việt Nam rơi vào cảnh bị thất nghiệp, mất việc làm trong thời gian tới.
Theo ông Vũ Quang Thọ – Viện trưởng Viện Công nhân Công đoàn, thời gian tới, cách mạng 4.0 với chiến lược công nghệ cao, điện toán hoá ngành sản xuất sẽ đặt ra một thách thức kiểu “một mất một còn” với công nhân, lao động.
Hiện cả nước có khoảng 2,8 triệu công nhân làm các khu công nghiệp, nhưng có tới hơn 40% lao động giản đơn. Ông Thọ cũng cho rằng, nếu kỹ năng lao động của công nhân không thay đổi thì khả năng mất việc của công nhân sẽ rất cao.
Một số doanh nghiệp cho biết, họ tỏ ra rất lo ngại trước việc năng suất lao động thì không tăng mà các chi phí đầu vào như: Lương, nguyên liệu, tiền đóng BHXH… tăng nhanh. Do vậy, nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt cơ hội từ cuộc cách mạng 4.0 để trang hiện đại hóa các dây chuyền sản xuất bằng cách đầu tư robot làm việc giảm nhân công. Như vậy, rõ ràng trong thời gian tới một bộ phận lớn lao động giản đơn sẽ bị sa thải.
Video đang HOT
Theo dự báo nghề nhà báo sẽ không bị robot thay thế trong cuộc cách mạng 4.0. (Ảnh minh hoạ: IT)
“Đa phần công nhân của chúng ta không hiểu về cách mạng 4.0, một số ít thì lờ mờ hiểu, nhưng họ vẫn bình chân như vại. Không nhận biết thời cuộc đang thay đổi, không tự mình vận động, nâng cao kỹ năng nghề có nghĩa là họ đang bước dần tới bước tự đào thải” – ông Thọ nói.
Có 5 nghề không bị robot thay thế là: Luật sư, nhà báo, nông dân, bác sĩ, nhà nghiên cứu. Ngược lại, sẽ có 5 nghề khác thì sẽ chịu tác động lớn và có nguy cơ bị robot thay thế là: Công nhân nhà máy (44%); nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%); nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%).
Cụ thể các quốc gia được cho là có lợi thế về nhân công giá rẻ sẽ chịu nhiều ảnh hưởng nhất, thậm chí phải thay đổi cả một cơ cấu lao động để có thể thích ứng. Theo nghiên cứu của ILO thì sẽ có 86% công nhân làm ngành dệt may, da giày của Việt Nam sẽ chịu tác động từ cuộc cách mạng này.
Còn Liên Hợp Quốc cũng đã dự báo sẽ có khoảng 75% lao động trên thế giới sẽ bị mất việc trong thời gian tới. Những lao động có tuổi hoặc kỹ năng thấp là những lao động sẽ bị thay thế đầu tiên.
Ông Phạm Minh Huân – nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTBXH – cho rằng, cần phải nâng cao vị thế của lao động Việt Nam. Lâu nay Việt Nam được biết đến như là quốc gia có lao động giá rẻ, làm dây chuyền. Thế nên, nếu tới đây bước vào cuộc cách mạng 4.0 thì không còn cách nào khác, chúng ta phải đào tạo nâng cao chất lượng lao động.
Chia sẻ về những thách thức trong cách mạng 4.0, ông Huân cho rằng áp lực về năng suất lao động và áp lực về mất việc làm sẽ buộc doanh nghiệp và người lao động phải nghĩ tới việc nâng cao chất lượng lao động. Tuy nhiên, để làm được điều này Nhà nước cần phải có những chính sách vĩ mô điều chỉnh. Bên cạnh đó, cần phải có những nghiên cứu để chỉ ra ngành nào cần nhân lực trong thời gian tới và ngành nào cần để đào tạo lao động.
Theo Danviet
Chủ tịch TP.HCM: Nông thôn mới mà dân nghèo thì mới làm gì?
Nông thôn mới không phải chạy theo thành tích bao nhiêu nhà văn hóa, bao nhiêu đường phố khang trang... mà phải nâng thu nhập của người dân. Người dân nghèo thì hưởng lợi được gì từ NTM chứ?
Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong phát biểu tại hội nghị.
Sáng 27.4, tại cuộc họp tình hình kinh tế-văn hóa-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2017, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết xây dựng NTM thực chất là tổ chức lại sản xuất, việc tổ chức lại sản xuất phải gắn với thực tế đời sống của nhân dân.
Ông đặt vấn đề: "Hội Nông dân, Sở NNPTNT làm đầu tàu trong việc giúp các DN trong lĩnh vực nông nghiệp này như thế nào? Giúp nông dân ứng dụng khoa học mới trong lĩnh vực này thế nào? "Tôi thấy ở Củ Chi hiện nay nông nghiệp công nghệ cao phát triển mạnh nhờ áp dụng khoa học tốt, nhờ đó mà nông dân đạt thu nhập khá", ông Phong nói.
Cũng tại buổi họp, ông Lê Thanh Liêm, PhóC tịch UBND TP.HCM cho biết giá heo hơi tại thành phố giảm mạnh từ 40.000 đồng/kg xuống 25.000 đồng/kg, gây thiệt hại cho người nuôi. "Tôi đề nghị Sở NNPTNT làm việc với công ty Visan, phải tổ chức thu mua trực tiếp heo từ người nuôi, hạn chế thông qua khâu trung gian khiến người nuôi mất giá".
Theo Danviet
Nông dân lớp 9 chế máy đa chức năng xuất khẩu sang Campuchia Chủ nhân của chiếc máy đa năng độc đáo với các tính năng như: xịt thuốc, sạ phân, sạ lúa là "kỹ sư chân đất" Lê Văn Sửa, ngụ ấp An Thọ, xã An Phước, huyện Tân Hồng (Đồng Tháp). Dù chỉ học hết lớp 9, nhưng với đam mê máy móc và trăn trở vì nông dân tốn chi phí cao và...