Nhận mặt tàu hộ vệ tên lửa Trung Quốc “dọa” tàu Việt Nam
Ngày 3/6, Trung Quốc vẫn duy trì hơn 110 tàu, trong đó có 2 tàu quét mìn và 2 tàu hộ vệ tên lửa ở khu vực giàn khoan HD981.
Theo thông tin từ lực lượng chấp pháp Việt Nam trưa 3/6, tàu Cảnh sát biển 2013 đã phát hiện tàu hộ vệ tên lửa số hiệu 534 và máy bay cánh bằng cùng một máy bay quân sự lượn nhiều vòng quanh khu vực các tàu Cảnh sát biển và tàu kiểm ngư của Việt Nam.
Theo số hiệu tàu được Cảnh sát biển Việt Nam công bố, đây chính là tàu hộ vệ tên lửa Type 053H1 (mã định danh NATO là Jiang hu-II, tức Giang Hồ II) là lớp tàu hộ vệ tên lửa đang phục vụ với số lượng lớn trong biên chế Hải quân Trung Quốc.
Các tàu Type 053H1 có chiều dài 103,2m, lượng giãn nước tiêu chuẩn 1.425 tấn. Tàu được trang bị động cơ diesel cho tốc độ tối đa 28 hải lí/h, khả năng hành trình lên đến 4.000 hải lí. Biên chế thủy thủ đoàn 200 người. Tàu có thể mang theo một trực thăng.
Tàu hộ vệ tên lửa Giang Hồ II được trang bị radar cảnh giới đường không hai tham số băng tần I loại Type 354 (mã định danh NATO Eye Shield), radar cảnh báo sớm hàng hải tầm xa băng tần G Type 517, radar điều khiển hỏa lực băng tần E/F loại Type 352 dùng cho tên lửa diệt hạm.
Video đang HOT
Radar điều khiển hỏa lực băng tần I loại Type 341 dùng cho pháo 100mm, radar điều khiển hỏa lực băng tần I loại Type 343 dùng cho pháo phòng không 37mm, radar hàng hải Type 752 … Tàu cũng được trang bị sonar loại SJD-5, sonar trinh sát SJC-1B, sonar liên lạc SJX-4.
Về vũ khí trang bị, hỏa lực chính của tàu là 2 bệ phóng tên lửa diệt hạm C-201. Đây là loại tên lửa diệt hạm đã lạc hậu, dựa trên thiết kế tên lửa diệt hạm P-15 Termit của Liên Xô, tốc độ bay chỉ Mach 0,8, tầm bắn chỉ 85km. Bù lại. C-201 nặng 2.998kg và mang đầu nổ đến 513kg, có sức công phá cao, xác suất diệt mục tiêu với một đạn C-201 là 70%.
Bên cạnh tên lửa diệt hạm, tàu hộ vệ Giang Hồ II còn có 2 pháo Type 79 cỡ 100mm 2 nòng (tầm bắn 22,5km, tốc độ bắn 50 phát/phút) và 2 pháo phòng không 37mm 2 nòng. Đây vừa là hỏa lực phòng không, vừa là hỏa lực chống tàu và bắn phá bờ biển của tàu.
Vũ khí chống ngầm của tàu là hai giàn phóng rocket chống ngầm Type-81 ( sao chép từ mẫu RBU-1200 của Liên Xô) và bom chìm chống ngầm.
Tàu hộ vệ tên lửa Giang Hồ II số hiệu 534 được mang tên Jinhua, tức Kim Hoa, một thành phố thuộc tỉnh Chiết Giang. Tàu được đóng năm 1982, ban đầu trực thuộc Hạm đội Đông Hải, sau đó chuyển cho Hạm đội Nam Hải.
Nhìn chung, đây là tàu chiến loại cũ, trang bị vũ khí đã lạc hậu, yếu cả về điện tử, diệt hạm lẫn phòng không, chưa đủ sức chiến đấu với các tàu chiến hiện đại của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Theo Đất Việt
Kịch bản xấu Việt Nam trông thấy khi Trung Quốc xây đường băng ở Gạc Ma
Trung Quốc sẽ lặp lại hành động đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam, từ Hoàng Sa chuyển sang quần đảo Trường Sa", thạc sĩ luật Hoàng Việt, nhà nghiên cứu Biển Đông cho biết.
Truyền thông Trung Quốc mới đây đưa tin nước này đã đang xây dựng đường băng trên đảo Gạc Ma và dự tính xây đảo nhân tạo gần đảo Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhằm cạnh tranh với Việt Nam và Philippines trong những tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.
Hành động này diễn ra trong lúc Trung Quốc đang đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Vậy, thực chất Trung Quốc xây dựng đường băng và đảo nhân tạo ở đảo Gạc Ma là có mục đích gì?
Hình ảnh cụm Sinh Tồn tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam từ trên không, trong đó bãi Gạc Ma nằm ở điểm cuối phía nam.
Trao đổi với PV, thạc sĩ luật Hoàng Việt, một nhà nghiên cứu lâu năm về biển Đông nhận định: "Theo tôi, Trung Quốc làm vậy để củng cố vị thế của họ trên đảo. Cái quan trọng là hành động đó của Trung Quốc dẫn đến phá vỡ duy trì nguyên trạng ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Không chỉ phá vỡ nguyên trạng, việc xây đường băng ở bãi Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa và xây đảo nhân tạo gần đó còn dẫn đến các kịch bản xấu. Kịch bản thứ nhất là tất cả các quốc gia trong tranh chấp sẽ cũng làm tương tự như Trung Quốc. Kịch bản thứ hai là có thể Trung Quốc sẽ lập lại hành động đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam từ gần quần đảo Hoàng Sa chuyển sang khu vực quần đảo Trường Sa. Nếu việc này xảy ra, sự đụng độ trên quần đảo Trường Sa sẽ rất căng thẳng, điều đó dẫn đến đe dọa lớn cho hòa bình an ninh khu vực cũng như của toàn bộ châu Á.
Nếu Trung Quốc xây đường băng, xây một đảo nhân tạo lớn thì có nguy cơ họ sẽ xây dựng căn cứ quân sự trên đảo Gạc Ma. Nếu Trung Quốc có căn cứ quân sự, cộng với sự tham lam vô độ vốn có của họ, thì chắc chắn việc này sẽ gây ra nhiều vấn đề tiềm ẩn, trong đó có cuộc chạy đua vũ trang, gây căng thẳng leo thang trong khu vực quần đảo Trường Sa".
Theo thạc sĩ luật Hoàng Việt, nếu Trung Quốc thực sự xây dựng một căn cứ quân sự tại đây, thì điều này có nghĩa là Trung Quốc đang thực hiện việc chinh phục chuỗi đảo thứ nhất để vươn ra Thái Bình Dương.
"Tôi nghĩ về lâu về dài họ sẽ làm vì mục tiêu của họ là chiếm được vùng biển Đông, tức kế hoạch nước sâu của họ đưa ra từ năm 1982, thời ông Lưu Hoa Thanh. Theo kế hoạch này, họ phải vươn từ chuỗi đảo thứ nhất rồi sang chuỗi đảo thứ hai và từ chuỗi đảo thứ hai và họ vươn ra Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, đe dọa vị trí của Mỹ", ông Hoàng Việt nói.
Hình ảnh tàu Trung Quốc hút cát để biến bãi ngầm đá Gạc Ma thành đảo nổi rộng đến 30 hécta.
Theo kế hoạch trên, chuỗi đảo thứ nhất mà Trung Quốc muốn vượt qua kéo dài từ Hàn Quốc đến Philippines tức là bao gồm khu vực biển Đông. Chuỗi đảo thứ hai kéo dài từ đảo Honshu của Nhật, đi qua quần đảo Ogasawara, quần đảo Mariana, và quần đảo Palau. Trong hệ thống "mắt xích Thái Bình Dương" do chuỗi đảo hợp thành, Nhật Bản và Hàn Quốc là trung tâm của mắt xích. Đây cũng là những đồng minh quan trọng của Mỹ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Đô đốc Lưu Hoa Thanh của Trung Quốc từ năm 1982 đã đề xuất Trung Quốc cần kiểm soát chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai vào năm 2010 và 2020. Hải quân của Trung Quốc cần sẵn sàng đón nhận những thách thức của quân đội Mỹ tại Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ dương vào năm 2040 và biển Hoa Đông sẽ trở thành sân sau của hải quân quân đội nhân dân Trung Quốc trong thời gian không xa.
Trước đó, trong cuộc họp báo về tình hình Biển Đông do Hội Luật gia tổ chức tại Hà Nội, trao đổi bên lề cuộc họp báo, khi được hỏi về thông tin Trung Quốc xây dựng đường băng ở đảo Gạc Ma, luật sư Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho hay, việc này rất nguy hiểm vì căn cứ ở Gạc Ma rất quan trọng. Nếu Trung Quốc đã đang xây dựng đường băng trên bãi Gạc Ma thì việc này nằm trong một chiến lược lâu dài thực hiện giấc mộng Trung Hoa của họ, trở thành một cường quốc biển trong tương lai. Đây là đường đi ra của Trung Quốc từ căn cứ Hải Nam xuống Hoàng Sa, rồi xuống sâu dưới Trường Sa. Trung Quốc đã tính một lối ra để thực hiện giấc mộng Trung Hoa - cường quốc biển, cường quốc đại dương.
Theo Kiến Thức
Lật tẩy mưu đồ thay đổi hiện trạng Biển Đông Sự việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981, đưa nhiều tàu hộ tống (gồm cả tàu quân sự) xâm phạm sâu vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam từ đầu tháng 5/2014 đã được Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế chỉ rõ là hành vi nguy hiểm, vi phạm luật...