Nhận đơn 22 cốc kem, nhân viên vui vẻ làm thì sững người vì câu nói tiếp theo của khách
Nhân viên thực sự đã bị đẩy vào tình huống “khóc dở mếu dở”, giờ thì chẳng biết trách ai.
“Em mới xin làm thêm ở một quán kem ngay Ngã Tư Sở, bình thường còn sớm cũng chưa có khách ngay. Nay mới 6 rưỡi 7h tối đã có anh chạy vào quán hỏi mua tận 22 cốc.
Em hỏi lại bao nhiêu cốc anh ấy vẫn bảo:
“Cho anh 22 cốc”.
Thế là em vui vẻ phấn khởi yêu đời đi làm ngay lập tức.
Làm được khoảng 8 cốc anh ấy chạy vào hỏi em xong xong chưa? Lâu thế? vợ anh gọi rồi.
Em cũng trả lời là: “Đơn nhiều cốc nên hơi lâu, anh đợi em một chút nữa”.
Video đang HOT
Anh ấy bảo: “Có 2 cốc thôi mà nhiều nhiều gì em?”
Em mới tá hoả, rõ ràng nãy đã cẩn thận xác nhận lại rồi mới làm. Thế mà nước đi ấy em vẫn không lường trước được anh ấy bị nói lắp mọi người ạ.
Làm xong 8 cốc kem rồi mới thấy anh ấy nói lắp đủ chỗ, nhưng lúc gọi đồ thì chỉ nói lắp mỗi số 2 mới đen.
Chị nào có chồng nói lắp thì đừng bắt anh ấy đi mua đồ nha. Tội bọn em lắm ạ, may mà có khách vào sau lấy dùm rồi chứ không đứa nhân viên như em ăn kem thay cơm mất”.
Hình ảnh đính kèm bài viết.
Đây là chia sẻ của một nhân viên bán kem khi nhận được một đơn hàng số lượng lớn. Trong khi đang hớn hở làm thì anh ngao ngán nhận ra khách bị nói lắp nên số lượng bị nhầm. Cuối cùng may mắn là có người khác lấy hộ anh những cốc kem còn thừa nếu không lại khổ sở để xử lý.
Dân mạng đều đồng loạt cho rằng, cẩn thận như nhân viên này mà còn gặp phải chuyện “dở khóc dở cười”. Có lẽ sau này khi mua hàng mà nhận được số lượng đặt quá lớn thì nên viết hẳn con số ra giấy hoặc hỏi đi hỏi lại nghi vấn về con số đó để tránh rơi vào trường hợp như thế.
Sinh viên xa nhà khóc nghẹn sau cuộc điện thoại của bố mẹ ở quê: Bão lũ cuốn trôi tất cả rồi...
Trận lũ lụt kéo dài ở miền Trung thời gian vừa qua đã gây ra những thiệt hại nặng nề. Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người dân ở vùng rốn lũ mà những người con xa xứ đi làm ăn xa, những cô cậu sinh viên cũng gặp nhiều khó khăn từ trận đại hồng thủy này.
Mới đây, câu chuyện về những cô cậu sinh viên miền Trung phải đối mặt với nỗi đau quê nhà bị thiệt hại do bão lũ khiến nhiều người nghẹn lòng.
Theo đó, bài viết chia sẻ hình ảnh 3 cô cậu sinh viên đang mặc trên mình chiếc áo xe ôm công nghệ kèm dòng trạng thái: ' Mạnh mẽ đến đâu rồi cũng phải có lúc ướt mi.
Hôm nay, như mọi ngày mình đến lớp học tiết 12-14. Thì có để ý 3 bạn này ngồi góc cuối của lớp, có bàn tán gì đó nhưng có vẻ không khí khá buồn. Mình cũng chẳng quan tâm lắm cho đến cuối giờ khoảng 8h40, cả 3 đều khoác lên mình chiếc áo xe ôm công nghệ, nhưng điều làm mình tò mò nhất là có một trong 3 bạn đã khóc như một đứa trẻ sau khi nghe điện thoại'.
Sinh viên phải chạy xe ôm công nghệ sau giờ học để trang trải cuộc sống
Sau khi đi theo và hỏi thăm thì người đăng tải bài viết chia sẻ rằng nhà của các bạn sinh viên trên ở miền Trung, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 8. Ở quê nhà, toàn bộ ruộng đồng, trâu bò đã bị cơn bão cuốn đi tất cả khiến cả nhà phải đi vay gạo để ăn nên không thể gửi tiền sinh hoạt lên thành phố cho con được.
Vì vậy, những bạn sinh viên này đã phải cố gắng làm thêm để có tiền trang trải cuộc sống và gửi về quê phụ giúp phần nào cho gia đình.
Hình ảnh những cô cậu sinh viên khóc nghẹn sau khi nghe điện thoại từ gia đình khiến nhiều người xót xa
Những giọt nước mắt của người con xa xứ rơi xuống khiến nhiều người nghẹn lòng, xúc động. Đó là giọt nước mắt của tình yêu thương gia đình, giọt nước mắt của trách nhiệm và cũng là sự bất lực khi chứng kiến quê nhà phải chịu đựng mất mát, đau thương do cơn lũ gây ra.
Ngay sau khi được chia sẻ trên mạng xã hội, câu chuyện lập tức nhận được sự quan tâm đông đảo từ người dân cả nước. Nhiều lời động viên được gửi tới những người con xa xứ, mong rằng họ luôn mạnh mẽ, cùng người dân cả nước đồng sức, đồng lòng hướng về và giúp đỡ người dân miền Trung trong và sau trận lũ.
Ảnh: Cao Văn Nguyễn
Hậu 'săn sale': Shipper nhộn nhịp bày trăm đơn hàng như tiệm tạp hóa, bắc cả loa gọi khách xuống nhận đồ Mới đây, những hình ảnh ghi lại cảnh các shipper 'tay xách nách mang', ngập tràn các đơn hàng ngồi chờ giao cho khách được chia sẻ trên một số diễn đàn mạng xã hội đã nhanh chóng thu hút nhiều sự chú ý. Theo đó, như thường lệ, vào mỗi mùa 'săn sale', nhiều người lại háo hức canh giờ, 'bon chen'...