Nhân hạt mơ không dùng tùy tiện
Nhân hạt mơ có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không thể dùng tùy tiện.
Hạt mơ tức hạt khô trong quả của cây mơ, còn gọi là hạnh nhân, khổ hạnh nhân, bắc hạnh nhân, quang hạnh nhân.
Thành phần hóa học chủ yếu trong nhân hạt mơ chứa 35 – 40% chất dầu (dầu hạnh nhân), 3% amygdalin và men emunsin gồm 2 men amygdalase và prunase.
Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, chất glucosid trong hạt mơ thủy phân cho cyanhydric acid có tác dụng ức chế nhẹ trung khu hô hấp, vì thế giảm ho suyễn. Benzaldehyde có thể ức chế chức năng tiêu hóa của pepsin, dầu hạnh nhân có tác dụng nhuận tràng…
Đông y cho rằng, nhân hạt mơ có vị đắng hơi ôn, có độc ít, quy kinh phế, đại tràng.
Trong nghiên cứu về dược lý của Đông y cũng cho thấy, nhân hạt mơ có tác dụng chỉ khái bình suyễn, nhuận tràng thông tiện. Chủ trị các chứng ho do phong hàn hoặc phong nhiệt, ho suyễn do phế nhiệt, táo bón do tràng táo. Theo các y thư cổ thì sách Bản kinh có ghi: “Chủ khái nghịch thượng khí, hầu tý, hạ khí, săn nhũ”. Sách Dược tính bản thảo: “Chủ khái nghịch thượng khí suyễn thúc, cùng thiên môn đông sắc uống nhuận tâm phế, hòa nước qua làm thang nhuận thanh khí”. Sách Trân châu thang: “Trừ phế nhiệt, trị phong nhiệt ở thượng tiêu, lợi hung cách khí nghịch, nhuận đại tràng khí bí”.
Nhân hạt mơ (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, trong nhân hạt mơ lại chứa độc tính. Cụ thể là sau khi ăn vào, chất amygadalin và amygdalase kết hợp sinh ra prunasin và mandelonitrile bị phá hủy trong ruột sinh ra benzaldehyde và hydrocyanic acid rất độc.
Video đang HOT
Triệu chứng nhiễm độc: chóng mặt, mệt lả, nôn, tiêu chảy, đau bụng, nóng rát vùng thượng vị, huyết áp tăng, thở nhanh; nghiêm trọng hơn: thở nông chậm, hôn mê, cứng người, co giật, giãn đồng tử, huyết áp hạ, suy hô hấp tuần hoàn dẫn đến tử vong.
Người lớn ăn 40 – 60 nhân, trẻ em 10 – 20 nhân có thể gây nhiễm độc nghiêm trọng. Uống anhydric acid, liều gây chết là 0,06g ở người lớn.
Thuốc được nấu lên và cho đường giảm bớt độc. Trường hợp quá liều có thể cho uống than hoạt hoặc sirô.
Trong dân gian thường dùng vỏ cây mơ hoặc vỏ của rễ làm chất giải độc.
Do đó mỗi khi sử dụng nhân hạt mơ để làm thuốc cần lưu ý đến liều thường dùng là từ 3 – 10g, thuốc sắc nên cho sau.
Theo VNE
Biến bít tất không dùng thành búp bê dễ thương
Em búp bê xinh yêu này trang trí móc treo chìa khoá, ba lô, quần jean hay áo khoác đều xinh nhé!
Nguyên liệu chuẩn bị đơn giản lắm!
- Tất màu da, tất kẻ
- Bông nhồi
- Kim, chỉ màu: đen, đỏ, trắng
Các bước thực hiện khá dễ dàng:
Bước 1:
Cắt bỏ phần cạp trên của tất, chia phần tất còn lại làm 3. Sau đó, bạn căn ke một phần phía mép tất và cắt làm đôi có chút đường lượn cong để tạo hai chân búp bê.
Lộn trái tất, khâu ráp mép tất để tạo hai ống chân, chừa phần đũng nhỏ xíu 1cm không khâu và lộn toàn bộ tất thông qua khe hở đó ra mặt phải tất. Nhồi bông căng tròn rồi khâu kín đũng. Khâu thường đường chỉ vòng quanh vào non 1/3 phía trên rồi rút chỉ lại để tạo một chiếc đầu tròn.
Bước 2:
Tất kẻ cắt bỏ phần gót, cắt cho hai phần tất còn lại thẳng mép tất. Nhồi chút bông vào mũi tất rồi khâu rúm tròn thành quả bông trên mũ len, vành dưới khâu gập mép vào trong. Phần cổ tất làm váy cho búp bê, bạn móc chỉ đường diềm hoặc khâu một dải đăng ten vào mép tất để tạo viền váy xinh xắn. Mặc váy kín đến cổ cho búp bê, đội mũ xinh lên đầu.
Bước 3:
Khâu hai đường chỉ mũi nhỏ sát hai bên mình để hằn khe tạo tay búp bê, dùng cườm đen khâu đính bằng chỉ đen làm mắt, thêu miệng màu chỉ đỏ là hoàn thành.
Kết quả xinh yêu đây nhé!
Một em búp bê bé tí tẹo trông thật xinh yêu phải không nào! Bạn dùng trang trí móc treo chìa khoá, ba lô, quần jean hay áo khoác trông rất đáng yêu đấy!
Chúc các bạn thành công!
Theo MASK
Có những cái không dùng Có anh chồng sống với vợ đã lâu năm, chán vợ già và xấu, lấy cớ bận làm ăn, đi suốt đêm suốt ngày, thỉnh thoảng mới ghé qua nhà nhưng không hề ngó ngàng gì tới vợ. Ảnh minh họa Bà vợ giận lắm, nhưng vốn tính nhẫn nhục, đành phải tự thân trách phí tuổi xuân. Một hôm, người chồng bất...