Nhẫn nam Signet Ring: Thứ phụ kiện quyền uy của quý ông
Signet Ring, đây gần như là thứ phụ kiện đầu tiên được nhớ đến khi nói đến các kiểu trang sức nam nhưng ít ai biết đến nguồn gốc cũng như giá trị biểu tượng của kiểu nhẫn nam này.
Nhẫn nam Signet – Lịch sử ra đời của sự quyền uy
Phổ biến từ trước cả khái niệm “trang sức”, nhẫn nam Signet đã từng là biểu tượng của sự giàu có và quyền lực. Bắt đầu xuất hiện từ khoảng năm 3500 Trước Công Nguyên, người dân vùng Lưỡng Hà sử dụng nó như một công cụ để đóng dấu trên phong thư, bưu phẩm,… Rồi sau này các Pharaoh, các thủ lĩnh tôn giáo và những kẻ quyền quý trong gia tộc mới bắt đầu đeo những chiếc nhẫn được làm bằng đá hoặc gốm sứ, mà trên đó có khắc biểu tượng của người mang.
Đến Thời trung cổ, hầu hết những người có dòng máu quyền quý đều có cho riêng mình một chiếc nhẫn Signet để “ký tên” và đóng dấu niêm phong lên các loại giấy tờ. Ở thời đó chiếc nhẫn được công nhận như là một cách để chứng thực trên văn bản mà không sợ bị giả mạo. Dưới thời trị vì của Vua Edward Đệ Nhị vào thế kỷ thứ 14, người ta còn khẳng định rằng tất cả các văn bản quan trọng đều phải được đóng dấu bằng chiếc nhẫn của nhà vua.
Hình ảnh Vua Edward và chiếc nhẫn của ngài.
Một lý do nữa khiến cho kiểu nhẫn nam Signet vẫn là một biểu tượng đó chính là tính chất tượng trưng của mỗi cá nhân. Ngày nay có thể bạn được truyền lại những chiếc nhẫn từ thế hệ trước nhưng trong nhiều thế kỷ trước, nhẫn Signet sẽ bị tiêu hủy nếu chủ nhân của nó qua đời. Việc này là để phòng tránh trường hợp bị giả mạo, làm mất đi giá trị của chiếc nhẫn nguyên bản.
Chiếc nhẫn Signet được tìm thấy từ kỷ nguyên Đông La Mã.
Như vậy sự trở lại của nhẫn Signet, một món trang sức lâu đời và mang tính biểu tượng của nam giới là một lẽ tất yếu. Mặc dù ngày nay người ta không còn sử dụng chiếc nhẫn làm công cụ đóng dấu nữa nhưng đối với các quý ông thì nhẫn nam Signet vẫn là phụ kiện trường tồn với thời gian, làm khẳng định thêm giá trị của bản thân mình.
Nhẫn nam Signet hiện đại
Ngày nay kiểu nhẫn nam Signet trở nên phổ biến hơn là việc chỉ là một phụ kiện, bên cạnh đó thì nó vẫn là trang sức tượng trưng của nhiều tổ chức trên thế giới. Một số câu lạc bộ, tập đoàn hay gia tộc vẫn tặng nhẫn Signet như một cách để trân trọng các thành viên và sự cống hiến của họ. Một số quân nhân cũng đeo nhẫn Signet có khắc cấp bậc hoặc đơn vị mà họ đóng quân.
Chiếc nhẫn Signet trên tay Thái tử Charles.
Trên tay Giáo hoàng Benedict XVI.
Tuy nhiên, bên cạnh đó thì những Signet này chỉ đơn thuần chỉ là một trang sức làm đẹp, một kiểu nhẫn nam mà mọi quý ông cần có. “Khi đi tìm một chiếc nhẫn Signet hoàn hảo, hãy cân nhắc cả về chất liệu kim loại và khối lượng của nó” – Adelle Thompson, thợ kim hoàn nổi tiếng người Anh cho rằng hai yếu tố trên có tính quyết định đến bề ngoài của chiếc nhẫn cũng như nó có phù hợp hay không với phong cách của người đeo.
Video đang HOT
Vậy nếu bạn có phong cách ăn mặc khá đơn giản, trang phục thiên về các tông màu trầm và ít họa tiết thì nên tránh những chiếc nhẫn có kích thước lớn và chói sáng như phong cách của các ông trùm mafia. Thompson khuyên rằng một chiếc nhẫn có kích thước vừa phải sẽ là “an toàn” nhất cho mọi phong cách, không quá nổi bật nhưng sẽ là một phần không thể thiếu trên tổng thể trang phục người mang.
Người mẫu trẻ Cameron Dallas trong show diễn mùa Thu 2018 của D&G.
Nhân vật điệp viên người Mỹ của Henry Cavill cũng mang trên ngón tay nhẫn Signet.
Hơn nữa hãy đầu tư vào chất liệu của chiếc nhẫn hơn là chú trọng đến họa tiết. Một chiếc nhẫn hoàn toàn bằng vàng hoặc bạc sẽ trường tồn với thời gian, đôi khi chỉ với mặt nhẫn được khắc rất đơn giản hoặc để trơn cũng đủ sang trọng. Gắn liền với nó và bạn sẽ không bao giờ phải bắt gặp những vệt màu xanh đầy phiền toái trên tay, chỉ có khi đeo đồ mỹ ký.
Đeo nhẫn Signet sao cho đẹp?
Kiểu nhẫn nam Signet thường được đeo ở ngón út hoặc ngón đeo nhẫn, nhưng bạn có thể kết hợp nó với những chiếc nhẫn nam khác hoặc với các loại trang sức, phụ kiện như khuy măng sét cài áo, đồng hồ, vòng tay,… Miễn sao phải tuân thủ nguyên tắc đồng bộ về phong cách và cả chất liệu.
Ví dụ nếu bạn đeo đồng hồ có chất liệu kim loại màu bạc thì nhẫn Signet cũng phải có chất liệu và màu sắc tương tự. Trừ khi chiếc đồng hồ của bạn là sự kết hợp của hai kim loại khác nhau thì bạn cũng có hai lựa chọn khác nhau về nhẫn Signet.
Nhẫn nam Signet được làm bởi nhà kim hoàn nổi tiếng nước Anh, Rebus.
Người ta thường nhớ đến hình ảnh nhẫn Signet với mặt to bản và khối lượng khá nặng, tuy nhiên nhẫn Signet cũng có sự đa dạng về kích thước và kiểu dáng, từ mặt nhẫn trơn, được điêu khắc đến gắn đá quý,… Hình dáng mặt nhẫn cũng có cả dáng tròn, dáng vuông. Bạn có thể tìm đến các thợ kim hoàn để thiết kế nhẫn Signet cho riêng mình nhưng phổ biến nhất vẫn là những chiếc nhẫn nguyên khối mặt trơn, phù hợp với mọi phong cách. Nên nhớ rằng càng đơn giản về màu sắc và họa tiết thì càng dễ kết hợp hơn với trang phục mà bạn đã có.
Theo menzine.vn
Những xu hướng thời trang thập niên 90s từng "làm mưa làm gió" mọi nẻo đường
Xu hướng thời trang thập niên 90 là một sự pha trộn bởi nhiều phong cách đa dạng mà từ đó cũng là sự khởi nguồn định hình cho những khái niệm phong cách thời trang vẫn được các tín đồ theo đuổi đến tận nay.
1. Grunge tăm tối
Một trong những xu hướng thời trang thập niên 90 được các nhà thiết kế xem là rẻ tiền nhưng ngày nay lại mang đến không ít nguồn cảm hứng trong thiết kế cho chính họ, đó là phong cách Grunge chịu ảnh hưởng từ dòng nhạc Grunge năm 1992.
Màu sắc không mấy tươi sáng chính là bảng màu yêu thích của phong cách này.
2. Hip hop nổi loạn
Ngoài phong cách Grunge, thì xu hướng thời trang thập niên 90 còn bị ảnh hưởng bởi phong cách Hip hop của những rapper nổi tiếng thời bấy giờ. Không thể chối cãi khi nhạc Rap-Hip hop đã khiến giới trẻ thời đó diện cho mình những chiếc mũ snapsback, quần thụng, giày nike và nhẫn mặt to.
3. Croptop quyến rũ
Nếu bạn thắc mắc chiếc áo croptop xuất hiện từ khi nào và từ đâu thì đây sẽ là lời giải thích cho bạn. Những năm 1990, khi các cô gái đặc biệt yêu thích những sản phẩm của thương hiệu Guess và xỏ khuyên rốn được coi là sành điệu trong những năm này. Và đó cũng chính là lý do cho sự ra đời của chiếc áo croptop ngày nay.
Thập niên 90s còn được xem là thời kỳ hoàng kim của &"thế hệ siêu mẫu" có thể kể đến như Naomi Cambell, Cindy Crawford, Eva Herzigova, Christy Turlington, Kate Moss, Carla Bruni, Helena Christensen, Claudia Schiffer, Stephanie Seymour, Carolyn Murphy mà trong đó nổi bật nhất vẫn là phát ngôn của siêu mẫu Linda Evangelista: &"Tôi sẽ không ra khỏi giường nếu như kiếm ít hơn 10,000$ một ngày" đã chứng minh được sức mạnh của các cô gái vàng những năm 90s.
Siêu mẫu Claudia Schiffer ngọt ngào đậm chất cổ điển
Phong cách mặc đầm ngủ cùng áo thun thực ra đã được cô nàng Rachel Green lăng xê từ phim Friends vào những năm thập niên 90s
5. Punk và Goth - Bộ đôi gai góc
Punk - Goth có lẽ là hai phong cách còn mạnh mẽ hơn cả Grunge. Các tín đồ yêu thích phong cách này mặc đồ màu đen, nhuộm tóc màu mè và làm tóc gai nhọn. Không những các cô gái mà các chàng trai theo phong cách này cũng trang điểm mắt với những viền kẻ đen đậm. Sơn móng tay đen phổ biến trong phong cách này.
Ca sĩ Gwen Stefani một thời trung thành với phong cách Punk cá tính
Rườm rà là thế nhưng những năm 90s cũng có những lúc phong cách thời trang tối giản lên ngôi. Những nhà thiết kế như Helmut Lang, Jil Sander, hay Calvin Klein, Donna Karan là những nhà thiết kế đi đầu trong phong cách này khii họ cố gắng tiết chế nhiều nhất có thể trong nhưng sản phẩm của mình.
Kate Moss chính là người mẫu quen mặt đối với thời trang những năm 90s
Theo lofficiel.vn
Xì tai cho nàng là fan của Sneakers với Bloafer và yêu sắc đen bí ẩn Các bạn từng nghĩ mùa Thu mà diện xì tai tông màu chủ đạo là đen thì sẽ thế nào chưa nhỉ? Nếu chưa từng thì phong cách dưới đây sẽ cho bạn một khái niệm mới đấy Giày bata màu - điểm nhấn cho phong cách Casual mùa Thu Nếu muốn thể hiện phong cách casual mùa Thu thì giày bata màu...