Nhân loại cần đoàn kết để vượt qua đại dịch và đối phó với nhiều thách thức trong tương lai
Tuần lễ cấp cao khóa 75 Đại hội đồng Liên hợp quốc diễn ra tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York trong bối cảnh đại dịch vẫn đang hoành hành.
Tuyên bố nhân kỷ niệm 75 năm thành lập tổ chức toàn cầu lớn nhất này đã khẳng định, các thách thức của thế giới đều liên quan mật thiết với nhau và chỉ có thể được giải quyết thông qua hệ thống đa phương mạnh mẽ, nhằm hướng tới xây dựng một thế giới công bằng và bền vững hơn.
Quang cảnh phiên họp toàn thể lần thứ nhất của Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 75
Lý tưởng hòa bình, công lý, bình đẳng và phẩm giá nhằm hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn
Phát biểu khai mạc buổi lễ kỷ niệm 75 năm thành lập Liên hợp quốc, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 75 Voncan Bozkir điểm lại những thành tựu của Liên hợp quốc trong thời gian qua cũng như tầm quan trọng của chủ nghĩa đa phương trên thế giới hiện nay.
“Không có tổ chức toàn cầu nào có tính hợp pháp và ảnh hưởng cũng như mang lại hy vọng cho mọi người về một thế giới tốt đẹp hơn như Liên hợp quốc. Trong lúc chúng ta bắt đầu khóa 75 Đại hội đồng Liên hợp quốc, tôi kêu gọi thế giới hành động một cách nghiêm túc. Liên hợp quốc chỉ mạnh khi các nước thành viên cam kết mạnh mẽ với nhau và với các lý tưởng của Liên hợp quốc. Bây giờ là lúc các quốc gia thành viên huy động các nguồn lực, củng cố các nỗ lực và thể hiện ý nguyện và lãnh đạo chính trị nhằm đảm bảo tương lai mà chúng ta mong muốn và Liên hợp quốc chúng ta cần”.
Phát biểu tại buổi lễ, Tổng thư ký Liên hợp quốc – Antonio Guterres cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ nghĩa đa phương trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu. Theo Tổng thư ký Liên hợp quốc – Antonio Guterres: “Các lý tưởng của Liên hợp quốc bao gồm hòa bình, công lý, bình đẳng và phẩm giá nhằm hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn. Ngày nay chúng ta có rất nhiều thách thức đa phương nhưng lại thiếu các giải pháp đa phương. Chúng ta cần chủ nghĩa đa phương hiệu quả hơn với 1 tầm nhìn, hoài bão và tầm ảnh hưởng. Chủ quyền quốc gia, một trụ cột của Liên hợp quốc, luôn đi cùng với tăng cường hợp tác quốc tế dựa trên những giá trị và trách nhiệm chung nhằm đạt được sự tiến bộ cho tất cả. Trong một thế giới liên kết, chúng ta cần một mạng lưới đa phương với sự hợp tác hiệu quả và chặt chẽ của Liên hợp quốc, các tổ chức tài chính quốc tế và khu vực, và các khối thương mại. Chúng ta cũng cần một chủ nghĩa đa phương bao trùm với sự tham gia của xã hội dân sự, các doanh nghiệp, chính quyền địa phương và giới trẻ”.
Tinh thần hợp tác quốc tế để giải quyết các thách thức chung
Video đang HOT
Sau buổi lễ, các đại biểu đã thông qua tuyên bố kỷ niệm 75 năm thành lập Liên hợp quốc. Tuyên bố nêu rõ đại dịch Covid-19, thách thức toàn cầu lớn nhất trong lịch sử Liên hợp quốc, không chỉ gây nên sự chết chóc mà còn khiến cả thế giới rơi vào suy thoái kinh tế, gia tăng tình trạng đói nghèo, bất an và không có ai không bị ảnh hưởng. Nhưng chính đại dịch cũng nhắc nhở tất cả nhân loại rằng mọi người đều kết nối với nhau, có tác động tương hỗ tới nhau và vì vậy, cần đoàn kết để vượt qua đại dịch và xây dựng năng lực đối phó với nhiều thách thức hơn nữa trong tương lai.
Tuyên bố khẳng định sự cần thiết của chủ nghĩa đa phương trong bối cảnh nhân loại đang vươn tới một thế giới bình đẳng hơn và phát triển bền vững hơn. Thế giới cần học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm cũng như thông tin nhằm giảm thiểu rủi ro và khiến các hệ thống xã hội thích nghi tốt hơn với những thách thức, bất trắc. Mặt khác, thế giới cần nhanh chóng phát triển và sản xuất các loại vaccine mới, thuốc men và trang thiết bị y tế cần thiết, cũng như đảm bảo mọi người dân trên thế giới đều có quyền tiếp cận những loại thuốc và trang thiết bị này.
Từ ngày 21-9 tới ngày 2-10, tuần lễ cấp cao Khóa 75 Đại hội đồng Liên hợp quốc bao gồm các phiên Thảo luận chung và các sự kiện cấp cao bên lề khác diễn ra theo hình thức kết hợp trực tuyến và trực tiếp tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York. Các nội dung thảo luận bao gồm tình hình ở Lebanon, hợp tác số, biến đổi khí hậu, quyền con người và thách thức quản trị, dịch bệnh Covid-19, đa dạng sinh học, và kỷ niệm và thúc đẩy ngày quốc tế chống vũ khí hạt nhân. Dự kiến, khoảng 180 nguyên thủ các nước sẽ lần lượt đưa ra phát biểu trực tuyến tại hội nghị và mỗi nước thành viên Liên hợp quốc chỉ được phép cử một đại diện ngoại giao từ phái đoàn thường trực của mình tham dự trực tiếp tại phòng họp Đại hội đồng Liên hợp quốc.
"Việt Nam được đánh giá là một đối tác mạnh của Liên hợp quốc"
Liên hợp quốc nhắc đến Việt Nam nhiều lần là "hình mẫu của các nước đang phát triển, các nước vươn lên từ đói nghèo, từ đổ nát chiến tranh" và trở thành một nước có thu nhập trung bình.
Đại sứ Đặng Đình Quý - Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại phiên họp về tình hình Yemen ngày 15/9/2020. (Ảnh: Hữu Thanh/TTXVN)
Kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 75 (GA75) sẽ chính thức khai mại ngày 21/9.
Trước thềm sự kiện quan trọng này, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn với Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, về những dấu mốc đáng nhớ trong lịch sử 75 năm Liên hợp quốc, vai trò của Việt Nam tại Liên hợp quốc và những yếu tố đóng góp vào sự thành công của Việt Nam tại tổ chức đa phương này.
- Thưa đại sứ, Kỳ họp cấp cao Đại hội đồng năm nay cũng đánh dấu 75 năm thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Vậy đâu là những dấu mốc đáng nhớ trong hành trình 75 năm Liên hợp quốc?
Đại sứ Đặng Đình Quý: 75 năm qua có rất nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về vai trò cũng như thành tựu của Liên hợp quốc nhưng theo tôi có ba điểm thể hiện vai trò và thành công vô cùng lớn của Liên hợp quốc.
Thứ nhất là Liên hợp quốc đã tạo ra luật chơi chung với hơn 100 công ước và khoảng 580 điều ước quốc tế được lưu giữ và đăng ký tại Liên hợp quốc đã tạo nên xương sống của luật pháp quốc tế. Luật pháp quốc tế là luật chơi chung điều chỉnh hành vi của tất cả các quốc gia cũng như các tổ chức, cá nhân khi người ta tham gia vào hoạt động quốc tế. Cứ thử hình dung xem thế giới của chúng ta nếu không có những luật đó thì sẽ như thế nào trong 75 năm qua. Tôi nghĩ đây là thành tựu lớn nhất.
Điều thứ hai là Liên hợp quốc rất thành công trong lĩnh vực phát triển. Ngoài việc định hướng phát triển của toàn nhân loại, nhất là sau Chiến tranh Lạnh Liên hợp quốc đã định ra các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và giờ đây là các Mục tiêu phát triển Bền vững thì đó là những khung định hướng chính sách cho tất cả các nước đi theo.
Ngoài ra, Liên hợp quốc cũng có nhiều chương trình thông qua Chương trình Phát triển của mình (UNDP) và nhiều chương trình phát triển khác để hỗ trợ các nước, nhất là các nước còn nghèo và kém phát triển.
Chính nhờ những chương trình này mà các nước có định hướng để đi theo hướng tiến bộ hơn và hàng trăm triệu người được hỗ trợ trong quá trình đó, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em ở các nước nghèo.
Điều thứ ba là những thành tựu của Liên hợp quốc về an ninh. Liên hợp quốc đã đóng vai trò rất quan trọng để không dẫn đến chiến tranh thế giới thứ ba, đồng thời kiểm soát vũ khí giết người hàng loạt. Đây là ba thành tựu của Liên hợp quốc mà tôi cho rằng không thể phủ nhận được.
- Đại sứ đánh giá như thế nào vai trò của Việt Nam tại các cơ chế, diễn đàn của Liên hợp quốc, đặc biệt là tại Hội đồng Bảo an trên cương vị Ủy viên không thường trực?
Đại sứ Đặng Đình Quý: Chúng ta tham gia Liên hợp quốc chính thức từ năm 1977 và mới đây Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres có chúc mừng Việt Nam nhân dịp 75 năm Quốc khánh và ông có nói rằng Việt Nam là một đối tác mạnh của Liên hợp quốc và trên thực tế là chúng ta tham gia rất tích cực ngay từ những ngày đầu.
Lúc đầu chúng ta là người được hưởng lợi từ các chương trình của Liên hợp quốc, giờ đây chúng ta tham gia ngày càng tích cực hơn và bắt đầu đóng góp cho Liên hợp quốc, kể cả nguồn lực. Chúng ta không những tham gia trong lĩnh vực phát triển, mà còn được Liên hợp quốc nhắc đến nhiều lần là "hình mẫu của các nước đang phát triển, các nước vươn lên từ đói nghèo, từ đổ nát chiến tranh" và trở thành một nước có thu nhập trung bình.
Cũng như vậy, trong lĩnh vực an ninh, chúng ta ngày càng tham gia tích cực hơn, chúng ta tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và được đánh giá rất cao, chúng ta tham gia vào những cơ chế quyết định chính sách cao nhất của Liên hợp quốc như là Hội đồng Bảo an.
Ở nhiệm kỳ Hội đồng Bảo an trước chúng ta đã hoàn thành xuất sắc và ở nhiệm kỳ này, cho tới nay, chúng ta đã được đánh giá là một đối tác tích cực, với vai trò vừa là Chủ tịch ASEAN ở khu vực vừa Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Chính Tổng Thư ký Liên hợp quốc đã đánh giá Việt Nam đang làm rất tốt nhiệm vụ của mình.
- Theo Đại sứ, những yếu tố nào đã giúp cho Việt Nam có được sự ủng hộ và thành công như vậy ở một tổ chức đa phương có tới hơn 190 nước thành viên như Liên hợp quốc?
Đại sứ Đặng Đình Quý: Tôi nghĩ rằng có nhiều nhân tố đóng góp vào thành công của Việt Nam tại Liên hợp quốc nhưng có lẽ có ba nhân tố quan trọng nhất.
Thứ nhất, truyền thống dân tộc. Vừa rồi trong dịp kỷ niệm 75 năm Quốc khánh Việt Nam, tôi nhận được rất nhiền tin nhắn chúc mừng của trưởng đại diện các nước tại Liên hợp quốc, trong đó, người ta đánh giá rất cao truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam, nhất là trong hai cuộc kháng chiến vừa qua.
Thực sự đọc tin nhắn tôi rất cảm động, rằng họ thuộc thế hệ thời Việt Nam chống Mỹ và những hình ảnh của Việt Nam, sự hy sinh của Việt Nam vẫn là tấm gương cho tất cả các dân tộc đã vượt lên đói nghèo, vượt lên kém phát triển, hướng tới.
Thứ hai, chúng ta đã đổi mới, mở cửa thành công, đã chơi theo luật quốc tế, tạo nên những thành tích được các nước đánh giá rất cao về xóa đói giảm nghèo, về tăng trưởng, về nỗ lực đem lại phúc lợi xã hội cho người dân với khẩu hiệu "không để ai bị bỏ lại phía sau" và hiện chúng ta đang thực hiện rất tốt những mục tiêu thiên niên kỷ.
Thứ ba, đó là những ứng xử đối ngoại của chúng ta. Chúng ta ứng xử rất đàng hoàng với các nước lớn, rất chung thủy với các nước bạn bè truyền thống, cũng như đối với tất cả các nước trên toàn cầu. Chính vì vậy người ta không chỉ nhìn Việt Nam là một nước có trách nhiệm mà còn là một người bạn tin cậy và ứng xử đàng hoàng. Tôi cho rằng đây là ba yếu tố chính khiến Việt Nam được đánh giá cao trên các diễn đàn đa phương, đặc biệt tại Liên hợp quốc.
- Xin cảm ơn Đại sứ.
Việt Nam cam kết bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong bối cảnh đại dịch Covid-19 Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai tái khẳng định Việt Nam cam kết bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong bối cảnh đại dịch Covid-19, ủng hộ hợp tác quốc tế và cách tiếp cận đa phương nhằm ứng phó hiệu quả với đại dịch và phục hồi hậu đại dịch. Ngày 14/9 tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại...