Nhận định phiên giao dịch ngày 28/2: Tín hiệu hồi phục của thị trường đã khá rõ
Thị trường chứng khoán trong nước vừa trải qua tuần giao dịch với nhiều biến động do ảnh hưởng chung của thị trường tài chính thế giới bởi tác động của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina.
Tuy nhiên so với các thị trường trong khu vực thì thị trường chứng khoán Việt Nam bị ảnh hưởng không quá lớn. Nhiều tín hiệu hồi phục tích cực đã xuất hiện trong phiên giao dịch cuối tuần qua.
Nhiều tín hiệu hồi phục tích cực đã xuất hiện trong phiên giao dịch cuối tuần qua
Cùng chung với xu hướng hồi phục của các thị trường chứng khoán thế giới, thị trường chứng khoán trong nước đã có sự hồi phục khá tích cực trong phiên giao dịch cuối tuần vừa qua. Dòng tiền mạnh đã tham gia bắt đáy thể hiện tâm lý của các nhà đầu tư đã trở nên cân bằng hơn. Về mặt kỹ thuật, chỉ số VN Index đã được hỗ trợ bởi các đường MA50 và MA100. Với phiên phục hồi này, một lần nữa chỉ số lại có sự thành công khi test lại các ngưỡng hỗ trợ mạnh. Như vậy khả năng hồi phục của thị trường trong ngắn hạn vẫn được đánh giá tích cực và nhiều khả năng VN Index sẽ sớm hướng về đỉnh cũ 1.536 điểm trong tuần giao dịch tới.
Phố Wall đã có phiên bật tăng mạnh khi kết thúc phiên giao dịch thứ 6 ngày 25/2 với chỉ số DowJones tăng tới 834,92 điểm và Nasdaq tăng 221,04 điểm bất chấp các diễn biến phức tạp từ cuộc chiến giữa Nga và Ukarina. Đây là thông tin khá tích cực trong bối cảnh cuộc chiến này vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt khi đã bước sang ngày giao tranh thứ 5.
Những căng thẳng từ cuộc chiến này vẫn đang diễn biến phức tạp tại châu âu giữa Nga và Ukraina chắc chắn vẫn sẽ còn ảnh hưởng chung đến thị trường tài chính quốc tế trong đó thị trường chứng khoán Việt Nam không ngoại lệ. Tuy nhiên sự ảnh hưởng này chỉ là ảnh hưởng về mặt tâm lý, vì trên thực tế Việt Nam gần như không chịu ảnh hưởng gì về mặt kinh tế từ xung đột này.
Video đang HOT
Phiên giao dịch cuối tuần vừa qua cho thấy, tâm lý các nhà đầu tư đã ổn định trở lại, đã không còn tình trạng bán tháo và thị trường đã phát tín hiệu hồi phục trong ngắn hạn. Phiên giao dịch ngày 28/2 được nhận định thị trường sẽ tiếp đà hồi phục và chỉ số sẽ không quá khó khăn vượt qua mốc 1.500 điểm. Các nhà đầu tư cần bình tĩnh theo dõi thị trường tránh tình trạng bán tháo khi xuất hiện các thông tin tiêu cực từ cuộc xung đột Nga – Ukraina .
Điểm những nhóm ngành cổ phiếu chịu tác động từ căng thẳng Nga - Ukraine
Giới phân tích nhận định căng thẳng Nga-Ucraine tuy không ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng có những ảnh hưởng gián tiếp đến một số nhóm ngành do giá dầu tăng cao.
Khách hàng giao dịch tại Chứng khoán Bảo Việt, số 8 Lê Thái Tổ, Hà Nội. Ảnh tư liệu: Trần Việt/TTXVN
Theo ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam, căng thẳng Nga - Ukraine không thực sự ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường chứng khoán Việt Nam, bởi tính liên thông, giao thương của kinh tế Việt Nam với các quốc gia trên là không lớn, do đó các tác động tiêu cực về cơ bản chỉ là về mặt tâm lý chung của nhà đầu tư, chứ không rõ nét những ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp tới các ngành nghề cụ thể.
Còn ảnh hưởng tiêu cực về gián tiếp thì chủ yếu là thông qua giá dầu thế giới tăng cao sẽ làm cho giá nhập khẩu xăng dầu vào Việt Nam tăng theo. Các ngành nghề kinh doanh có sử dụng những mặt hàng này làm nguyên liêu đầu vào sẽ chịu chi phí cao hơn, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh các ngành như: vận tải hảng hóa, hành khách, logistics.
Nhìn rộng ra thì giá xăng, dầu nhập khẩu quá cao cũng phần nào ảnh hưởng tới lạm phát trong nước. "Tuy nhiên tôi cho rằng những ảnh hưởng từ sự kiện xung đột Nga và Ukraine sẽ chỉ là ngắn hạn, về dài hạn tình hình sẽ cải thiện khi xung đột hạ nhiệt", ông Ngọc nói.
Theo ông Ngọc, nhìn ở mặt tích cực tới nhóm ngành thì sự kiện này đã tác động trực tiếp tới giá dầu, khiến mặt hàng này tăng giá mạnh thời gian qua và gián tiếp tác động tích cực tới các nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ giá dầu tăng cao, đó là nhóm cổ phiếu ngành dầu khí, phân bón, hóa chất.
Thực tế, nhóm dầu khí đã thể hiện tích cực nhất trong tuần qua (từ 21- 25/2) với mức tăng 7,1% giá trị vốn hóa. Có thể kể đến BSR tăng 4,2%, PLX tăng 4,3%, PVT tăng 6,1%, OIL tăng 10,6%, PVD tăng 10,9%, PVS tăng 16,6%, PVC tăng tới 31,6%, PVB tăng 24,3%...
Theo số liệu của Dow Jones Market Data, giá dầu Brent tăng gần 5% trong tuần qua do căng thẳng Nga-Ukraine. Cụ thể, Khép lại cuối tuần 25/2, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng Tư ở mức 91,59 USD/thùng, giá dầu Brent Biển Bắc giao là 97,93 USD/thùng; lần lượt tăng 1,5% và 4,7% trong tuần qua.
Dù vậy ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam cho rằng, nền tảng giá dầu cao ổn định từ nhu cầu tăng khi kinh tế thế giới hồi phục mới thực sự đem lại lợi ích lớn đối với các nhóm ngành này, còn những xung đột chính trị chỉ là nhất thời và có thể sớm qua đi.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Duy Định, chuyên viên chăm sóc khách hàng cao cấp Công ty Chứng khoán MB - MBS nêu quan điểm, xung đột xảy ra ở khu vực nhỏ nên chỉ có ảnh hưởng lên giá dầu trong ngắn hạn, sau đó sẽ điều chỉnh giảm về mức hợp lý hơn. Vì vậy, nhà đầu tư mua sớm được cổ phiếu dầu khí là lợi thế. Những nhà đầu tư chưa mua cổ phiếu dầu khí nên chờ những phiên điều chỉnh để mua vào.
Ông Định cũng cho rằng, những thông tin xung quanh diễn biến căng thẳng Nga và Ukraine khiến thị trường giảm cũng là cơ hội để nhà đầu tư mua vào các cổ phiếu dòng thép, ngân hàng.
"Căng thẳng Nga và Ukraine càng cho thấy, Việt Nam hiện nay là điểm đến an toàn về chính trị để nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư", ông Định nói.
Theo ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích của Yuanta Việt Nam, nhóm ngành dầu khí sẽ hưởng lợi trực tiếp từ căng thẳng Nga - Ukraine. Giá dầu tăng sẽ thúc đẩy hoạt động khôi phục sản xuất dầu, như vậy những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dầu khí, sản xuất dầu khí sẽ được hưởng lợi.
Ở chiều ngược lại, giá xăng dầu tăng, chi phí logistics cũng sẽ tăng cao, các doanh nghiệp dệt may, thủy sản sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực, "bào mòn" lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành này.
Dưới góc nhìn của Giám đốc Môi giới Hội sở Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam, ông Huỳnh Minh Tuấn, nhận định căng thẳng Nga- Ukraine khiến giá nguyên vật liệu và giá năng lượng tăng lên, qua đó tác động tới lạm phát và đi kèm với lãi suất cùng chính sách thắt chặt tiền tệ.
Theo đó, những doanh nghiệp sử dụng nhiều năng lượng trong cơ cấu, chi phí giá thành sản phẩm sẽ khiến biên lợi nhuận bị thu hẹp. Có thể kể đến nhóm vận tải trong trường hợp này.
Bên cạnh đó, việc lãi suất và chi phí vốn tăng lên thì những doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính cao cũng sẽ bị giảm lợi nhuận. Có thể kể đến những doanh nghiệp thuộc ngành bất động sản thường sử dụng đòn bẩy rất cao. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều doanh nghiệp thuộc các ngành khác nhau trên thị trường chứng khoán sử dụng đòn bảy tài chính cao có thể bị giảm lãi.
Ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam, cho rằng, ảnh hưởng của cuộc chiến tại Ukraine đến thị trường chứng khoán Việt Nam chủ yếu là về mặt tâm lý làm nhiều nhà đầu tư lo lắng thái quá và bán tháo cổ phiếu trong phiên 24/2 tạo áp lực lên thị trường, trong khi thực tế để đo lường mức độ tác động trực tiếp của sự kiện này tới chính trị và kinh tế Việt Nam là không đáng kể.
Đó là lý do vì sao dòng tiền lớn gần như ngay lập tức đổ vào thị trường bắt đáy những cổ phiếu tốt giảm giá sâu, điều này đã giúp VN-Index hồi phục khá tích cực ngay trong phiên chiều ngày 24/2 và tiếp tục tăng điểm trong phiên giao dịch 25/2.
Trong ngắn hạn, tâm lý nhà đầu tư có thể sẽ còn thận trọng trước sự phức tạp của sự kiện trên. Tuy nhiên, về dài hạn thì nhiều khả năng sự kiê.n này sẽ ít tác động tới thị trường Việt Nam khi căng thẳng hạ nhiệt và các bên tiến tới các thỏa thuận hòa bình.
Trò chuyện với chuyên gia chứng khoán đầu năm Nhâm Dần 2022 Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua năm 2021 với nhiều kỷ lục được thiết lập và ngày càng thể hiện là kênh dẫn vốn rẻ, dài hạn cho doanh nghiệp, đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước. Gần 305 triệu cổ phiếu EVF chính thức được niêm yết giao dịch trên HOSE. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch...