Nhãn lồng chín rộ ngọt lịm, nông dân Hưng Yên thu bạc tỉ
Về Hưng Yên những ngày này, đến đâu cũng thấy cảnh nông dân phấn khởi thu hoạch nhãn lồng đang độ chín rộ. Có nơi nhãn phủ ngút ngàn tầm mắt, sum suê trĩu quả. Đặc biệt những năm gần đây, nhãn rất được giá, thương lái về tận vườn thu mua cho bà con. Nhiều gia đình ở Hưng Yên đã giàu lên nhờ trồng nhãn.
Những thanh niên khỏe sẽ trèo lên cây hái nhãn. Phụ nữ ngồi phía dưới gốc để xếp nhãn gọn gàng vào thùng, rồi cân buôn cho các thương lái.
Theo tổng hợp từ các địa phương, hiện nay Hưng Yên có gần 4 nghìn ha nhãn, trong đó, diện tích cho thu hoạch khoảng 3 nghìn ha. Năm nay, sản lượng nhãn toàn tỉnh ước đạt 30 nghìn tấn, tập trung chủ yếu ở xã Hồng Nam (TP.Hưng Yên) và huyện Khoái Châu.
Xã Hồng Nam là địa phương thâm canh nhãn, được coi là cái nôi của nhãn lồng tiến vua nổi tiếng. Nơi đây vẫn giữ được giống nhãn lồng gốc, cho hương vị ngon nhất bởi cùi giòn, vị ngọt sắc, hương thơm khó quên. Hạt nhãn nhỏ và dóc, sắc đen ánh nâu đỏ.
Nhãn Hưng Yên đang vào mùa chín rộ. Ảnh: B.H
Hiện tại, các nhà vườn của xã đang bước vào mùa thu hoạch. Giá bán buôn tại vườn dao động ở mức 30.000-40.000 đồng/kg (đầu vụ giá lên tới 50.000 đồng/kg). Các thương lái đánh xe ôtô về tận vườn mua để xuất đi các tỉnh khắp trong Nam ngoài Bắc. Nói như người dân xã Hồng Lam là “nhãn chưa mang ra khỏi ngõ đã có người chặn mua”.
Năm nay, do nhãn ra hoa đúng vào đợt mưa nên quả không sai bằng các năm trước. Tuy nhiên có một số vườn vẫn sai trĩu quả. Ảnh: B. H
Video đang HOT
Ông Đặng Văn Xây – Chủ nhiệm HTX Nhãn lồng Hồng Nam – cho biết, toàn xã có hơn 300ha nhãn đang ở thời kỳ thu hoạch. Trung bình mỗi hộ gia đình trồng 5 – 7 sào nhãn. Một số hộ trồng 3 – 4 mẫu nhãn. Tổng sản lượng nhãn quả của xã năm nay ước đạt 3.500 tấn. Giá trị hơn 100 tỉ đồng.
Ngoài xã Hồng Nam, thì huyện Khoái Châu cũng là một trong những “vựa nhãn” của Hưng Yên, nổi tiếng với giống nhãn Miền, cho quả to, cùi dày, năng suất cao, thu hoạch rộ vào cuối tháng 8, đầu tháng 9. Giống nhãn này có giá thành rẻ hơn, cân buôn tại vườn dao động ở mức 20.000-25.000 đồng/kg.
Nhãn chín có màu vàng sậm, cho vị ngọt, thơm.
Ông Nguyễn Văn Bền (xã Đông Kết, Khoái Châu) cho biết, vài năm trở lại đây, người dân Khoái Châu tận dụng tất cả đất canh tác (đất ruộng) để trồng nhãn.
“Gia đình tôi trồng hơn 1ha nhãn, năm nay cho sản lượng gần 15 tấn. Vài năm nay, nhãn Hưng Yên được ưa chuộng, thương lái đánh ôtô về tận vườn để tìm mua nhãn xuất đi nhiều nơi, nên chúng tôi không phải vất vả đi bán từng cân như trước. Hai ngày qua, khi nhãn bắt đầu vào mùa, hàng chục thương lái tìm đến vườn trả giá 22.000 đồng/kg. Nếu bán buôn với giá này, gia đình cũng thu về hơn 400 triệu đồng”- ông Bền chia sẻ.
Ông Nguyễn Văn Bền (Khoái Châu) cho biết, nếu có nhân công, cắt tỉa đi bán lẻ sẽ có giá cao hơn và thu lãi lớn hơn. Vì nhà neo người, ông quyết định bán buôn tại vườn. Đầu mùa bán được giá trên 30.000/kg. Hiện đang vào chính vụ, thương lái mua buôn vườn nhãn của ông với giá 22.000 đồng/kg.
Với sản lượng khoảng 15 tấn, vườn nhãn của ông Bền năm nay cho doanh thu gần 400 triệu đồng.
Ở các xã An Cảnh, Hàm Tử (huyện Khoái Châu) nhiều gia đình trồng đến hàng chục héc ta nhãn, ước tính sản lượng khoảng 50 tấn, mang lại nguồn thu hàng tỉ đồng. Nhiều gia đình đã giàu lên nhờ nhãn.Tuy nhiên, trên thị trường thời gian qua có rất nhiều loại nhãn không rõ nguồn gốc xuất xứ gắn “mác” nhãn lồng Hưng Yên. Trong khi hiện tại, nhãn lồng mới vào mùa chín rộ.
Giống nhãn Miền cho quả to, năng suất cao, được trồng nhiều ở huyện Khoái Châu.
Chia sẻ về cách phân biệt nhãn Hưng Yên với các giống nhãn khác trên thị trường, ông Đặng Văn Chỉnh (xã Tứ Dân, Khoái Châu) cho biết: Nhãn lồng Hưng Yên có vỏ màu vàng sậm tự nhiên, cùi giòn, hạt nhỏ đen nháy, mùi thơm tự nhiên, đáy có hai dẻ cùi lồng xếp khít vào nhau. Nhãn lồng chín rộ vào thời điểm cuối tháng 8 và đầu tháng 9 dương lịch.
Vài năm nay, thương lái tìm về tận vườn mua nhãn lồng, người dân không phải lo khâu tiêu thụ như trước.
Theo Bich Ha (Bao Lao đông)
Cục trưởng Y tế: "Không thể con trai là cắt bao quy đầu như Khoái Châu"
Ngày 26.7, PGS-TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khẳng định, Bộ Y tế đã khẩn trương chỉ đạo điều tra dịch tễ về hiện tượng y tế công cộng làm hàng chục trẻ sùi mào gà ở Khoái Châu (Hưng Yên).
Theo PGS Phu, Bộ Y tế đã có nhiều cuộc họp và quyết định giao cho Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư - cơ quan chuyên điều tra dịch tễ để làm đầu mối việc điều tra này. Cụ thể việc điều tra phải làm rõ: Tại sao lại có nhiều trẻ đi xử lý chít hẹp bao quy đầu như vậy? Nguồn lây khiến trẻ nhiễm sùi mào gà từ đâu? Các cơ chế lây ra sao? Việc giúp đỡ, điều trị bệnh nhi bị sùi mào gà để các em không bị ảnh hưởng về sức khoẻ sau này thế nào?.
Trẻ điều trị sùi mào gà ở Bệnh viện Da liễu T.Ư
PGS Phu nhấn mạnh, quan trọng nhất là phải lưu tâm đến vấn đề truyền thông. "Cần phải giúp người dân hiểu sùi mào gà là bệnh gì, nguyên nhân lây nhiễm ra sao để phòng tránh không lây nhiễm thêm sang người khác, bao gồm cả trẻ em và người lớn. Điều thứ 2 mà Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo là các nhà ngoại khoa, dịch tễ cần phải khuyến cáo người dân lưu ý sức khoẻ con như thế nào mới đi khám và điều trị chít hẹp bao quy đầu. Làm gì có chuyện 5-6 tháng đã đi cắt bao quy đầu. Trẻ em phải đến lứa tuổi nhất định, tình trạng chít hẹp gây nên viêm nhiễm ra sao mới đi cắt. Chứ không thể cứ có con trai là đi cắt bao quy đầu như ở Khoái Châu" - PGS Phu nói.
PGS Phu cũng cho biết thêm, ngành y tế cũng cần tuyên truyền cho người dân khi đi khám bệnh này thì phải chọn cơ sở y tế ra sao. Không thể để tiếp tục xảy ra tình trạng như ở Khoái Châu, nhà nhà kéo đến nhà riêng một y sĩ để khám và điều trị cho con, mặc dù nhà này không có biển hiệu, không được cấp phép. "Người dân không thể tin mù quáng. Tôi chưa khẳng định việc lây nhiễm là từ nhà của y sĩ Hiền, điều này cần tiếp tục được điều tra làm rõ. Nhưng rõ ràng người dân cần chọn một cơ sở y tế được cấp phép, tin cậy. Quá trình khám, điều trị phải theo quy trình nhất định, đảm bảo kỹ thuật, an toàn vệ sinh. Việc khám bệnh theo truyền miệng như vậy rất nguy hiểm" - PGS Phu chia sẻ.
Hiện Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cũng đã khẩn trương làm việc với Sở Y tế Hưng Yên, Bệnh viện Da Liễu T.Ư và các ngành liên quan để lên kế hoạch điều tra dịch tễ. Sau khi có kết quả điều tra thì sẽ có các biện pháp xử lý phù hợp.
"Việc điều tra dịch tễ còn phải phụ thuộc vào diễn biến thực tế nên chỉ có thể cố gắng trong thời gian nhanh nhất để có kết quả. Sau đó căn cứ trên tình hình để có giải pháp xử lý" - PGS Phu nói.
Trước đó, 70 gia đình có con mắc sùi mào gà ở huyện Khoái Châu, Hưng Yên gửi đơn kêu cứu tới Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Công an, Y tế, Viện KSND Tối cao... cùng các cơ quan chức năng tỉnh.
Đơn nêu rõ, các gia đình đưa con đến nhà y sĩ Hiền vào khoảng tầm tháng 2-3.2017 để thăm khám và làm thủ thuật nong tách bao quy đầu. Có gia đình chỉ đến mua thuốc ho, khám viêm họng cũng bị y sĩ Hiền tự ý vạch quần xem bộ phận sinh dục của các cháu rồi dọa nếu không nong tách bao quy đầu các cháu sẽ bị ung thư, vô sinh.
Cha mẹ của các bé bị sùi mào gà cũng chia sẻ, suốt 2 tháng nay, gia đình vô cùng lo lắng cho sức khỏe và tương lai của các cháu. Theo đơn, nhiều cha mẹ đã phải nghỉ việc ở công ty, bán tài sản để đưa con đi khám và điều trị ở Hà Nội. Chi phí chữa trị mất khoảng 20-30 triệu đồng, có trường hợp lên đến 80 triệu đồng.
PGS.TS Lê Hữu Doanh - Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu TƯ cho biết, Sở Y tế Hưng Yên sẽ mời chuyên gia xây dựng bộ câu hỏi điều tra cộng đồng. Bệnh viện sẽ dựa vào mẫu bệnh phẩm đang lưu để kiểm tra về vi rút và giá trị gen, từ đó làm căn cứ xác định nguyên nhân gây sùi mào gà xem có phải từ một nguồn lây.
Theo Danviet
37 trẻ đột nhiên mắc sùi mào gà: Lần đầu tiên có chuyện động trời PGS.TS.Lê Hữu Doanh lo ngại, bệnh sùi mào gà ở trẻ em, không giống như người lớn, bởi trẻ em mắc sùi mào gà sẽ rất nặng, rất hiếm gặp và khó điều trị. Liên quan đến vụ hàng loạt trẻ ở Khoái Châu, Hưng Yên mắc sùi mào gà, PGS.TS.Lê Hữu Doanh, Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương cho...