Nhân lực ngành Y tế: Khủng hoảng thừa và yếu
Bộ Y tế vừa chính thức đề nghị Bộ GD-ĐT đưa ra khuyến cáo về tình trạng thừa nhân lực ngành y tế trình độ trung cấp. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng thừa nhận thực tế chất lượng đào tạo ngành y tế của không ít đơn vị hiện nay rất yếu, buộc phải rà soát lại…
Trường Trung cấp Y dược Hà Nội tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT Hà Nội
Ảnh: PHÚ KHÁNH
Khủng hoảng thừa y sĩ, điều dưỡng
Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường vừa chính thức đề nghị Bộ GD-ĐT khuyến cáo tình trạng thừa nhân lực đối với các ngành dược, điều dưỡng, y sĩ. “Các thí sinh cần có định hướng lại khi chọn ngành học và đồng thời cần có giải pháp hạn chế tuyển sinh đối với các ngành đang thừa nhân lực này” – Thứ trưởng Lê Quang Cường nhấn mạnh. Theo báo cáo của Sở Y tế các địa phương, qua kỳ tuyển dụng, nhân lực y tế trình độ trung cấp ra trường khá nhiều với các ngành dược, điều dưỡng, y sĩ, trong khi khả năng tuyển dụng của các cơ sở y tế có hạn. Bộ Y tế cũng cho rằng, trong thời gian qua, có nhiều cơ sở tham gia đào tạo nhân lực y tế trình độ trung cấp kể cả các trường đại học và các trường cao đẳng, trung cấp đóng trên địa bản các tỉnh, thành phố. Tính đến cuối năm 2012, cả nước có 26 cơ sở đào tạo nhân lực y tế trình độ đại học, 74 trường cao đẳng và 44 trường trung cấp và dạy nghề.
Video đang HOT
Bộ Y tế cho biết, tháng 8-2013, Hội đồng Hiệu trưởng các trường ĐH Y Dược Việt Nam đã họp và phản ánh việc nhiều trường ngoài công lập có chỉ tiêu tuyển sinh số lượng khá lớn trong khi năng lực đào tạo và cơ sở thực hành hạn chế, điều này cũng dẫn đến điểm tuyển sinh vào các trường ngoài công lập rất thấp so với trường công lập, không phù hợp với quy hoạch của ngành và ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo. Ông Nguyễn Minh Lợi, Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế cho biết: “Đào tạo nhân lực y tế có tính đặc thù. Trong quá trình đào tạo yêu cầu rất cao việc gắn trường với cơ sở thực hành. Điều này ở các trường công lập vẫn được đảm bảo nhưng ở trường ngoài công lập rất đáng lo ngại”. Theo ông Nguyễn Minh Lợi, trong thời gian qua có nhiều trường ngoài công lập đa ngành mở thêm ngành y với chất lượng không đảm bảo. Điều này thể hiện ở việc cơ sở thực hành quá xa, trong khi chính các bệnh viện không phải nơi nào cũng đủ điều kiện để trở thành điểm thực hành của sinh viên.
Gian dối trong thành lập trường
Nói về chất lượng đào tạo nhân lực ngành y, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cũng thừa nhận, thực tế nhiều trường không đủ điều kiện đào tạo và chất lượng đào tạo nhân lực y tế rất kém, đặc biệt là các cơ sở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. “Tôi có nghe phản ánh, có trường còn mượn thiết bị y tế của doanh nghiệp về để qua mắt đoàn kiểm tra”.
Chỉ ra kẽ hở trong việc không đảm bảo chất lượng đào tạo, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường phân tích, theo quy định của Bộ GD-ĐT về điều kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành đào tạo được giao cho các Sở GD-ĐT, do đó, việc thẩm định mở ngành đào tạo nhân lực y tế không có sự tham gia về chuyên môn của Bộ Y tế và các chuyên gia y tế. Điều này sẽ khó đảm bảo chất lượng của các đơn vị đào tạo và thực tế khảo sát, có nhiều đơn vị không đảm bảo năng lực. Chính vì vậy, Bộ Y tế đề nghị Bộ GD-ĐT chỉ đạo cần có quy định chặt chẽ khi mở ngành đào tạo nhân lực y tế trong đó việc thẩm định cần có sự tham gia về chuyên môn của Bộ Y tế và các chuyên gia y tế để đảm bảo chất lượng đào tạo.
Vinh Hương
Theo ANTD
Thai phụ tử vong sau 2 mũi tiêm
Tới trạm y tế xã khi thấy trở dạ sắp sinh song thai phụ Thiều Thị Nga (SN 1979, ở Thanh Hoá) đã tử vong bất thường cùng với thai nhi sau 2 mũi tiêm của các y sĩ.
Thai phụ Thiều Thị Nga (SN 1979, trú tại thôn Đằng Sơn, xã Thạch Sơn, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá) ngày 16/7 đã bất ngờ tử vong cùng thai nhi trên đường chuyển viện từ Trạm y tế xã Thạch Sơn, sau khi được gia đình đưa đến đây để sinh nở.
Theo phản ánh của anh Bùi Văn Hạnh (SN 1976), chồng của thai phụ Thiều Thị Nga, vào khoảng 4 giờ sáng ngày 16/7, chị Nga thấy đau bụng. Chị Nga sắp đến ngày sinh nở nên chị đã bảo gia đình đưa đến Trạm Y tế xã Thạch Sơn để các bác sĩ đỡ đẻ.
Khi người nhà đưa chị Nga đến trạm y tế thì gặp y sĩ Nguyễn Văn Viễn và y sĩ Nguyễn Thị Lan đang trực. Chị Nga được đưa vào phòng để 2 y sĩ này khám. Các y sĩ cho biết chị Nga chuẩn bị đẻ.
Sau đó, chị Nga được tiêm một mũi thuốc. Khoảng 1 tiếng sau, chị Nga bị ngất. Các y sĩ ở đây vội vàng gọi xe thuê mượn của các hộ gia đình để đưa chị Nga lên cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thành.
Đi được khoảng hơn 2km, y sĩ Viễn đi theo đã tiêm thêm một mũi nữa vào người chị Nga. Khi đưa chị Nga lên đến bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thành, các bác sỹ ở đây cho biết chị Nga đã tử vong cùng với thai nhi.
Anh Bùi Văn Hạnh, chồng của thai phụ Thiều Thị Nga, đau đớn trước cái chết bất ngờ của vợ con
Quá bất ngờ trước cái chết đột ngột của chị Nga, gia đình đã báo cáo sự việc lên cơ quan chức năng mong được điều tra, làm rõ.
Ông Lưu Khắc Vân, Chủ tịch UBND xã Thạch Sơn, cho biết hôm đó đi họp nên không nắm rõ sự việc, cũng có nghe cấp dưới báo cáo lại.
Sau đó, ông Vân gọi điện thoại cho ông Nguyễn Văn Lượng, Trưởng Trạm y tế xã Thạch Sơn. Ông Lượng xác nhận có sự việc trên và đã báo cáo lên Trung tâm y tế huyện Thạch Thành và Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá.
Hiện cái chết bất thường của thai phụ Nga vẫn chưa được làm sáng tỏ. Được biết, gia đình chị Nga thuộc diện khó khăn, hiện có 2 cháu gái còn rất nhỏ.
Theo Khampha
"Thừa thầy thiếu thợ", trường nghề vắng bóng Đào tạo nghề đang là một nhu cầu lớn, nhằm tạo nhân lực đáp sự phát triển của xã hội. Nhưng hiện nay số lượng học sinh theo học các trường nghề là rất ít, việc tuyển sinh cho mỗi trường nghề là rất khó, việc duy trì sĩ số còn khó hơn. Giảng đường thiếu vắng học viên Hiện nay mỗi tỉnh...