Nhận hơn 10 tỷ tiền bồi thường, ông Huỳnh Văn Nén sử dụng thế nào?
Số tiền hơn 10 tỷ đồng mà ông Huỳnh Văn Nén được bồi thường bao gồm gần 5,3 tỷ đồng bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần; 2,3 tỷ đồng thiệt hại do tổn hại về sức khỏe; gần 1,2 tỷ đồng bồi thường thu nhập thực tế bị mất và 1,2 tỷ đồng cho các thiệt hại khác.
Như Dân Việt đã đưa tin: Đại diện TAND tỉnh Bình Thuận cho biết đã làm thủ tục chuyển số tiền hơn 10 tỷ đồng bồi thường oan sai cho ông Huỳnh Văn Nén.
Ông Huỳnh Văn Nén. Ảnh: Infonet
Cụ thể, theo Zing: Ông Biện Văn Hoan – Chánh án TAND tỉnh Bình Thuận – cho biết đã làm thủ tục chuyển hơn 10 tỷ đồng từ TAND Tối cao bổ sung dự toán kinh phí năm 2017 cho TAND tỉnh Bình Thuận để chi trả tiền bồi thường cho ông Nén. “TAND tỉnh Bình Thuận nhận được quyết định bổ sung số tiền trên vào chiều 3.5″, ông Hoan thông tin.
Để nhận được khoản tiền bồi thường trên, “người tù thế kỷ” Huỳnh Văn Nén phải dự nhiều buổi thương lượng với cơ quan chức năng. Theo đó, cuối năm 2015, sau khi TAND tỉnh Bình Thuận cùng cơ quan chức năng địa phương tổ chức xin lỗi công khai, khôi phục danh dự cho ông Nén, gia đình “người tù thế kỷ” đề nghị bồi thường với tổng số tiền 18 tỷ đồng. Sau 7 lần thương lượng, số tiền giảm dần và gia đình ông Nén đồng ý nhận số tiền hơn 10 tỷ đồng.
Số tiền hơn 10 tỷ đồng mà ông Huỳnh Văn Nén được bồi thường bao gồm gần 5,3 tỷ đồng bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần; 2,3 tỷ đồng thiệt hại do tổn hại về sức khỏe; gần 1,2 tỷ đồng bồi thường thu nhập thực tế bị mất và 1,2 tỷ đồng cho các thiệt hại khác.
Video đang HOT
Theo PL : Sau khi nhận được số tiền bồi thường, ông Nén sẽ sử dụng vào việc trang trải cuộc sống, lo cho vợ con và mua khu đất để làm nương mà trước đó khi ông bị đi tù oan người thân của ông đã phải bán để trang trải cho việc theo kiện. Tiếp đó, một phần sẽ được sử dụng mua ô tô tải cho các con của ông có phương tiện kiếm sống. Số tiền còn lại tiết kiệm để trang trải cuộc sống và đi chữa bệnh.
Ông Nén hiện nay tình hình sức khoẻ rất yếu, có nhiều biểu hiện của việc mất kiểm soát, thường xuyên đau đầu, mờ mắt.
Bố ông Nén là cụ Huỳnh Văn Truyện gần 100 tuổi, sức khoẻ yếu đi nhiều, cần phải chăm sóc. Công việc của 3 đứa con ông Nén không được tốt, thường chỉ đi làm thuê kiếm tiền trang trải cuộc sống.
Như Dân Việt đã thông tin, tháng 4.1998, ông Nén bị ghép vào tội sát hại bà Lê Thị Bông cướp nhẫn vàng. Hơn hai năm sau TAND Bình Thuận xử sơ thẩm, tuyên phạt ông Nén tù chung thân về tội giết người, ba năm tội cướp tài sản và hai năm về tội cố ý hủy hoại tài sản; tổng hợp hình phạt là tù chung thân.
Trong thời gian bị điều tra vụ án này, ông Nén và 9 người bên gia đình vợ bị cáo buộc giết bà Dương Thị Mỹ trong “kỳ án vườn điều” xảy ra năm năm trước. Do không chứng minh được hành vi phạm tội, 12 năm sau đó cơ quan điều tra phải minh oan cho họ, bồi thường gần 1 tỷ đồng. Riêng ông Nén đang thi hành bản án chung thân nên không được giải quyết.
Cuối năm 2015, ông Nén được TAND Bình Thuận công khai xin lỗi tại địa phương do cảnh sát tìm được hung thủ giết bà Bông.
Đề nghị cán bộ gây oan sai hoàn trả tiền bồi thường Bộ Tài chính cho biết cơ quan này đã thống nhất bổ sung dự toán năm 2017 của TAND Tối cao là hơn 10 tỷ đồng từ nguồn chi quản lý hành chính ngân sách trung ương. Đây là số tiền TAND tỉnh Bình Thuận bồi thường cho người bị oan là ông Nén. Bộ này cũng đề nghị TAND Tối cao chỉ đạo cơ quan có trách nhiệm bồi thường xác định trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ theo đúng quy định. Để làm rõ hơn vấn đề này, chiều 3.5, PV đã trao đổi với Phó Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước Trần Việt Hưng. Ông Hưng cho biết theo quy định hiện hành, ngay sau khi thực hiện xong việc chi trả tiền bồi thường, thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường (Chánh án TAND tỉnh Bình Thuận – PV) phải ra quyết định thành lập Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả. Hội đồng này có trách nhiệm: Xem xét, đánh giá mức độ thiệt hại, mức độ lỗi của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại; xác định điều kiện kinh tế của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại sau đó kiến nghị với thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường về mức hoàn trả và phương thức hoàn trả. Việc xác định mức hoàn trả được xác định theo nguyên tắc sau: Trường hợp người thi hành công vụ có lỗi cố ý gây ra thiệt hại nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường căn cứ vào mức độ thiệt hại gây ra, điều kiện kinh tế của người đó để quyết định họ phải hoàn trả một khoản tiền nhất định nhưng tối đa không quá 36 tháng lương của người đó tại thời điểm quyết định việc hoàn trả. Trường hợp người thi hành công vụ có lỗi cố ý gây ra thiệt hại mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự do việc thực hiện hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại đó thì phải hoàn trả toàn bộ số tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự. Trường hợp người thi hành công vụ có lỗi vô ý gây ra thiệt hại thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường căn cứ vào mức độ thiệt hại gây ra, điều kiện kinh tế của người đó để quyết định họ phải hoàn trả một khoản tiền nhất định nhưng tối đa không quá ba tháng lương của người đó tại thời điểm quyết định việc hoàn trả, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. (Người thi hành công vụ có lỗi vô ý gây ra thiệt hại quy định tại Điều 26 của luật không phải chịu trách nhiệm hoàn trả – PV). Ông Hưng cũng cho biết TAND tỉnh Bình Thuận chỉ là cơ quan hành chính có trách nhiệm xem xét trách nhiệm hoàn trả. “Lỗi chưa chắc đã ở khâu xét xử mà có thể ở giai đoạn điều tra hoặc truy tố” – Phó Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước nói. Ngay cả trường hợp lỗi thuộc về tòa án, do xét xử hội đồng, quyết định theo đa số nên về mặt pháp lý, nếu hai hội thẩm nhân dân bỏ phiếu kết tội ông Nén trong khi thẩm phán không bỏ phiếu thì bản án đó có thể không phải do lỗi của thẩm phán chủ tọa. “Thẩm phán gây oan sai không nhất thiết phải hoàn trả cả 10 tỷ đồng, trừ khi thẩm phán này cố ý làm oan cho ông Nén và có bản án xét xử thẩm phán này thì phải tuyên bồi hoàn 100%” – ông Hưng kết luận. Nguồn: Pháp luật TP.HCM
Theo Danviet
Tòa án đã chuyển hơn 10 tỷ bồi thường oan sai cho ông Huỳnh Văn Nén
Đại diện TAND tỉnh Bình Thuận cho biết đã làm thủ tục chuyển số tiền hơn 10 tỷ đồng bồi thường oan sai cho ông Huỳnh Văn Nén.
Trao đổi qua điện thoại vơi Zing.vn, ông Nén cho biết ông đang đi công việc xa nhà, chỉ mới nhận được thông tin tiền đã chuyển vào tài khoản của gia đình.
"Tôi chỉ mới nghe nói tiền đã chuyển chứ chưa nhận được. Khi nào nhận được tiền hãy hay chứ chưa biết sẽ làm gì", ông Nén chia sẻ.
Theo người nhà ông Nén, sau khi một số thông tin đưa gia đình đã nhận được tiền bồi thường, rất nhiều chủ nợ đã đến đòi số tiền mà gia đình ông mượn để xoay sở trong thời gian qua. "Bên cạnh các chủ nợ còn có nhiều người đến để xin tiền làm cuộc sống gia đình chúng tôi bị xáo trộn", người thân ông Nén nói.
Chia sẻ thêm với phóng viên tối 4.5, ông Huỳnh Trung Nghĩa, anh rể ông Nén nói: "Chúng tôi nhận được thông tin từ TAND tỉnh Bình Thuận đã làm thủ tục chuyển tiền nhưng có lẽ do thủ tục ngân hàng nên tiền vẫn chưa đến".
Ông Huỳnh Văn Nén (giữa) cùng hai con trai tại TAND tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Q.H
Trước đó, ông Biện Văn Hoan, Chánh án TAND tỉnh Bình Thuận, cho biết đã làm thủ tục chuyển hơn 10 tỷ đồng từ TAND Tối cao bổ sung dự toán kinh phí năm 2017 cho TAND tỉnh Bình Thuận để chi trả tiền bồi thường cho ông Nén. "TAND tỉnh Bình Thuận nhận được quyết định bổ sung số tiền trên vào chiều 3.5", ông Hoan thông tin.
Để nhận được khoản tiền bồi thường trên, ông "người tù thế kỷ" phải dự nhiều buổi thương lượng với cơ quan chức năng. Theo đó, cuối năm 2015, sau khi TAND tỉnh Bình Thuận cùng cơ quan chức năng địa phương tổ chức xin lỗi công khai, khôi phục danh dự cho ông Nén, gia đình "người tù thế kỷ" đề nghị bồi thường với tổng số tiền 18 tỷ đồng.
Sau 7 lần thương lượng, số tiền giảm dần và gia đình ông Nén đồng ý nhận số tiền hơn 10 tỷ.
Theo hồ sơ vụ án ông Nén bị bắt ngày 17.5.1998 vì tình nghi giết bà Lê Thị Bông ở xã Tân Minh (nay là thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân, Bình Thuận) cuối tháng 4.1998. Người đàn ông này bị tuyên phạt tù chung thân về 2 tội Giết người và Cướp tài sản.
Trong thời gian điều tra vụ bà Bông, ông Nén còn tự khai đã cùng người thân giết bà Dương Thị Mỹ (xảy ra năm 1993). Tuy nhiên, năm 2005, vụ án bà Mỹ được xác định có dấu hiệu oan sai. 9 người thân trong gia đình ông được thả và bồi thường, còn ông Nén vẫn phải thụ án tù chung thân.
Cuối năm 2015, ông Nén được xác định oan sai, hung thủ giết bà Bông cũng sa lưới pháp luật.
Theo Huỳnh Hải (Zing)
Người làm oan ông Huỳnh Văn Nén sẽ hoàn trả 10 tỷ ra sao? Như đã phản ánh, Bộ Tài chính vừa có văn bản đề nghị TAND Tối cao chỉ đạo, xác định trách nhiệm hoàn trả số tiền bồi thường oan hơn 10 tỷ đồng cho "người tù thế kỷ" Huỳnh Văn Nén ở Hàm Tân, Bình Thuận. Ông Huỳnh Văn Nén. Bộ Tài chính cho biết cơ quan này đã thống nhất bổ sung...