Nhân loại đối mặt với dịch bệnh cực nguy hiểm
nhà virus học hàng đầu nước Anh, Giáo sư John Oxford
Các nhà khoa học Anh đã làm xôn xao cộng đồng quốc tế khi cảnh báo về sự bùng phát dịch bệnh toàn cầu do một loại virus nguy hiểm mới.
Các bác sĩ Anh đã ghi nhận dạng virus này có họ hàng với siêu vi trùng hô hấp cấp tính, đã làm hàng trăm người chết vào năm 2003. Virus mới được phát hiện tại phòng thí nghiệm London thuộc Cơ quan Bảo vệ sức khỏe Anh.
Theo nhận định của nhà virus học hàng đầu nước Anh, Giáo sư John Oxford làm việc tại Bệnh viện Queen Mary, Đại học London, dịch bệnh sẽ xuất hiện trong vòng 5 năm tới. Ông dự đoán, năm 2018 thế giới sẽ chờ đợi đợt “cúm Tây Ban Nha” thứ hai. Lần đầu tiên, đại dịch được người đương thời gọi là “cúm Tây Ban Nha” đã làm thế giới điêu đứng vào cuối thập kỷ thứ hai thế kỷ trước.
Video đang HOT
Giáo sư John Oxford cho rằng: “Không phải ngẫu nhiên mà tôi nhắc tới năm 2018. Thời điểm tròn đúng 100 năm kể từ sau đại dịch “cúm Tây Ban Nha” năm 1918. Theo tôi, siêu vi trùng sẽ có nguồn gốc từ chim. Chúng ta đã quan sát thấy một vài biến thể của virus này trong các năm 1958, 1968 và 2009. Nhưng không có mẫu siêu vi trùng khủng khiếp như năm 1918. Suốt cả thế kỷ cho tới năm 2009, cũng không diễn ra dịch bệnh lớn nào. Đó là lý do tại sao tôi nghĩ rằng, đại dịch tiếp theo sẽ vào năm 2018″.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, virus mới liên tục được phát hiện và không nên lấy đó làm lý do gây hoang mang. Ông Alexander Platonov – Chủ nhiệm Phòng thí nghiệm các bệnh nhiễm trùng tự nhiên thuộc Viện Nghiên cứu trung ương về dịch tễ học của Nga cho biết: “Đây là một loại virus mới, có khả năng được truyền từ loài dơi. Hơn 50 người tiếp xúc với bệnh nhân đã được khám và họ đều không nhiễm virus. Bệnh có thể sẽ tái phát, như một hiện tượng khá phổ biến. Hầu hết các siêu vi trùng lây từ người sang người đã được chúng ta biết đến cách đây 10 – 20 năm. Giờ tới lúc phát hiện những virus lạ, có khả năng mắc phải ở những nơi hoang dã”.
Ông Platonov trấn an rằng, nhiều dịch bệnh đã diễn ra trong hàng ngàn năm tồn tại của con người, nhưng nhân loại luôn khắc phục chúng, ngay cả khi chưa hề có hệ thống chăm sóc y tế như ngày nay.
Theo 24h
Cảnh giác viêm gan B tái hoạt ở người lành mang virut
Nhiều nghiên cứu cho biết 90% người nhiễm virút viêm gan B sẽ khỏi hoàn toàn trong 6 tháng, 10 % còn lại là người mang mầm bệnh không triệu chứng (người lành mang virút) hoặc có biểu hiện lâm sàng. Đối với người lành mang virút viêm gan B, việc tiêm vaccin không có tác dụng nhưng việc theo dõi sức khỏe định kỳ cũng như các chỉ số về gan rất quan trọng để đề phòng virút tái hoạt động.
Người lành mang virút viêm gan B có nguy hiểm không?
Chúng ta biết rằng khi virút viêm gan B vào cơ thể người, nếu cơ thể đó chưa có miễn dịch chống virút viêm gan B thì nguy cơ bị virút tấn công là điều khó tránh khỏi. Tuy vậy, người ta thấy rằng có tới 90% người bị nhiễm virút viêm gan B sau 6 tháng sẽ khỏi hoàn toàn một cách vĩnh viễn và không để lại di chứng gì, mặc dù không cần dùng bất cứ một loại thuốc nào hoặc một tác động nào. Số 10% còn lại nhiễm virút viêm gan B hoặc có biểu hiện lâm sàng.
Virút viêm gan B.
Ở người trưởng thành, viêm gan B thể nhẹ có biểu hiện chán ăn, mệt mỏi, rối loạn tiêu hoá (buồn nôn, nôn), nước tiểu vàng đậm. Loại biểu hiện lâm sàng nặng (viêm gan cấp tính) thì triệu chứng lâm sàng rầm rộ hơn rất nhiều như vàng da, vàng niêm mạc lòng bàn tay, bàn chân, vàng mắt, lưỡi vàng, nước tiểu sẫm màu như nước vối, có thể phân bạc màu. Muốn xác định người bị nhiễm viêm gan B trở thành viêm gan mạn tính thể người lành mang virút viêm gan B người ta phải làm các xét nghiệm bổ sung cần thiết như HBsAg dương tính, HBeAg âm tính, xét nghiệm men gan như GSOT và SGPT bình thường. Ở đây nên hiểu là khi HBsAg dương tính chứng tỏ virút viêm gan B đang tồn tại trong cơ thể người đó và vì vậy virút viêm gan B vẫn có khả năng lây nhiễm cho người khác bằng đường máu (tiêm chích, châm, đánh răng, cạo râu, xăm mình, cho máu mà không xét nghiệm sàng lọc HBV...) hoặc theo đường tình dục, mẹ truyền cho con.
Làm gì để tránh virút viêm gan B tái hoạt động?
Người lành mang virút viêm gan B tạm thời virút không hoạt động cho nên không làm ảnh hưởng đến hoạt động của gan và không cần điều trị bất kỳ một loại thuốc nào. Hiện nay có khá nhiều thuốc tây y có tác dụng ức chế làm hạn chế virút viêm gan B phát triển, nhưng chỉ dùng cho loại viêm gan B cấp tính và mạn tính. Đối với người lành mang virút viêm gan B không cần dùng bất cứ một loại thuốc gì. Thuốc nam, thuốc bắc nếu dùng có khi còn phản tác dụng mà bản thân người sử dụng không hề biết, vì vậy sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng của tế bào gan. Khi xác định bị viêm gan hoặc người lành mang virút viêm gan B thì không cần tiêm vaccin viêm gan B nữa, nói một cách khác là nếu tiêm thì thừa (vaccin vô tác dụng). Tuy vậy khi đã trở thành người lành mang virút thì phải được kiểm tra sức khoẻ và làm các xét nghiệm định kỳ có liên quan đến virút viêm gan B như HBsAg, HBeAg, HBVDNA để được theo dõi thật chặt chẽ, đề phòng virút viêm gan B tái hoạt động.
Theo SKDS
Xác ướp 600 tuổi sinh con Ngày 6/9/2012, trang Tân Hoa Xã (Trung Quốc) đưa tin: đứa trẻ trong bụng một xác ướp bị chôn vùi suốt 600 năm ở Nga đã được đưa ra một cách thuận lợi và sống sót trong 72 tiếng đồng hồ. Xác ướp là một cô gái khoảng 20 tuổi đang mang bầu hơn 7 tháng. Cơ thể xác ướp này đã bị...