Nhân giống để bảo tồn, vô tình lai được loài cá chưa từng tồn tại
Giống cá mới được mệnh danh là ‘Liger’ của thủy sản, chỉ sản phẩm kết hợp giữa 2 loài tưởng chừng không thể sinh sản với nhau.
Thoạt nhìn, cá tầm thìa Mỹ và cá tầm Nga là 2 loài động vật không có nhiều sự liên quan.
Cá tầm thìa chỉ được tìm thấy ở khoảng 22 bang tại Mỹ, chúng chủ yếu ăn các loài động vật phù du nhờ vào chiếc mõm rất dài được bao phủ bởi hàng nghìn thụ thể cảm giác.
Cá tầm Nga, có trứng được sử dụng làm món trứng cá muối chất lượng hàng đầu thế giới. Đây là một loài ăn thịt, thức ăn của chúng thường là các loài động vật giáp xác và cá nhỏ.
Tuy nhiên, bằng một cách nào đó mà các nhà khoa học chưa thể giải thích. Cá tầm thìa Mỹ và cá tầm Nga vừa giao phối thành công, tạo là một cá thể lai hoàn toàn mới. Đó là kết quả thụ tinh “ngoài mong đợi” của các nhà khoa học người Hungary, nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Genes ngày 6/7.
Hình dạng bình thường của cá tầm Nga (a), cá tầm thìa Mỹ (d) và các cá thể con lai của 2 loài (b và c). Ảnh: The New York Times.
Attila Mozsár, nghiên cứu viên tại Viện Nuôi trồng và Phát triển thủy sản Hungary cho biết họ đang nỗ lực nhân giống 2 loài cá trên ở điều kiện nuôi nhốt, trong bối cảnh số lượng cá giảm mạnh do săn bắt và ô nhiễm môi trường sống.
Năm 2019, các nhà khoa học đã thử nghiệm nhân giống cá tầm Nga bằng phương pháp sinh sản vô tính, họ sử dụng tinh trùng của các cá thể trong và ngoài loài để thụ tinh vào người cá tầm Nga cái.
Sau đó, ghi nhận trường hợp tinh trùng của cá tầm thìa Mỹ có phản ứng sinh học và thụ tinh thành công.
“Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ đến sự kết hợp này, nó hoàn toàn không có chủ đích”, ông Mozsár nói.
Chân dung một con cá tầm lai thành công, sống khỏe mạnh tới bây giờ. Ảnh: The New York Times.
Sau đó, cá tầm Nga mẹ đã đẻ ra hàng trăm quả trứng con lai mới, 2/3 trong số chúng sống sót và khoảng 100 con vẫn còn sống cho đến hôm nay.
Mặc dù thành công trong việc lai tạo ra một loài cá tầm mới, nhóm các nhà nghiên cứu cho biết họ sẽ không tiếp tục tạo ra thêm nhiều cá thể lai nữa.
Như sư tử hoặc con la, những cá thể lai nhân tạo thường vô sinh, chúng không có tác dụng lớn trong việc duy trì nòi giống của loài. Nếu số lượng quá đông, chúng có thể làm mất cân bằng hệ sinh thái cá hoang dã.
Cá tầm và cá tầm thìa là 2 trong những loài cá nước ngọt lớn nhất, sống lâu năm nhất và phát triển chậm nhất trên Trái Đất. Chúng cũng nằm trong danh sách những loài có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất hiện nay.
Thiên nhiên kỳ thú: Loài cá tung mình lên khỏi mặt nước hái trái cây
Nhân lúc kẻ thù không có trên cây, loài cá piraputanga tung mình khỏi mặt nước giật trái cây xuống làm thức ăn.
Cá piraputanga là một loài cá rất đặc biệt, chúng sống nhiều ở khu rừng Amazon, Brazil. Thức ăn dưới nước chủ yếu của chúng là động vật giáp xác, cá và côn trùng. Ngoài ra, loài cá này còn rất thích ăn trái cây, hoa và các loại hạt.
Loài cá đặc biệt này săn mồi trên cạn bằng cách bật khỏi nước và đớp trái cây ở vị trí gần mặt nước mà chúng đã xác định từ trước. Với những quả ở vị trí cách xa mặt nước, chúng phải mất nhiều lần "vượt cạn" mới thành công.
Sau khi nhắm trúng chùm quả mục tiêu gần mặt nước, con cá piraputanga nhảy lên, cong mình há miệng đớp chính xác chùm quả và giật mạnh nó trước khi rơi xuống nước.
Khả năng săn mồi trên cạn của cá piraputanga phụ thuộc vào độ trong của nước. Nước càng trong thì chúng càng nhìn rõ thức ăn hơn. Đây là loài cá rất khó đánh bắt. Chúng cũng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do môi trường sống bị ô nhiễm.
Cặp mèo con nhỏ nhất và hiếm nhất thế giới chào đời tại Anh Một cặp mèo con cực kỳ đáng yêu thuộc giống mèo nhỏ nhất và hiếm nhất thế giới vừa chào đời tại Anh, hiện cặp mèo con đã được 8 tuần tuổi và được mèo mẹ chăm sóc rất chu đáo. Mèo đốm gỉ có chiều dài cơ thể khi trưởng thành khoảng từ 35-48cm. (Nguồn: Porfell Wildlife Park &Sanctuary) Một cặp mèo...