Nhận khoán xe, cán bộ tâm tư vì “level” biển xanh biển trắng
Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề Xã hội Đỗ Mạnh Hùng chia sẻ, bản thân ông thấy nhận khoán xe công khá thoải mái, chủ động nhưng cũng có phần “chạnh lòng” vì sự phân biệt xe biển xanh – biển trắng. Cơ chế tài chính cũng chưa động viên được nhiều cán bộ lựa chọn khoán xe thay vì có xe phục vụ.
Con số đáng suy nghĩ mà Bộ Tài chính công bố vừa qua về việc một xe công trung bình mỗi năm ngốn của ngân sách khoản chi phí khoảng 320 triệu đồng ngay lập tức trở thành chủ đề nóng tại Quốc hội. Theo cơ quan thống kê, với 40.000 xe công (chưa kể xe tại các đơn vị vũ trang, DNNN), mỗi năm, nhà nước sẽ tiêu tốn khoản chi thường xuyên tới gần 13.000 tỷ đồng.
Khoán kinh phí, theo đó, đang được xem là một phương thức để thay thế, giảm lượng xe công phục vụ các chức danh để tiết giảm cho ngân sách đang gặp rất nhiều khó khăn.
Bên hành lang Quốc hội chiều 24/10, Phó Chủ nhiệm Quốc hội Đỗ Mạnh Hùng chia sẻ, ông đang nhận khoán tiêu chuẩn xe công với mức kinh phí 10 triệu đồng/tháng. Việc nhận khoán xe, theo ông Hùng, nhìn chung đáp ứng được yêu cầu đối với công việc.
“Với cá nhân tôi thấy khoán xe cũng thoải mái, chủ động, không nhất thiết cần phải có một xe công phục vụ riêng” – ông Hùng trao đổi.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp không có xe phục vụ, không phải đi bằng xe công cũng bất lợi đôi chút cho công việc. Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội ví dụ, trong quy định về việc khoán xe, nếu nhận khoán, việc đi lại, di chuyển trong nội thành cán bộ nhận khoán phải tự lo phương tiện. Và trường hợp tới các bộ ngành dự họp, cán bộ đi taxi hoặc xe riêng – xe biển trắng thì việc đậu đỗ xe hay qua cửa kiểm soát, bảo vệ không được thuận lợi, nhanh chóng như xe biển xanh.
Về việc so sánh chi phí tài chính, giữa mức khoán 10 triệu đồng/tháng cho người nhận khoán xe và mức chi phí 320 triệu đồng/xe/năm với người chọn xe công phục vụ, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng khái quát: “Nhìn chung, không chỉ riêng tôi đâu, các cán bộ nhận khoán xe ở các cơ quan của Quốc hội đều thấy là việc này lợi cho ngân sách rất nhiều”.
Ông Hùng nhận xét, xét về cái chung, chủ trương khoán xe nói riêng và khoán một số chi tiêu khác là đúng hướng, vừa tiết kiệm cho ngân sách, vừa tạo ra những suy nghĩ thiện cảm hơn cho người dân, cơ bản là cũng thuận lợi cho người trong cuộc. Còn so sánh về tài chính giữa việc nhận kinh phí khoán hay nhận xe phục vụ cũng chỉ là một khía cạnh, yêu cầu quan trọng nhất là phải đảm bảo điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ.
Ủng hộ chủ trương này nhưng ông Hùng cũng gợi ý, tùy từng cơ quan, tình chất công việc nên có mức khoán linh hoạt khác nhau, không chỉ dừng ở việc đưa đón hàng ngày từ nơi ở đến nơi làm việc để khi có công vụ đột xuất, các chức danh có tiêu chuẩn xe phục vụ cũng vẫn đáp ứng được yêu cầu công việc. Cần nghiên cứu về mức khoán phù hợp để động viên được người nhận khoán.
Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Đỗ Mạnh Hùng cho biết không nhiều cán bộ nhận khoán xe, đến thời điểm này.
Chính vì một số “thiệt thòi” khi nhận khoán xe mà tỷ lệ cán bộ công tác tại Quốc hội như Phó Chủ nhiệm Đỗ Mạnh Hùng người nhận khoán xe không nhiều. Ông Hùng dẫn chứng, ở UB Các vấn đề xã hội của ông, chỉ tôi và một người đồng cấp khác nhận khoán xe, tức là 2/10 người (trừ Chủ nhiệm UB là cán bộ không thuộc diện đối tượng khoán xe).
Dù vậy, ông Hùng vẫn cho rằng, chỉ nên động viên, khuyến khích người nhận khoán xe công, không nên quy định “cứng” việc khoán xe với toàn bộ các đối tượng thuộc diện này mà để người có tiêu chuẩn xe công phục vụ được lựa chọn, vì không phải ai cũng có xe cá nhân hay biết lái xe hoặc điều kiện đi lại không cho phép họ tự lái.
Video đang HOT
Chia sẻ với PV Dân trí từ góc độ khác, một vị đại biểu Quốc hội khác cũng có tiêu chuẩn xe công phục vụ cho biết, ông sẽ rất vui vẻ thực hiện việc nhận khoán xe nếu đó là quy định phổ biến, để áp dụng chung trong hệ thống các cơ quan nhà nước, sẽ giúp tiết kiệm cho ngân sách khoản chi phí rất lớn. Còn hiện tại, khi ông nêu ý định nhận chi phí khoán, rất nhiều người… can. Lý giải vấn đề tế nhị này, ông dẫn lại chuyện một cán bộ Quốc hội trước đây định xin trả nhà công vụ sau khi nghỉ hưu cũng không được ủng hộ, động viên vì quyết định đó quá “đụng chạm”, “chơi trội” trong bối cảnh chung.
P.Thảo
Theo Dantri
Miễn học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho 15 đối tượng
Theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ, có 15 đối tượng được miễn học phí, trong đó có người có công với cách mạng, trẻ em học mẫu giáo.
Theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021, có 15 đối tượng được miễn học phí.
15 đối tượng được miễn học phí gồm:
-Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng.
- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế.
Theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế là một trong 15 đối tượng được miễn học phí.
- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CPngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội mà đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.
- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông là con của hạ sĩ quan và binh sĩ, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang nhân dân.
- Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên).
- Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học.
- Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
- Sinh viên học chuyên ngành Mác - Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh các chuyên ngành: Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh.
- Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
- Sinh viên cao đẳng, đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh học các chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
- Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp.
- Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đối với các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu theo danh mục do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương quy định.
- Người học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
HSSV là người dân tộc thiểu số được giảm 70% học phí
Nghị định cũng quy định các đối tượng được giảm 70% học phí gồm: 1- Học sinh, sinh viên học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các trường văn hóa - nghệ thuật công lập và ngoài công lập, gồm: Nhạc công kịch hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ, diễn viên sân khấu kịch hát, nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuật ca trù, nghệ thuật bài chòi, biểu diễn nhạc cụ truyền thống; 2- Học sinh, sinh viên các chuyên ngành nhã nhạc, cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp. Danh mục các nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định; 3- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số (không phải là dân tộc thiểu số rất ít người) ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Còn các đối tượng được giảm 50% học phí gồm:
1- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên; 2- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Cũng theo Nghị định 86, mức học phí đối với các chương trình giáo dục đại trà cấp học mầm non và giáo dục phổ thông công lập năm học 2015 - 2016 từ 60.000 - 300.000 đồng/tháng/học sinh đối với khu vực thành thị; từ 30.000 - 120.000 đồng/tháng/học sinh đối với khu vực nông thôn và từ 8.000 - 60.000 đồng/tháng/học sinh đối với miền núi.
Trần học phí đại học như sau:
Mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư áp dụng theo các khối ngành, chuyên ngành đào tạo từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 (kể cả các cơ sở giáo dục đại học được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động), cụ thể:
Đơn vị: 1.000 đồng/tháng/sinh viên
Còn mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư áp dụng theo các khối ngành, chuyên ngành đào tạo từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 (kể cả các cơ sở giáo dục đại học được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động):
Đơn vị: 1.000 đồng/tháng/sinh viên
Nghị định quy định, học phí đào tạo đại học và giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo phương thức giáo dục thường xuyên áp dụng mức không vượt quá 150% mức thu học phí so với hệ đào tạo chính quy tương ứng cùng trình độ đào tạo, nhóm ngành, chuyên ngành và nghề đào tạo theo chương trình đào tạo đại trà tại cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp chưa thực hiện tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư.
Phải công khai mức học phí
Nghị định cũng nêu rõ nguyên tắc xác định học phí. Cụ thể, đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập, mức thu học phí phải phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng hàng năm.
Học phí của các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư theo quy định của Chính phủ được xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành và lộ trình tính đủ chi phí đào tạo./.
PV
Theo_VOV
Ô tô lộn nhiều vòng rồi đụng xe biển xanh, hơn 10 người bị thương Chiếc xe ô tô hiệu Honda CRV chạy hướng Diễn Châu - Vinh (Nghệ An), khi đến khu vực thành phố Vinh thì bất ngờ lao lên dải phân cách rồi lộn nhiều vòng trên quốc lộ. Vào lúc 14h15 ngày 9/5, chiếc ô tô CRV mang biển số 37A-18.252 (chưa rõ danh tính người điều khiển) chạy trên quốc lộ 1A đoạn...