Nhận hàng tỷ đồng tiền mua vé máy bay rồi bỏ trốn
Mở đại lý cung cấp vé máy bay, Hồng được đại lý cấp cao hơn cung ứng vốn và xác định rõ đối tượng kinh doanh. Sau một thời gian làm ăn sòng phẳng, đối tượng bất ngờ bội tín khi ôm hơn 1,7 tỷ đồng bỏ trốn.
Cuối phiên xét xử sáng nay (26-5), nhận thấy cáo trạng truy tố bị cáo là có căn cứ, đúng pháp luật, nên HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội quyết định tuyên phạt Phạm Diễm Hồng (SN 1979, trú ở phố Hàng Buồm, phường Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội) 7 năm tù giam về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Bị hại là 7 cá nhân kinh doanh dịch vụ vé máy bay và thường xuyên đi lại bằng đường hàng không.
Chủ đại lý vé máy bay Phạm Diễm Hồng tại phiên tòa
Quá trình xét xử đã làm rõ, năm 2009, Phạm Diễm Hồng mở đại lý bán vé máy bay tại phố Quán Thánh, quận Ba Đình. Tháng 4-2011, Hồng chuyển địa điểm kinh doanh về phố Lý Nam Đế, quận Hoàn Kiếm. Trong thời gian này, Hồng quen biết chị Phạm Thị Hồng Ánh (trú ở quận Hai Bà Trưng) – Phụ trách Phòng vé máy bay của Trung tâm Dịch vụ khu công nghiệp Bắc Ninh.
Video đang HOT
Hợp tác làm ăn, hai bên thống nhất, phòng vé máy của chị Ánh sẽ tạm ứng tiền mua vé của Hãng hàng không VietNam Airlines theo yêu cầu của Hồng để đối tượng bán lại cho những người có nhu cầu. Tiền tạm ứng mua vé máy bay của Trung tâm Dịch vụ khu công nghiệp Bắc Ninh cho Hồng sẽ được hai bên cộng dồn và thanh toán theo tháng.
Sau một thời gian làm ăn nghiêm túc thì từ cuối tháng 3-2011 trở đi, mặc dù Hồng vẫn tiếp tục nhận tiền tạm ứng của chị Ánh, đồng thời cũng nhận tiền đặt mua vé máy bay của nhiều người, nhưng không xuất vé cho khách hàng. Khi bị chị Ánh và một số khách hàng tìm, hỏi, Hồng nhanh chóng trốn khỏi nơi cư trú. Tính đến tháng 11-2011, Hồng đã chiếm đoạt của chị Ánh gần 900 triệu đồng tiền mua vé máy bay.
Khác với chị Ánh, chị Nguyễn Thị Khánh Chi (trú ở phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng) thường xuyên đặt vé máy bay cho người thân, quen từ Hồng. Thời gian đầu, vé máy bay chị Chi đặt đều được Hồng giao trả đầy đủ. Tuy nhiên, sau một thời gian làm ăn nghiêm chỉnh, Hồng đã “ăn quỵt” 23 vé máy bay, tương ứng với hơn 165 triệu đồng của khách hàng.
Ngoài 2 bị hại nêu trên, 5 cá nhân khác cũng bị Hồng chiếm đoạt tiền cũng với phương thức nhận tiền đặt cọc mua vé máy bay, nhưng sau đó không giao vé và cũng không hoàn trả lại tiền. Tổng cộng, Phạm Diễm Hồng đã lạm dụng lòng tin để chiếm đoạt hơn 1,7 tỷ đồng của các bị hại.
Trong giai đoạn điều tra, gia đình Hồng đã khắc phục hậu quả thay cho bị cáo được gần hết số tiền đối tượng chiếm đoạt. Tại tòa, một số bị hại nhận thấy bị cáo không còn khả năng thanh toán nên không yêu cầu Hồng phải bồi thường thêm, đồng thời đề nghị tòa án giảm nhẹ hình phạt. Và đó cũng chính là một trong những lý do khiến Phạm Diễm Hồng được áp dụng mức án dưới khung hình phạt, theo quy định của luật.
Theo_An ninh thủ đô
Tháo gỡ vướng mắc cấp thị thực cho khách du lịch
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp về tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc cấp thị thực cho khách du lịch đến Việt Nam.
Ảnh minh họa
Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan xem xét, giải quyết gia hạn tạm trú cho khách đến từ các nước thuộc diện đơn phương miễn thị thực có nhu cầu tiếp tục ở lại Việt Nam du lịch quá thời hạn 15 ngày nếu có doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế bảo lãnh, quản lý khách theo chương trình du lịch do doanh nghiệp tổ chức và khách có vé máy bay khứ hồi. Thời hạn gia hạn tạm trú phù hợp với chương trình du lịch nhưng không quá 15 ngày và chỉ gia hạn tạm trú 1 lần.
Bên cạnh đó, xem xét, cấp thị thực tại cửa khẩu đối với khách du lịch đến từ các nước thuộc diện đơn phương miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam sau đó xuất cảnh sang nước thứ ba rồi quay trở lại Việt Nam cách thời điểm xuất cảnh Việt Nam chưa đến 30 ngày, nếu khách có vé máy bay xuất cảnh khỏi Việt Nam. Thời hạn thị thực phù hợp với thời hạn vé máy bay nhưng không quá 15 ngày.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế trong việc thực hiện bảo lãnh và quản lý khách du lịch gia hạn tạm trú; có chế tài xử lý nghiêm minh đối với các doanh nghiệp vi phạm theo đúng quy định của pháp luật. Cùng với đó, nghiên cứu, xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ Đề án thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch, trong đó làm rõ mô hình, nguyên tắc hoạt động, nguồn huy động, cơ chế quản lý tài chính của Quỹ.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các Bộ: Ngoại giao, Công an nghiên cứu, đề xuất mở rộng diện các quốc gia được miễn thị thực, trước hết là các nước đang là thị trường nguồn khách du lịch có tiềm năng lớn, có quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, trình Chính phủ xem xét, quyết định trong tháng 6 năm 2015.
Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thành việc nghiên cứu sửa đổi Thông tư 66/2009/TT-BTC ngày 30/3/2009 và Thông tư 190/2012/TT-BTC ngày 09/11/2012 quy định chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh theo hướng có mức thu lệ phí nhập cảnh hợp lý, bảo đảm minh bạch, thúc đẩy việc thu hút khách du lịch; báo cáo xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ trước khi ban hành Thông tư sửa đổi các thông tư này.
Hoàng Diên
Theo_Báo Chính Phủ
Nữ thủ quỹ trường học tham ô hàng trăm triệu đồng mua vé số Khát vọng mau được đổi đời, một nữ thủ quỹ trường học đã tham ô hàng trăm triệu đồng chủ yếu để mua vé số với hy vọng sẽ được trúng độc đắc. Đến khi vỡ nợ, không biết lấy chi bù đắp, nữ nhân viên thủ quỹ này đã đột ngột "mất tích" không rõ nguyên do... Ngày 21/4, Tòa phúc thẩm...