Nhân hạt đào – Thuốc hay trị nhiều bệnh
Đào là loại trái cây ngon, rất quen thuộc. Nhân hạt (đào nhân), hoa, lá, nhựa và thịt quả đều có tác dụng trị bệnh. Trong đó đào nhân được dùng phổ biến nhất.
Đào nhân là nhân hạt chín già khô của cây đào (Prunus persica Stokes.), thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Hạt đào chứa 50% dầu béo; 3,5% amygdalin, men emulsin, cholin, tinh dầu.
Theo Đông y, đào nhân vị đắng ngọt, tính bình; vào kinh tâm và can. Tác dụng hoạt huyết, phá huyết tiêu tích ứ, nhuận táo, hoạt tràng. Dùng tốt cho phụ nữ bế kinh, trưng hà (vùng bụng dưới có khối u hoặc đầy trướng hoặc đau); ứ huyết, trúng thương đụng giập, phong thấp, táo bón. Liều dùng: 6 – 12g.
Đào là trái cây ngon, rất quen thuộc và có nhiều công dụng quý với sức khỏe. Nhân hạt đào là vị thuốc được dùng phổ biến trong đông y.
Đào nhân dùng làm thuốc
Đào nhân được dùng làm thuốc trong các trường hợp sau đây.
Trừ ứ, giảm đau:
Đào nhân 12g, miết trùng 6g, kinh giới 12g, đại hoàng 12g, xuyên khung 6g, đương quy 12g, quế tâm 6g, cam thảo 4g, bồ hoàng 8g. Sắc nước, chiêu uống với nước tiểu trẻ em. Trị chấn thương do ngã, bị đánh.
Hoạt huyết thông kinh: dùng khi tắc kinh sau khi đẻ, ứ huyết đau bụng, tiểu tiện đau buốt.
Bài 1: đào nhân 12g, hồng hoa 6g, tam lăng 8g, đương quy 12g. Sắc uống. Trị ứ huyết tắc kinh.
Bài 2 – Thang đào nhân thừa khí: đại hoàng 16g, hậu phác 8g, chỉ thực 8g, mang tiêu 12g. Sắc uống. Phá huyết hạ ứ.
Bài 3 – Thang sinh hoá: đ ào nhân 12g, xuyên khung 6g, gừng (thán sao) 6g, đương quy 12g, cam thảo 4g. Sắc nước, hoà với nước tiểu trẻ em hoặc đun nóng với ruợu để uống. Trị sau khi đẻ ứ huyết, đau bụng.
Video đang HOT
Nhuận tràng thông tiện, trị táo bón:
Hoàn nhuận tràng: hạnh nhân 12g, đào nhân 12g, hoả ma nhân 12g, đương quy 12g, sinh địa 16g, chỉ xác 12g. Các vị nghiền thành bột mịn, làm mật hoàn. Mỗi lần uống 8g, ngày uống 2 lần hoặc sắc nước uống.
Thoát mủ, tiêu nhọt: dùng khi bị mụn nhọt độc ở ruột, viêm mạch do tắc cục máu.
Bài 1 – Thang đại hoàng mẫu đơn bì: đại hoàng 12g, mẫu đơn bì 16g, đào nhân 12g, đông qua tử 12g, mang tiêu 12g. Sắc uống. Trị ruột bị ung nhọt, đau bụng, đại tiện táo.
Bài 2: đào nhân 12g, hồng hoa 12g, đưong quy 12g, đan sâm 12g, xuyên khung 12g, xích thược 12g, ngưu tất 12g, kim ngân hoa 12g, huyền sâm 12g, địa miết trùng 8g, tam lăng 8g, nga truật 8g, địa long 4g, manh trùng 4g, cam thảo sống 4g. Sắc uống. Nơi bị sưng dán cao rivanol để tránh tổ chức hoại tử. Trị viêm mạch máu (loại khí huyết ứ trệ).
Một số thực đơn chữa bệnh có đào nhân
Cháo đào nhân: đào nhân 50g, đại mễ (gạo tẻ) 60g. Cả hai đem nấu cháo, ăn phụ vào buổi sáng và tối. Dùng tốt cho người mất ngủ hay quên lẫn, đau lưng, sỏi đường tiết niệu.
Cháo đào nhân tốt cho người hay đau lưng, sỏi tiết niệu.
Cốm đào nhân: đào nhân 500g, vừng 500g, đường trắng 500g, mật ong 500ml. Đào nhân ngâm nước ấm, bóc bỏ vỏ; vừng rang chín. Xay vừng và đào nhân cho nhuyễn, thêm đường và mật ong, trộn đều, xát cốm, sấy khô. Ngày ăn 2 lần, mỗi lần 15g – 20g. Công dụng khứ ứ, cải thiện chức năng gan. Dùng tốt cho người bệnh viêm gan mạn tính.
Nước gừng mật ong trộn bột hạnh nhân đào nhân: đào nhân 30g, hạnh nhân 15g. Cả hai nghiền nát, trộn với nước gừng và mật ong lượng thích hợp rồi ăn. Dùng tốt cho người bị suy hô hấp thở gấp, hen suyễn mạn tính.
Nước gừng, mật ong trộn bột đào nhân rất tốt cho người bị suy hô hấp, hen suyễn mạn tính.
Mùa hồng xiêm thơm ngọt tháng 3: Tận dụng làm thuốc chữa tiêu chảy, trị táo bón siêu hay
Hiếm có loại quả nào như hồng xiêm vì vừa có thể làm thuốc trị táo bón nhưng cũng có thể tận dụng để chữa tiêu chảy. Ngoài ra còn một loạt bài thuốc chữa bệnh hay ho khác từ loại quả này.
Hồng xiêm - Trái cây ngon ngọt còn là thuốc chữa bệnh trong Đông y
Mỗi độ tháng 3 về, hồng xiêm lại vào mùa chín rộ. Hương thơm đặc trưng, vị ngọt ngào khó quên của loại quả này khiến nhiều người nô nức tìm kiếm, tranh thủ mua thắp hương, mua ăn... Giữa cuộc sống xô bồ xuất hiện vô vàn hoa quả nhập ngoại bắt mắt, loại quả quê mang tên hồng xiêm vẫn được người dân mua dùng như nâng niu một hồi ức đẹp cuộc sống miền quê xưa cũ.
Nhưng hồng xiêm không đơn giản là món trái cây tráng miệng ngon ngọt. Loại quả này hoàn toàn có thể làm thuốc chữa bệnh, dù ở dạng xanh hay chín. Đặc biệt không chỉ riêng thịt quả mà nhiều bộ phận khác cũng được tận dụng làm thuốc chữa bệnh siêu hay.
Hồng xiêm không đơn giản là món trái cây tráng miệng ngon ngọt.
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam), trong Đông y, hồng xiêm vị ngọt, tính mát, tác dụng dinh tân dịch, nhuận tràng, giải khát thường được dùng để trị táo bón và đại tiện khó khăn. Vỏ cây có tác dụng bồi bổ. Vỏ và quả xanh thường được sử dụng để trị sốt rét, tả, lỵ và tiêu chảy. Quả xanh còn được có tác dụng giải độc khi uống thuốc xổ quá liều. Hạt lợi tiểu và hạ sốt, chủ trị sốt cao và tiểu tiện không thông. Lá hồng xiêm già dùng để nấu lấy nước uống trị ho, cảm lạnh...
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, 100g hồng xiêm có tới 193mg potassium có khả năng giúp giảm huyết áp. Lượng vitamin B5, B6, B3, B1... có trong hồng xiêm giúp cho hệ thần kinh phát triển, chống mỏi mệt và giúp giấc ngủ được sâu hơn. Hồng xiêm còn là nguồn cung cấp phong phú tannin và polyphenolic - các chất có lợi cho đường tiêu hóa. Do đó giúp loại bỏ các chất thải từ dạ dày, làm sạch dạ dày, giảm tiêu chảy.
Thông tin trên trang Stycraze công nhận, trong 100g hồng xiêm chín có đến 52mg canxi, 193mg kali, cùng nhiều loại vitamin như vitamin A, B2, B3, B5, B6, C và 24g photpho. Ngoài ra, nó còn chứa polyphenol - một chất chống oxy hóa hiệu quả, có khả năng giúp cơ thể chống lại sự tấn công của virus, ký sinh trùng và vi khuẩn. Ăn 3-5 quả hồng xiêm chín mỗi ngày sẽ giúp hệ tiêu hóa làm việc trơn tru hơn và chữa táo bón tốt.
Hồng xiêm có thể chữa bệnh theo những cách nào?
Xét về công dụng trong Đông y lẫn Tây y, hồng xiêm đều có thể tận dụng làm thuốc chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe. Ngoài việc tận dụng ăn trái cây đang mùa chính vụ để thưởng thức, chuyên gia "bật mí" một số bài thuốc cực hiệu nghiệm, siêu dễ làm từ loại quả này:
- Chữa tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều đạm và mỡ: Hồng xiêm xanh 15 - 20g, đem rửa sạch rồi sắc với 200ml nước còn lại 100ml. Mỗi lần dùng 50ml, ngày dùng 2 lần. Sử dụng bài thuốc sau khi ăn 15 phút và dùng uống liên tục trong vòng 3-5 ngày. Hoặc, vỏ thân cây hồng xiêm 6-10g đem rửa sạch và sắc với 250ml nước còn 100ml. Mỗi lần uống 50ml, ngày dùng 2 lần.
Xét về công dụng trong Đông y lẫn Tây y, hồng xiêm đều có thể tận dụng làm thuốc chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe.
- Hạ thân nhiệt, lợi tiểu: 5g hạt hồng xiêm, 100g lá tre đem sắc với 450ml nước đến khi còn lại 150ml. Chia nước sắc thành 2 lần uống trong ngày và dùng khi thuốc còn nóng.
- Chữa táo bón: Ăn vài quả hồng xiêm chín (mỗi lần ăn 2 quả, ngày ăn 2 lần) liên tục trong vài ngày. Trường hợp táo bón nặng, có thể ăn 5-6 quả/ngày.
- Trị kiết lị: Vỏ cây, trái hồng xiêm xanh đem sắc lấy nước uống.
Lưu ý
Hồng xiêm dùng để tráng miệng cũng như có thể tận dụng làm thuốc nhưng cần lưu ý một số điểm quan trọng sau:
- Tránh ăn quá nhiều quả hồng xiêm còn xanh do hoạt chất tannin trong quả có thể gây táo bón.
- Ngoài ăn trực tiếp, bạn có thể dùng hồng xiêm để chế biến các món ăn giàu dinh dưỡng như mứt, sinh tố...
- Hồng xiêm chứa lượng đường khá cao. Vì vậy bệnh nhân tiểu đường nên thận trọng khi bổ sung loại quả này.
Hồng xiêm chứa lượng đường khá cao. Vì vậy bệnh nhân tiểu đường nên thận trọng khi bổ sung loại quả này.
- Không tự ý dùng các bài thuốc chữa bệnh từ hồng xiêm cho trẻ nhỏ, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện, tránh những rủi ro không đáng có.
- Có thể chữa tiêu chảy bằng hồng xiêm xanh nhưng nếu tiêu chảy đi kèm máu hoặc thêm tình trạng buồn nôn, nôn... thì có thể là dấu hiệu của bệnh lý khác, nên đi khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Đào nở hồng rực chân núi Lảo Thẩn Phìn Hồ, một trong hai thôn cao nhất xã Y Tý, huyện Bát Xát, khoác lên mình chiếc áo mùa xuân với hàng trăm cây đào bung nở. Hoa đào bung nở tô thắm dưới chân núi sau khi trải qua mùa đông giá rét và tuyết rơi tại Y Tý. Thôn Phìn Hồ nằm ở độ cao hơn 2.000 m, là thôn...