Nhận hàng loạt tin nhắn chúc Tết theo kiểu “chuyển tiếp”, chàng công sở đăng đàn than thở, dân mạng phản ứng bất ngờ
Bên cạnh nội dung, cách chúc Tết cũng phần nào thể hiện cái tâm của người chúc. Do đó, nếu không thành tâm, tốt nhất chúng ta đừng gửi nhau những lời chúc được chuyển tiếp.
Tết là dịp để người dân Việt Nam trao nhau những lời chúc tốt đẹp; nguyện cầu một năm mới dồi dào sức khoẻ, an bình, hạnh phúc cũng như đạt được nhiều thành công trong công việc cũng như cuộc sống.
Chúc Tết vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta nhiều đời truyền giữ. Tuy nhiên, song hành cùng đã phát triển của dân tộc qua nhiều năm tháng, chúc Tết cũng thay đổi ít nhiều về hình thức, không đơn thuần dừng lại ở câu nói “Chúc mừng năm mới, vạn sự như ý” thường thấy nữa.
Kỷ nguyên 4.0, người ta có thể chúc Tết nhau bằng tin những dòng tin nhắn thông qua mạng xã hội để tiết kiệm thời gian nhưng vẫn giữ lại những giá trị tốt đẹp của dân tộc. Chuyện chẳng có gì để bàn thêm nếu những tin nhắn này xuất phát từ tấm lòng cũng như sự chân thành của người chúc.
Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn tồn tại khá nhiều biến tướng của việc chúc Tết thông qua mạng xã hội trong kỷ nguyên 4.0. Đơn cử, vừa mới đây, trong một hội nhóm quy tụ đông đảo thành viên là dân công sở trên mạng xã hội, một chàng trai đã có dịp than thở khi ngày đầu năm nhận được hàng chục tin nhắn có nội dung giống nhau, đa phần được soạn sẵn theo mẫu và nhiều trường hợp còn được chuyển tiếp qua nhiều người. Bên cạnh đó, chàng công sở cũng không ngại nêu lên quan điểm về câu chuyện này:
“Hơi buồn một tí nhưng cũng không phán xét hay bất mãn gì cả. Chỉ là đầu năm mới, câu chúc Tết sao mà làm qua loa cho có mọi người ạ. Có phải càng ngày chúng ta càng lười, càng xa cách nhau vậy không . Năm mới mà, chúc Tết những người mà mình quý mến thì nên có tâm 1 chút. Chúc tất cả các bạn có 1 cái Tết an lành”.
Video đang HOT
Ngay sau khi được đăng tải cách đây chưa lâu, câu chuyện này đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo thành viên trong nhóm. Rất nhiều ý kiến bày tỏ sự đồng tình với cảm xúc của chàng công sở cũng đã được để lại bên dưới phần bình luận:
“Năm mới năm me mà, tiếc chi một lời chúc mừng chân thành mà lại gửi tin nhắn đã được chuyển tiếp như thế kia. Người ta nói làm gì cũng nên đặt cái tâm vào đó, huống hồ là ngày đầu năm mới”.
“Cũng chẳng ai ép uổng ai phải gửi nhau một lời chúc, nếu cảm thấy làm không được thì tốt nhất đừng làm. Ai lại chuyển tiếp tin nhắn và dùng nội dung theo công thức chung thế kia. Ít nhất cũng phải copy và paste để người nhận tin cảm thấy thoải mái chứ”.
“Gặp những tin nhắn chuyển tiếp thế này, mình sẽ phớt lờ mà không cần nhắn lại gì hết. Thứ gì xuất phát từ cái tâm thì mới xứng đáng nhận được hồi đáp”.
Ngoài mặt ngữ nghĩa có thể hiểu được bằng lời, chúc Tết còn chứa đựng vô vàn những giá trị tốt đẹp của dân tộc ta nhiều đời truyền giữ mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Hơn hết, việc chúc Tết nên xuất phát từ cái tâm, sự chân thành của người và người dành cho nhau.
Cho nên, nếu không thật sự thân quen và cần thiết, chúng ta có thể bỏ qua nhau trong việc chúc Tết. Còn nếu đã chúc, hãy dùng cái tâm và sự đầu tư để người được chúc nhận về sự may mắn và tài lộc.
Những dạng chúc Tết kiểu chuyển tiếp tin nhắn như trong câu chuyện mà chàng công sở chia sẻ bên trên chỉ khiến người được chúc trở nên khó xử đầu năm. Lời chúc không quan trọng bằng cách chúc, vì lẽ đó hãy tinh tế nhất có thể.
Theo Helino
Hội đồng nghiệp tới nhà chúc Tết, mẹ chồng phán một câu khiến nàng dâu công sở nín lặng
"Mình nghĩ mới mùng 2 mà đồng nghiệp dành thời gian tới chúc Tết là đã quý lắm rồi, thế mà mẹ chồng mình chỉ để ý có thế".
Đến nhà người thân, người quen đốt nén hương và gửi lời chúc Tết có lẽ là một trong những nét văn hóa tốt đẹp nhất của chúng ta dịp đầu năm mới. Tuy nhiên, xoay quanh cái văn hóa tốt đẹp này, không ít câu chuyện dở khóc dở cười đã khiến bao người phải nín lặng. Đơn cử như mới đây, một nàng công sở đã đăng đàn kể về sự việc khiến bản thân chán chả buồn nói ngay ngày mùng 2 Tết như sau:
"Mình làm dâu, nhà chồng mình tương đối đông, con cháu rất nhiều, anh chị em cũng tốt bụng chỉ riêng có bà mẹ chồng lắm lúc làm mình tức phát điên. Chuyện là hôm nay mùng 2 Tết, hội đồng nghiệp mới rủ nhau sang nhà mình chơi và chúc Tết. Đồng nghiệp đến chả lẽ chỉ ngồi uống trà, nên mình và ông xã có lấy ít đồ ăn vài lon bia mời cả bọn. Tóm lại mọi chuyện vui vẻ lắm.
Vậy mà đến lúc về, khi mình đang loay hoay dọn dẹp thì mẹ chồng mình mới bĩu môi nói "ối giời, tưởng gì, đến nhà người khác ăn uống chán chê mà chẳng biết lì xì cho bọn trẻ con". Mình nghe thấy thế buồn lắm, chẳng thèm trả lời.
Bọn trẻ con nhà chồng mình cũng lớn cả rồi, 15-16 tuổi, mà lại cả chục đứa. Trong khi đồng nghiệp mình cũng như mình, làm lương đâu có bao nhiêu, chưa kể thưởng Tết lại bèo bọt, giờ lì xì thế nào cho tử tế đây? 50k/đứa, 10 đứa mỗi người chi khoảng 500k. Lớn cả rồi, có khi lì xì 50k bọn chúng lại chê ít.
Mình nghĩ mới mùng 2 mà đồng nghiệp dành thời gian tới chúc Tết là đã quý lắm rồi, câu nệ làm gì cái chuyện lì xì đúng không mọi người?".
Là chủ đề muôn thuở từ xưa đến nay bao lần khiến mạng xã hội dậy sóng, cộng thêm với bối cảnh Tết đến xuân về, câu chuyện xoay quanh đề tài "mẹ chồng nàng dâu" trên sau khi đăng đàn ít lâu cũng vì thế mà thu hút được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng người dùng mạng.
Và với cái tính "kém duyên" khi xem Tết là cơ hội để thực hiện màn kinh doanh giúp con cháu thu lợi thông qua hình thức đổi chát: vài lon bia, đôi ba đĩa giò,... đổi lấy bao lì xì đỏ; người mẹ chồng trong câu chuyện trên đã bị dân mạng ném đá kịch liệt như sau:
"Kém duyên, ai lại đi chê trách khách quý tới nhà thăm hỏi chúc Tết chỉ vì không lì xì bao giờ. Cái tính này sau chẳng ai dám đến nhà chơi".
"May là nói sau khi hội đồng nghiệp ra về đấy, chứ nói ngay lúc mọi người đang vui vẻ thì con dâu chả biết chui vào đâu cho hết nhục. Tết rồi mà còn sân si chuyện lì xì giữa khách và bọn trẻ con, rảnh quá nhỉ?".
"Khách không thân thích đến nhà chúc Tết là quý rồi, đòi hỏi cái gì nữa. Nếu bảo đến nhà nào cũng phải lì xì thì mùa Tết này có khi chết đói. Dân công sở chẳng giàu có gì cho cam, nhà họ cũng con cháu đầy ra, mình chưa lì xì được cho bọn trẻ con đấy đồng này thì đừng đòi hỏi họ phải nhét bao đỏ vào túi con mình. Tóm lại là mẹ chồng kém duyên, kém sang".
Quả thật, giống như chúc Tết, lì xì cũng là một nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta mỗi khi xuân về. Ấy thế mà ngày nay, khi nhiều người quá câu nệ cái chuyện lì xì và xem trọng giá trị bên trong mỗi hồng bao, thì nó sẽ đánh mất ý nghĩa tốt đẹp, thậm chí còn trở thành mầm mống của những thói xấu kém duyên như người mẹ chồng trong câu chuyện trên.
Theo Helino
Đến chúc Tết nhà dì chồng thì gặp người yêu cũ, cô dâu mới điếng người vì câu mỉa: "Xài lại giẻ cũ à?", cách đáp trả ngay sau đó của chồng cô mới hả hê làm sao "Thú thật, chuyện tình duyên của em lận đận. Em có mối tình đầu dài đến 8 năm trời, từ hồi năm 1 Đại học. Vì em xác định sẽ cưới anh ấy nên trao hết tất cả rồi", nàng dâu mới tâm sự. Năm hết Tết đến, chuyện đến chúc Tết họ hàng là nét văn hóa đặc trưng ở Việt Nam....