Nhân lên niềm vui với người có công ở Sơn La
Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26-4-2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở được triển khai trên địa bàn Sơn La, ban đầu gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên đến nay, nhiều địa phương trong tỉnh đã tìm ra cách giải quyết hoàn thành 100% chỉ tiêu đề ra.
Trong đó, vai trò của Hội Cựu chiến binh tỉnh Sơn La là kinh nghiệm quý trong thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước.
Đại diện Hội Cựu chiến binh tỉnh, Công ty Điện lực Sơn La, Công ty Thủy điện Sơn La bàn giao nhà hỗ trợ cho hội viên.
Niềm vui ở vùng đất khó
Cùng đi với Thiếu tướng Cầm Xuân Ế, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Sơn La, kiểm tra việc thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg (Quyết định 22) của Chính phủ hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở mới thấy hết ý nghĩa to lớn trong chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người có công. Đến thăm huyện Vân Hồ, một địa bàn còn nhiều khó khăn của tỉnh Sơn La, tuy số đối tượng được hưởng chính sách theo Quyết định 22 không nhiều, nhưng đều là những gia đình có hoàn cảnh éo le. Ghé thăm gia đình ông Mùi Văn Dục (ở bản Châu Phong, xã Suối Bàng); ông xúc động nói: “Tuổi cao sức yếu, nếu không được Nhà nước giúp đỡ thì đời tôi chẳng bao giờ có ngôi nhà tử tế”. Với số tiền hỗ trợ 40 triệu đồng, Hội Cựu chiến binh tỉnh và Công ty Thủy điện Sơn La giúp thêm 25 triệu đồng, ông Dục đã làm được ngôi nhà kiên cố rộng 60 m2, trị giá 100 triệu đồng. Từ nhà của ông Dục đi ra, đến thăm hộ gia đình ông Mùi Văn Khậu, dân tộc Mường, cũng ở bản Châu Phong hoàn cảnh còn đáng thương hơn. Nghe mọi người kể lại, trước khi có ngôi nhà mới được xây từ nguồn vốn của Quyết định 22, bao năm nay, mỗi mùa mưa bão, vợ chồng ông Khậu cùng người con tật nguyền phải ở trong ngôi nhà tranh tre dột nát, không biết đổ sập lúc nào…
Chủ tịch UBND xã Suối Bàng Lò Cầm Hoàng cho biết: Xã có 12 bản, 3.500 nhân khẩu, là địa bàn vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn của huyện đặc biệt khó khăn. Nhờ có chính sách hỗ trợ của Nhà nước, 17 hộ thuộc nhóm đối tượng người có công khó khăn về nhà ở đã được giúp đỡ; trong đó, tám nhà làm mới, chín nhà sửa chữa nâng cấp, với tổng số tiền được hỗ trợ là 500 triệu đồng.
Video đang HOT
Những thí dụ nêu trên chỉ là một trong rất nhiều câu chuyện ý nghĩa khi thực hiện Quyết định 22 trên địa bàn tỉnh Sơn La. Cho đến thời điểm này, cả 12 huyện, thành phố của tỉnh đều đang tích cực đẩy nhanh tiến độ hoàn thành chính sách nhân văn này. Trong đó, các huyện Thuận Châu, Mộc Châu, Sốp Cộp, Sông Mã, Vân Hồ đã hoàn thành 100% chỉ tiêu. Các huyện, thành phố còn lại đều đã hoàn thành hơn 90% mục tiêu đề ra.
Khi Hội Cựu chiến binh vào cuộc
Nhìn vào những con số nêu trên, sẽ không thấy được những khó khăn khi mới triển khai thực hiện chính sách này. Ban đầu, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, huyện, xã được thành lập để triển khai thực hiện Quyết định 22. Ở tỉnh, Sở Xây dựng được giao làm cơ quan thường trực. Cách chỉ đạo theo kiểu cũ, cơ sở cứ lập danh sách gửi lên nhưng thiếu kiểm tra, cho nên con số đối tượng được hưởng thụ toàn tỉnh lên tới hơn 11.000 trường hợp. Trong khi đó, không ít đối tượng là người có công thật sự cần cải thiện nhà ở lại không được xem xét đưa vào danh sách, đã gây thắc mắc, khiếu nại. Trong bốn năm, việc xác định đúng đối tượng gặp khó, không địa phương nào ở Sơn La triển khai được Quyết định 22 trên thực tế. Sơ kết giai đoạn I, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La như ngồi trên “đống lửa” vì một chính sách rất cần thiết lại chậm được thực hiện, mà nguyên nhân xác định là do phương thức tổ chức.
Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Cầm Xuân Ế, nhớ lại: Khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy đặt vấn đề, giao nhiệm vụ cho Hội Cựu chiến binh, lãnh đạo Đảng, Đoàn Hội Cựu chiến binh tỉnh đã họp, xoay quanh trả lời câu hỏi: “Trong chiến đấu, quân đội đã xả thân. Nay trong thời bình, xây dựng cuộc sống mới, góp phần tri ân người có công với cách mạng, người lính có làm được không?” Với tinh thần, trách nhiệm không ngại khó khăn, Hội Cựu chiến binh tỉnh đã vào cuộc, tham mưu Tỉnh ủy ra Thông báo Kết luận số 1027-TB/TU ngày 25-1-2018 thực hiện hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở. Hội Cựu chiến binh tỉnh như đã có “cái gậy” để triển khai công việc.
Trong quá trình thực hiện, Hội Cựu chiến binh tỉnh dựa vào tổ chức ở cơ sở để làm công tác tuyên truyền vận động, kiểm tra, giám sát, công khai, minh bạch. Có lần ở thị trấn huyện Phù Yên, một đối tượng đã có nhà ba tầng, con cháu đều có nơi ăn, chốn ở ổn định, nhưng nằng nặc yêu cầu được hỗ trợ 40 triệu đồng vì cho rằng mình là người có công. Khi đoàn kiểm tra giải thích, đối tượng này bảo dùng số tiền đó để làm thêm cái bếp. Nhờ giải thích cặn kẽ, cần phải biết “nhường cơm, sẻ áo”, đối tượng nêu trên đã tự rút lui không khiếu kiện nữa. Trong khi đi kiểm tra cơ sở, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh đã đề nghị Ban chỉ đạo tỉnh biểu dương đồng chí Chủ tịch UBND thị trấn Mộc Châu ( huyện Mộc Châu) Lê Thị Thủy khi gương mẫu đưa người thân ra khỏi danh sách do không đủ tiêu chuẩn. Việc làm của chị Thủy bị họ hàng chê trách, nhưng khi phân tích thấy sai với quy định của Đảng và Nhà nước cho nên đã đồng thuận.
Theo đồng chí Cầm Xuân Ế, vai trò của cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị cơ sở là quan trọng nhất, do sát dân, hiểu rõ từng đối tượng, đúng hay sai đều nằm ở đây. Sở dĩ việc xác định đối tượng ban đầu chưa đúng là do chưa nghiên cứu kỹ Quyết định 22. Không phải cứ đối tượng người có công là được hỗ trợ, mà chỉ những trường hợp khó khăn về nhà ở, nhà dột nát cần cải tạo. Sau khi rà soát nhiều lần, con số chính thức toàn tỉnh chốt là 8.916 đối tượng được hưởng chính sách, trong đó 3.224 nhà làm mới, 5.692 nhà sửa chữa, cải tạo, với tổng số vốn đã hỗ trợ là 242 tỷ 780 triệu đồng. Thực tế khi Hội Cựu chiến binh các cấp cùng cấp ủy, chính quyền địa phương vào cuộc kiểm tra, rà soát, trong số 11.000 đối tượng ban đầu đã giảm hơn 4.000 đối tượng không đúng, đồng thời bổ sung được hơn 900 trường hợp người có công thật sự cần hỗ trợ cải thiện nhà ở. Nếu không có vai trò và cách làm quyết liệt của Hội Cựu chiến binh tỉnh Sơn La thì với hơn 4.000 đối tượng chưa đúng chính sách, số tiền thất thoát có thể lên tới hàng chục tỷ đồng và điều đáng suy nghĩ là ý nghĩa nhân văn, chủ trương tốt đẹp của Đảng, Nhà nước ta mong muốn tri ân đối với người có công không bảo đảm mục đích.
BÀI, ẢNH: ĐỨC TUẤN
Theo NDĐT
Bắc Ninh: Nhiều hình thức phổ biến pháp luật cho Cựu chiến binh
Sau khi Thông tư liên tịch số 02/2008 giữa Bộ Tư pháp và Trung ương Hội Cựu chiến binh (CCB) Việt Nam hướng dẫn phối hợp xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý đối với Cựu chiến binh được ban hành, ngày 24/7/2008 Sở Tư pháp và Hội CCB tỉnh Bắc Ninh đã ký kết Kế hoạch phối hợp số 07/KH-PH về việc triển khai thực hiện Thông tư liên tịch nói trên.
Qua 10 năm thực hiện, đã ghi nhận những kết quả tích cực.
Hình minh họa
Trong 10 năm, Hội CCB từ tỉnh tới cơ sở đã tích cực phối hợp với ngành Tư pháp và các ngành liên quan tổ chức trên 40 hội nghị thông tin chuyên đề thời sự - pháp luật (mỗi quý tổ chức một lần) để bồi dưỡng nội dung, phương pháp cho trên 1.200 lượt báo cáo viên. Các cấp hội trong tỉnh đã tổ chức trên 2.800 buổi tuyên truyền thời sự và pháp luật ở Hội cơ sở và Chi hội cho trên 420.000 lượt người nghe.
Nội dung tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tập trung vào các chủ đề: Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở; Pháp lệnh cựu chiến binh; Luật Giao thông đường bộ; Luật Phòng chống tham nhũng; Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp; tham gia ý kiến vào dự thảo Hiến pháp, Luật Đất đai sửa đổi...
Từ khoảng giữa năm 2011 đến nay, sau khi tình hình Biển Đông có những diễn biến phức tạp, hai ngành đã chỉ đạo các cấp Hội tuyên truyền về Luật Biển, về Công ước quốc tế 1982 và những vấn đề liên quan đến giải quyết tranh chấp ở Biển Đông theo quan điểm của Đảng.
Đây là nội dung được cán bộ hội viên quan tâm và cũng là nội dung được tuyên truyền nhiều trong các chuyên đề thời sự thế giới, khu vực, trong nước... Trên địa bàn tỉnh, trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ những năm gần đây, tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của địa phương và những nội dung liên quan đến Luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân... để hoà giải và giải quyết các vấn đề tranh chấp ngay từ cơ sở.
Trên cơ sở chương trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh, hướng dẫn công tác giáo dục chính trị, phổ biến giáo dục pháp luật của Tỉnh Hội và kế hoạch công tác tuyên giáo của cấp ủy cấp huyện, Hội CCB cấp huyện trong tỉnh đều xây dựng kế hoạch hàng năm về công tác giáo dục chính trị và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đối với CCB và cựu quân nhân.
Triển khai hướng dẫn đến các cấp Hội trực thuộc để thực hiện. Hội CCB các xã, phường, thị trấn phối hợp với cán bộ tư pháp cùng cấp đưa nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong năm để lồng ghép tổ chức tuyên truyền với nhiều hình thức cho phù hợp và đạt hiệu quả.
Bên cạnh việc tổ chức Hội nghị các cấp, các ngành còn triển khai tuyên truyền dưới nhiều hình thức có hiệu quả như: phát tài liệu hỏi đáp, tỉnh đã phát hành trên 340.000 tờ gấp cho 100% các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh, băng rôn, khẩu hiệu, báo viết, báo hình, Internet.
Tuyên truyền, vận động hội viên CCB tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền cuộc Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; giới thiệu và đóng góp ý kiến nhận xét đối với các ứng cử viên Quốc hội, HĐND các cấp. Vận động CCB và nhân dân nghiêm túc đi bầu vào ngày bầu cử năm 2016 đạt kết quả cao.
Hai ngành đặc biệt chú trọng chỉ đạo xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật ngày càng phong phú, đa dạng và thiết thực với người dân hơn như: tuyên truyền pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng câu lạc bộ pháp luật; tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn, thi tìm hiểu pháp luật; tuyên truyền pháp luật thông qua hoạt động hoà giải ở cơ sở, thông qua tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý... đã và đang được triển khai mạnh mẽ, nhằm giúp cho cán bộ, hội viên CCB trong tỉnh nâng cao được kiến thức pháp luật, giúp CCB biết vận dụng pháp luật vào cuộc sống hàng ngày, hạn chế các vi phạm do thiếu hiểu biết, giảm bớt những tranh chấp, khiếu kiện đông người... góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
Nguyễn Văn Đại
Theo PLVN
Giông lốc, mưa đá ở Mộc Châu gây thiệt hại trên 3,5 tỷ đồng Chiều ngày 3/4, và rạng sáng ngày 4/4, trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La xảy ra mưa kèm theo gió lốc, mưa đá gây thiệt hại về sản xuất nông nghiệp và nhà ở của nhân dân. Trậnmưa đá ở Mộc Châu kéo dài khoảng 30 phút khiến cho nhiều diện tích trồng cây ăn quả bị thiệt hại như...